Kiểm tra giữa kì online như thế nào

Một tiết học giáo dục công dân của học sinh lớp 12B2 Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM. Ngoài những học sinh học trực tiếp, học sinh không đến lớp được sẽ học trực tuyến - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đa số phụ huynh có con học THCS, THPT ở TP.HCM đều bày tỏ sự không đồng tình với chủ trương này. "Từ đầu năm học đến nay, con tôi học trực tuyến. Bây giờ đến cuối học kỳ lại yêu cầu học sinh đến trường thi trực tiếp là không phù hợp. Các cấp quản lý đã cho học sinh học trực tuyến tại sao lại không cho các cháu thi trực tuyến?" - bà Thu Nga, có con học lớp 9 ở quận Bình Thạnh, đặt câu hỏi.

Những băn khoăn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều phụ huynh còn cho biết do học trực tuyến nên các thầy cô giáo không yêu cầu học sinh phải trả bài, dò bài. Sau mấy tháng trời các em học hành theo kiểu nhẹ nhàng, giờ bắt làm bài kiểm tra trực tiếp thì làm sao có thể học kịp một khối lượng kiến thức lớn của cả học kỳ? 

"Chưa kể việc đến trường trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì tâm lý học sinh cũng phải được quan tâm. Tôi đoán sẽ có em quá lo lắng mà không thể làm bài tốt" - chị H., phụ huynh lớp 8 đồng thời cũng là giáo viên ở TP Thủ Đức, phân tích.

Các phụ huynh còn nêu ra hàng loạt khó khăn. Anh Nguyễn Văn Hồng, phụ huynh ở huyện Bình Chánh, nói: "Con tôi hiện đang kẹt ở tỉnh chưa thể về TP.HCM. Vậy làm sao cháu có thể đến trường làm bài thi trong tháng 1-2022?".

Khác với phản ứng của đa số phụ huynh, các em học sinh lại có ý kiến trái chiều. "Nếu hỏi chúng em rằng thích kiểm tra trực tiếp hay trực tuyến thì chắc chắn chúng em sẽ trả lời là thích kiểm tra trực tuyến hơn. Vì từ đầu năm học đến nay, chúng em đã từng làm một số bài kiểm tra trực tuyến. Nói chung là đề dễ nên cũng dễ lấy điểm. Học sinh lại được ngồi ở nhà làm bài nên rất thoải mái. 

Tuy nhiên, em cho rằng việc kiểm tra trực tiếp sẽ tốt hơn đối với học sinh vì đánh giá lực học của học sinh chính xác hơn. Riêng đối với khối 12 thì việc kiểm tra trực tiếp còn mang ý nghĩa tập dượt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới nữa" - Trần Kim Châu, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3, chia sẻ.

Nhà trường chủ động

Nói về phản ứng của phụ huynh đối với chủ trương cho học sinh làm bài kiểm tra trực tiếp, hiệu trưởng một trường trung học ở quận 1 giải thích: "Kiểm tra theo hình thức nào thì nội dung chương trình học tập của học sinh vẫn như nhau. Phụ huynh phản ứng vì họ lo ngại khi kiểm tra trực tiếp nhà trường sẽ ra đề khó hơn kiểm tra trực tuyến. Và như thế con em họ sẽ khó đạt được điểm cao".

Em Phạm Hải Khang, học sinh lớp 9A2 Trường THCS Thanh Đa, quận Bình Thạnh, tâm sự: "Nhiều người nói rằng kiểm tra online rất khó xác định độ trung thực của học sinh. Em thấy cũng có phần đúng. Đợt vừa qua khi làm bài kiểm tra online, Trường Thanh Đa đã ra một số đề mở khiến chúng em rất thích thú. Em mong đề kiểm tra cuối học kỳ 1 lần này nhà trường sẽ cho ra đề mở ở nhiều môn hơn. Ngoài ra em cũng mong đề kiểm tra lần này đừng quá khó vì chúng em học trực tuyến thì chỉ học ở mức cơ bản".

Trước những thắc mắc, băn khoăn của phụ huynh, học sinh, ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: "Các nhà trường THCS, THPT sẽ chủ động thực hiện đợt kiểm tra cuối học kỳ 1. Trong đó nhà trường có thể ra đề chung cho toàn khối hoặc giao cho giáo viên bộ môn tự ra đề kiểm tra ở những lớp mình phụ trách. 

Sở GD-ĐT TP đã có hướng dẫn là không kiểm tra những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra đối với các nội dung tinh giản và các nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm... Hình thức, cấu trúc đề kiểm tra như tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp với tự luận, tỉ lệ các mức độ câu hỏi... cũng sẽ do hiệu trưởng các trường tự quyết định".

Ông Nguyễn Văn Hiếu [giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM]: Học đến đâu thi đến đó

Thời gian các trường THCS, THPT tổ chức kiểm tra cuối học kỳ 1 trực tiếp từ ngày 10 đến 22-1-2021. Khi học sinh đi học lại, các trường sẽ dành khoảng 2 tuần để ôn tập, củng cố cho học sinh trước khi kiểm tra cuối học kỳ.

Đề kiểm tra sẽ ra theo hướng học sinh học đến đâu kiểm tra đến đó, mức độ học tập trong thời gian học trực tuyến như thế nào thì mức độ khó trong đề kiểm tra cũng sẽ như thế. Tức là học sinh học online ở mức cơ bản các trường cũng sẽ ra đề kiểm tra ở mức cơ bản. Đối với các trường hợp học sinh chưa thể đến trường học tập trực tiếp và làm bài kiểm tra, các trường sẽ linh động cho các em làm bài kiểm tra sau ngày 22-1.

HOÀNG HƯƠNG

Trong tình hình dịch Covid - 19 đang có diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

Trước tình trạng này, có khá nhiều gia đình lo lắng việc học sinh sẽ gian lận để đạt điểm cao, làm đẹp hồ sơ xét tuyển vào một số trường điểm ở lớp 6. Có phụ huynh cho rằng năm ngoái nhiều trường đã kiểm tra học kỳ II bằng hình thức trực tuyến, nếu việc học trực tuyến kéo dài, hiện nay chuẩn bị kiểm tra giữa kì I, sắp tới kiểm tra cuối kỳ lớp 5 nữa. Như vậy, nếu có tình trạng học sinh gian lận thì sẽ rất bất công với học sinh làm bài bằng năng lực thật.

Cô Nguyễn Thị Hoa - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Tiểu học Dịch Vọng A [quận Cầu Giấy, Hà Nội]. Ảnh: NVCC.

Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô Nguyễn Thị Hoa - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Tiểu học Dịch Vọng A [quận Cầu Giấy, Hà Nội], cô Hoa cho biết:

“Trong thời điểm hiện nay, việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trực tuyến là hình thức hữu hiệu nhất, và ở Trường Tiểu học Dịch Vọng A chúng tôi đã thực hiện rất thành công từ kì thi cuối học kì II của năm học trước và cũng đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía phụ huynh học sinh.

Để đảm bảo công tác an toàn, chuẩn xác và công bằng cho học sinh khi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, tôi nghĩ rằng rất cần sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Về phía nhà trường, trước khi tổ chức kiểm tra, chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến phụ huynh học sinh về tình trạng trang thiết bị, máy tính,… của từng gia đình, về thời gian thuận lợi nhất mà phụ huynh có thể đáp ứng được, cùng hỗ trợ các con để tiến hành kiểm tra trực tuyến.

Trên cơ sở khảo sát đó, ban giám hiệu nhà trường đã họp và xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tuyến cụ thể, chi tiết, đồng thời thông báo đến các tổ chuyên môn và giáo viên trong toàn trường cùng tiến hành thực hiện. Phía nhà trường đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất đường truyền Internet, cơ sở vật chất.

Một điểm rất quan trọng mà theo tôi rất ít trường làm được, đó là tại các phòng tin học của nhà trường luôn có ban giám hiệu cùng đội ngũ kĩ thuật sẽ tiến hành giám sát trong suốt thời gian diễn ra kiểm tra để đảm bảo sự công bằng của các em học sinh, vấn đề này luôn được chúng tôi quan tâm hàng đầu.

Do đặc điểm sĩ số học sinh trong một lớp khá đông, nên khi tiến hành kiểm tra theo hình thức trực tuyến, chúng tôi đã tiến hành tách một lớp ra 2 phòng, thi cùng thời gian, cùng mã đề. Để đảm bảo được việc giám sát, công bằng, mỗi phòng thi có 2 giám thị. Việc chấm điểm được tiến hành chấm chéo giữa các lớp trong khối, và trông thi cũng như vậy”.

Luôn lường trước các tình huống

Theo cô Hoa: “Với những tình huống bất thường lỗi kĩ thuật, mất điện, lỗi đường truyền, học sinh ốm,... dẫn đến các con không vào được phòng thi, nhà trường sẽ tổng hợp lại và tổ chức cho các con thi bù ngay sau đó với mã đề khác.

Với những học sinh có kết quả kiểm tra “bất thường”, ban giám hiệu sẽ rà soát lại, kết hợp việc đánh giá của giáo viên trong từng tháng, và nếu kết quả kiểm tra “bất thường” thì nhà trường sẽ tổ chức cho các con kiểm tra lại để đánh giá sát về năng lực học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các học sinh

Trong những kì kiểm tra như vậy, các khối trong trường sẽ được tách ra thi riêng từng ngày, mỗi ngày thi một khối và chỉ tổ chức thi một môn nhằm đảm bảo tiến độ, cũng như giám sát chặt chẽ. Đồng thời chúng tôi cũng tính toán, chọn thời điểm kiểm tra trong ngày vào khung giờ ít người truy cập mạng nhất, thuận tiện cho phụ huynh có thể có mặt để hỗ trợ các con.

Về nội dung ra đề, chúng tôi bám sát chỉ đạo chuyên môn của Sở và Phòng Giáo dục hướng dẫn ra đề sao cho phù hợp với học sinh trong thời điểm đó. Dựa trên chương trình học, nhà trường đã xây dựng “ma trận” đề kiểm tra, căn cứ trên tình hình thực tế của nhà trường để ra đề thi phù hợp, linh hoạt, làm sao để không tạo áp lực, căng thẳng lên học sinh và phụ huynh các con.

Cho đến nay, nhà trường đã tổ chức được kì thi kết thúc học kì II của năm học trước, chúng tôi đã đúc kết, rút kinh nghiệm và sắp tới là tổ chức kiểm tra giữa kì I của năm học này. Việc kiểm tra giữa kì lần này nhà trường chỉ áp dụng cho các con học sinh khối 4, khối 5 với hai môn Toán và Tiếng Việt theo quy định. Các môn còn lại được đánh giá bằng nhận xét dựa vào cả quá trình học tập để đánh giá học sinh. Hiện nay, các con học sinh khối 3 - 4 và 5 được đánh giá theo Thông tư 22. Các con khối 1 và 2 được đánh giá theo Thông tư 27.

Kì thi cuối học kì II năm học trước, nhà trường đã tổ chức kiểm tra bằng hình thức trực tuyến cho tất cả học sinh toàn trường từ khối 1 đến khối 5, có thể nói kì thi đó rất thành công và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía phụ huynh học sinh”.

Theo cô Hoa: “Với những tình huống bất thường lỗi kĩ thuật, mất điện, lỗi đường truyền,… dẫn đến học sinh không vào được phòng thi, nhà trường chúng tôi sẽ tổng hợp lại tổ chức cho các con kiểm tra sau với mã đề khác.Ảnh: NVCC.

Cô Hoa chia sẻ: “Để có được kì thi bằng hình thức trực tuyến đạt chất lượng cao, không thể không nói đến sự đóng góp của các giáo viên chủ nhiệm. Từ kế hoạch của nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch ôn tập để phù hợp với năng lực học sinh trong lớp, đồng thời bám sát kế hoạch nhà trường, đồng thời họp với phụ huynh học sinh để phổ biến nội quy về kiểm tra định kì, hướng dẫn cha mẹ học sinh về kĩ thuật, vào đường link, chụp và nộp bài thi của các con,…

Với từng lớp học, giáo viên chủ nhiệm đều tiến hành lắng nghe, lấy ý kiến phụ huynh để có những điều chỉnh thích hợp. Ví dụ, đối với lớp có học lực chưa tốt, phụ huynh yêu cầu kiểm tra thử và hướng dẫn kĩ hơn,…Theo tôi, việc thi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến sẽ phải mất rất nhiều công sức của thầy cô, phụ huynh và các con, nhưng về chất lượng, sự công bằng của kì thi thì không có gì thay đổi so với thi trực tiếp.

Để hoàn toàn chủ động, chúng tôi cũng đã chuẩn bị 2 đường truyền Internet tốc độ cao tại trường, và cũng đã tính đến phương án nếu như những học sinh nào chưa có đủ thiết bị, hoặc đường truyền tại nhà quá thấp thì hoàn toàn có để đến phòng tin học của trường để thực hiện làm bài kiểm tra, nhưng cũng rất may là không có trường hợp nào phải đến trường như vậy. Ngoài ra, nếu đường truyền tại nhà trường gặp tình huống bất thường, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sim 4g để hoàn toàn có thể chủ động về mạng khi kì kiểm tra diễn ra”.

Cũng về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô Ngô Phi Khanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung tự. Cô Khanh cho biết: “Nhà trường đang chờ hướng dẫn cụ thể của các cấp quản lý về việc kiểm tra giữa kỳ. Tuy nhiên, để chủ động, trường đã chuẩn bị các phương án kiểm tra trực tuyến, trong đó đề kiểm tra được xây dựng để làm sao cho thuận tiện, phù hợp giúp học sinh dễ dàng thực hiện.

Với học sinh tiểu học, sẽ chỉ kiểm tra môn Toán - Tiếng Việt của lớp 4 và 5, không áp dụng kiểm tra giữa kỳ với lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Hiện nay chúng tôi đã chủ động lên phương án kiểm tra online qua phần mềm công nghệ thông tin, cũng chia phòng, chia ca, có ban giám hiệu và các thầy cô giám sát theo từng phòng. Do đã làm quen với cách thức kiểm tra định kỳ, và học sinh đã có một thời gian học online từ đầu năm nên không có khó khăn gì.

Với sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh, tinh thần tự giác của học sinh, cùng với sự tận tình nhiệt huyết trong giảng dạy của các giáo viên, chúng tôi tin việc kiểm tra giữa kỳ sẽ diễn ra thuận lợi, đảm bảo khách quan, trung thực. Chúng tôi luôn đặt niềm tin vào học sinh và phụ huynh…”.

Tùng Dương

Video liên quan

Chủ Đề