Không đi tiểu được phải làm sao

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi đột nhiên xuất hiện tình trạng tiểu khó kéo dài không rõ nguyên nhân. Do đó, người bệnh thường thắc mắc tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì? Làm gì khi bị tiểu khó? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc nói trên.

1. Tiểu khó là tình trạng như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc, “tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì?” cùng MEDLATEC đưa ra nhận định thế nào là tiểu khó trước nhé.

Tiểu khó là tình trạng người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh hoặc rặn rất lâu để có thể ra nước tiểu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đi tiểu thành nhiều lần và thời gian đi tiểu có thể lâu hơn. Trung bình, một lần tiểu có thể cách nhau từ 15 - 30 phút.

Tiểu khó có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó, phổ biến nhất là với nam giới lớn hơn 40 tuổi. Các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể đang gặp phải chứng tiểu khó là:

  • Số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hoặc thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu trong thời gian ngắn.

  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu là ít. Dù đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, thay vào đó, vùng bụng dưới vẫn cảm thấy đau tức.

  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ. Đi tiểu phải rặn mạnh.

  • Có cảm giác đau hoặc buốt khi đi tiểu.

  • Trong một vài trường hợp, nước tiểu có thể xuất hiện máu kèm theo.

Tiểu khó là tình trạng xảy ra phổ biến đối nhất với nam giới trên 40 tuổi

2. Tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì?

“Tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì?” là thắc mắc hàng đầu được nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia, tiểu khó là một hiện tượng về rối loạn tiểu tiện. Trong nhiều trường hợp, đây có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý như:

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là bệnh lý về nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gây ra bởi vi khuẩn. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới. Một trong những triệu chứng bệnh lý điển hình của viêm niệu đạo chính là tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở đường tiểu.

  • Thấy đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu.

  • Với nam giới có thể xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc trong nước tiểu,

  • Xuất hiện các dịch nhầy bất thường ở âm đạo hoặc miệng sáo.

  • Cảm giác đau rát khi quan hệ với cả nam và nữ.

  • Rất khó để bắt đầu đi tiểu hoặc có cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được.

Viêm bàng quang

Tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu khó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý viêm bàng quang. Cùng với tiểu khó, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý khác như nóng rát, đau tức khi tiểu, đau vùng xương chậu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi,…

Viêm bàng quang khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng tới thận. Nhất là đối với đối tượng người bệnh là người già và trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán nhanh chóng.

Tiểu khó, tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang

Ung thư bàng quang

Dấu hiệu của ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết rõ ràng hoặc có sự tương đồng với một số bệnh lý. Tuy nhiên, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có máu, cơ thể mệt mỏi,… thì đâu hoàn toàn có thể nghi ngờ tới bệnh lý này.

Tăng sinh tuyến tiền liệt

Tăng sinh tuyến tiền liệt thường gặp phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Khi hàm lượng nội tiết tố dần bị suy giảm, các tế bào mô tại tuyến tiền liệt tăng nhanh về kích thước. Chính điều này khiến đường tiểu bị bịt và chèn ép, gây ra tình trạng tiểu khó. Người bệnh càng lớn tuổi, triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt là càng rõ rệt cùng tần suất cao hơn.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là đáp án tiếp theo cho câu hỏi “tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì?”. Thông thường, u nang buồng trứng là các khối u lành tính và không nguy hiểm tới người bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh lý thường không có triệu chứng đặc hiệu hoặc rất dễ nhầm với các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, khi xuất hiện dấu hiệu tiểu khó kéo dài kèm các triệu chứng dưới đây thì có thể là cảnh báo của u nang buồng trứng, gồm có:

  • Cảm giác đau khi quan hệ tình dục.

  • Đau tức hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới.

  • Rối loạn kinh nguyệt.

  • Đau nhiều khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra.

U nang buồng trứng thường được cảnh báo bởi các dấu hiệu như tiểu khó, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo

Các bệnh lý khác

  • Sự xuất hiện của các khối u tại tử cung, u buồng trứng, u xơ tuyến tiền liệt.

  • Sỏi thận, sỏi niệu đạo.

  • Nằm trong viêm niệu đạo rồi nên bỏ.

3. Làm gì khi bị tiểu khó?

Tiểu khó cần được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Bởi việc kéo dài tình trạng này có thể khiến người bệnh không kịp thời phát hiện các bệnh lý có liên quan hoặc làm thận bị tổn thương hoặc gây ra nguy cơ viêm nhiễm tại hệ tiết niệu.

Để dứt điểm tình trạng tiểu khó, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Do đó, việc lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Tại đây có sự hội tụ của nhiều y bác sĩ, là các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong thăm khám và điều trị các bệnh về nội tiết, hệ tiết niệu. Cùng với hệ thống trang thiết bị y tế và phương pháp điều trị hiện đại, MEDLATEC luôn cam kết mang đến dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng.

MEDLATEC - địa chỉ thăm khám tin cậy của mọi nhà

Với những thông tin nói trên, hy vọng bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi “tiểu khó là dấu hiệu của bệnh gì?”. Tiểu khó có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, khi xuất hiện tình trạng nói trên, hãy nhanh chóng thăm khám để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Để được tư vấn thêm về chứng tiểu khó hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe trực tiếp tại các chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC, khách hàng vui lòng liên hệ với hotline 1900.56.56.56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nguyên nhân của tiểu không tự chủ thực sự là các tác động dai dẳng đến thần kinh hoặc cơ. Các cơ chế thường được sử dụng để mô tả những vấn đề này là đường ra bàng quang bị trục trặc hoặc tắc nghẽn, cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức hoặc không hoạt động, rối loạn đồng vận bàng quang cơ thắt, hoặc kết hợp [xem bảng Nguyên nhân gây ra tình trạng mất kiểm soát Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thực sự

]. Tuy nhiên, những cơ chế này cũng tham gia vào một số nguyên nhân tạm thời.

Đường ra nước tiểu yếu là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu không tự chủ do stress [ho, hắt hơi, mang vác vật nặng...]. Ở phụ nữ, thường là do sự yếu của đáy chậu hoặc của mạc nội chậu. Sự yếu này thường xuất phát từ việc sinh nở nhiều qua đường âm đạo, phẫu thuật vùng chậu [bao gồm cắt tử cung], thay đổi liên quan đến tuổi tác [bao gồm viêm teo niệu đạo] hoặc kết hợp. Kết quả là, vùng nối giữa bàng quang niệu quản bị kéo tụt xuống, cổ bàng quang và niệu đạo trở nên tăng động, và áp lực trong niệu đạo giảm xuống dưới áp lực bàng quang. Ở nam giới, nguyên nhân thông thường là tổn thương cơ thắt hoặc tổn thương ở cổ bàng quang và niệu đạo sau sau khi cắt tuyến tiền liệt tận gốc.

Sự tắc nghẽn dẫn đến bàng quang giãn quá mức mạn tính, thường làm mất khả năng co bóp bàng quang; sau đó bàng quang không trống hoàn toàn, dẫn đến rỉ tràn ra ngoài. Sự tắc nghẽn cũng có thể dẫn đến sự hoạt động quá mức cơ trơn bàng quang và gây tiểu són gấp. Nếu cơ trơn bàng quang mất khả năng bị co thắt, có thể dẫn tới tiểu không tự chủ do bàng quang đầy. Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ra [ví dụ, túi thừa lớn bàng quang, sa bàng quang, viêm bàng quang, sỏi và khối u] có thể giải quyết được.

Cơ trơn bàng quang tăng hoạt là một nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu gấp không tự chủ ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân trẻ hơn. Cơ trơn bàng quang co thắt ngắt quãng mà không có lý do rõ ràng, thông thường khi bàng quang đầy một phần hoặc gần toàn bộ. Cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức có thể vô căn hoặc có thể do rối loạn chức năng trung tâm ức chế tiểu tiện ở thuỳ trán [thường do thay đổi tuổi, chứng sa sút trí tuệ, hoặc đột quỵ] hoặc tắc nghẽn đường ra. Cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức [tăng hoạt] và suy giảm khả năng co bóp là một biến thể của tiểu gấp không tự chủ đặc trưng bởi tiểu gấp, tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần , tốc độ dòng tiểu yếu Bí tiểu , bí tiểu, căng tức bàng quang, và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu > 50 mL. Biến thể này có thể tương tự như bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới hoặc tiểu không tự chủ dưới tác động stress [ho, hắt hơi,...] ở phụ nữ.

Thuật ngữ bàng quang tăng hoạt đôi khi được sử dụng để mô tả tiểu gấp [có hoặc không có tiểu không tự chủ] mà thường đi kèm với tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần và tiểu đêm.

Cơ trơn bàng quang giảm hoạt gây bí tiểu và tiểu không tự chủ do bàng quang đầy ở khoảng 5% bệnh nhân tiểu không tự chủ. Nó có thể do tổn thương tủy sống Chấn thương cột sống hoặc rễ thần kinh chi phối bàng quang [ví dụ, chèn ép tuỷ, khối u, hoặc phẫu thuật], bởi các bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thận kinh tự động, hoặc các rối loạn thần kinh khác.[xem bảng Nguyên nhân rối loạn thần kinh tự chủ Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thực sự

]. Thuốc kháng cholinergic và opioid làm giảm đáng kể sự co bóp của cơ trơn bàng quang; những loại thuốc này tạm thời là những nguyên nhân phổ biến Cơ trơn có thể trở nên không hoạt động ở những người nam giới bị tắc nghẽn đường ra mãn tính vì cơ trơn bàng quang bị thay thế bởi tổ chức xơ và mô liên kết, làm cho bàng quang không thể rỗng được ngay cả khi tắc nghẽn đã được giải quyết. Ở phụ nữ, sự giảm hoạt của cơ trơn bàng quang thường vô căn. Ít trường hợp cơ trơn bàng quang yếu trầm trọng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Sự yếu như vậy không gây tiểu không tự chủ nhưng có thể làm phức tạp điều trị nếu các nguyên nhân khác của tiểu không tự chủ cùng tồn tại.

Mất đồng vận cơ trơn bàng quang cơ thắt [mất sự phối hợp giữa co thắt bàng quang và giãn cơ thắt niệu đạo ngoài] có thể gây tắc nghẽn đường ra, hậu quả là nước tiểu trào ra không kiểm soát được. Chứng rối loạn đồng vận thường do tổn thương tủy sống làm gián đoạn đường đi tới trung tâm tiểu tiện ở cầu não, nơi điều hợp sự giãn cơ thắt và sự co bàng quang. Thay vì giãn khi bàng quang co lại, cơ vòng co lại, làm tắc nghẽn đường ra của bàng quang. Chứng rối loạn đồng vận gây ra các bè xơ bàng quang nặng, túi thừa, sự biến dạng hình "cây thông giáng sinh" của bàng quang, ứ nước thận, và suy thận.

Suy chức năng [ví dụ như suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, giảm sự khéo tay, các rối loạn phối hợp, thiếu động lực], đặc biệt ở người cao tuổi, có thể góp phần dẫn đến tiểu không tự chủ thực sự nhưng hiếm khi là nguyên nhân gây ra nó.

Video liên quan

Chủ Đề