Kinh doanh nhà nghỉ có phức tạp không

79,122 | Thứ hai, 28/11/2022, 07:00 [GMT+7]

Kinh doanh nhà nghỉ là xu hướng lựa chọn của nhiều chủ đầu tư trong thời gian gần đây. Dù lợi nhuận cao nhưng tồn tại không ít rủi ro khiến nhiều người băn khoăn “kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?”.

Kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?

Chúng ta đều biết, muốn kinh doanh nhà nghỉ thì người chủ cần đầu tư một số vốn khá lớn ngay từ ban đầu. Các chi phí để xây dựng/cải tạo nhà nghỉ, trang trí nội thất, thuê nhân viên, chi phí marketing,… là rất tốn kém. Chính vì vậy, thời gian thu vốn của một dự án kinh doanh nhà nghỉ/khách sạn bình dân cũng không phải là quá sớm. Tuy nhiên, một khi đơn vị đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, được người dùng biết đến thì lợi nhuận của ngành kinh doanh nhà nghỉ lại rất hấp dẫn.

Do đó, để trả lời được câu hỏi “Kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?”, chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Tại sao nhiều người cùng kinh doanh, làm ăn trong một lĩnh vực mà có người thì thành công, người lại thất bại. Vậy bí quyết sống sót và thành công khi dấn thân vào con đường kinh doanh nhà nghỉ khách sạn là gì? Chúng tôi sẽ bật mí cách để kinh doanh nhà nghỉ có lãi ngay sau đây.

“Kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?” là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư

Cách kinh doanh nhà nghỉ có lãi

Dưới đây là những gợi ý để công việc kinh doanh của bạn suôn sẻ hơn và trở nên “có lãi”.

Chọn vị trí phù hợp để đầu tư xây dựng nhà nghỉ

Nhà nghỉ thường được xây dựng ở các vị trí giao thông thuận tiện cho việc đi lại và lưu trú, vùng trọng điểm du lịch hoặc trung tâm. Ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn thì đa số khách du lịch còn muốn di chuyển đến các điểm vui chơi, du lịch nổi tiếng một cách nhanh chóng. Có thể nói, việc có một vị trí thuận lợi sẽ mang đến rất nhiều lợi thế cạnh tranh cho chủ đầu tư khi bắt đầu.

Kinh doanh nhà nghỉ phải chọn vị trí phù hợp.

Xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định tuổi tác, khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn thiết kế được một nhà nghỉ phù hợp với yêu cầu khách hàng, đồng thời sẽ có những chiến lược tiếp cận khách hàng thông minh và phù hợp hơn.

Đầu tư nội thất bên trong phòng

Tiện nghi nội thất bên trong phòng cần được thiết kế theo từng đối tượng khách hàng và tùy vào loại phòng: phòng đơn, phòng đôi, phòng dành cho gia đình. Giữa các phòng cũng nên có sự khác biệt để tạo sự đa dạng, giúp khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình.

Tiện nghi nội thất trong nhà nghỉ.

Có chiến dịch Marketing bài bản để thu hút khách hàng

Khi một nhà nghỉ mới đưa và kinh doanh tất nhiên sẽ không có nhiều khách hàng biết đến. Vì vậy nên việc cần làm chính là lập nên một chiến dịch Marketing giúp giới thiệu nhà nghỉ của mình đến khách hàng đang có nhu cầu lưu trú. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các kênh và trang mạng xã hội như Facebook, Tripadvisor, Booking, Agoda, Luxstay,… để truyền thông một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp

Nhân tố con người luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Kinh doanh nhà nghỉ cũng vậy, quản lý và nhân viên giỏi có thể làm hài lòng khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tại nhà nghỉ. Đảm bảo cho khách hàng có sự trải nghiệm tốt nhất chính là cách truyền thông hiệu quả để họ giới thiệu cho những người xung quanh, đánh giá tốt trên mạng xã hội và quay trở lại vào những lần tiếp theo.

Kinh doanh nhà nghỉ đã và đang là một loại hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Thế nhưng việc tồn tại không ít rủi ro và hệ lụy trong quá trình kinh doanh nhà nghỉ khiến mọi người còn phân vân khi đầu tư vào. Có thể khẳng định rằng kinh doanh nhà nghỉ mang lại lợi nhuận cao, nhưng không phải ai cũng có thể thành công nếu chưa hiểu biết rõ về ngành nghề này và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Từ những điều chia sẻ ở trên bạn có thể hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh đầy tiềm năng này. Hơn cả là có thể trả lời được cho câu hỏi “kinh doanh nhà nghỉ có lãi không?”. Chúc bạn có lựa chọn phù hợp và thành công khi đặt chân vào kinh doanh.

Nhà nghỉ, khách sạn cần có những thiết bị sau:

Sau nhiều năm tích cóp vợ chồng tôi đang có một số vốn kha khá, tôi đang tính xây khách sạn, nhà nghỉ, nhưng không biết có nên kinh doanh khách sạn hay không? Với kế hoạch này tôi cũng đã hỏi ý kiến của nhiều người, đa số đều ủng hộ với quyết định của tôi, nhưng vợ thì có vẻ còn lo lắng và chưa ủng hộ ý kiến của tôi lắm.

Anh Hùng, Yên Bái

“Một vốn bốn lời” là cụm từ được nói nhiều khi đề cập tới việc kinh doanh khách sạn. Do đó ngành này đang trở nên thịnh hành trong những năm gần đây vì lợi nhuận “khủng”. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn cũng mang lại nhiều bất cập nhất định trong quá trình xây dựng và các thủ tục rắc rối cũng như nhiều hệ lụy trong quá trình kinh doanh khiến cho nhiều chủ đầu tư đau đầu trong việc lựa chọn có nên kinh doanh khách sạn hay không.

Với câu hỏi của bạn, Sapo xin đưa ra một số tiêu chí giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, mong rằng sau khi đọc xong bạn sẽ tự giải đáp được cho mình câu hỏi: Kinh doanh khách sạn nên hay không?

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhiều vốn và kiên trì

Vốn cho việc thuê địa điểm

Khách sạn thường phải được xây dựng ở các vị trí đẹp, giao thông thuận tiện nhằm cho khách hàng có thể dễ nhận ra và đi lại dễ dàng trong quá trình sử dụng. Việc đầu tư địa điểm ở các vị trí đẹp luôn đòi hỏi một lượng tiền rất lớn để thuê hay mua mặt bằng.

Nhà đầu tư cần xem xét kĩ vì việc kinh doanh khách sạn là một đầu tư mang tính chất dài hạn và tốn kém trong khi việc thay đổi địa điểm là gần như không thể. Chính vì những yêu cầu trên, nên kinh doanh khách sạn luôn phải chi ra một số tiền khá lớn trong việc quyết định thuê địa điểm nhất là những vùng trọng điểm như khu du lịch nổi tiếng hay các trung tâm thành phố lớn.

Có nên kinh doanh khách sạn hay không?

Chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng

Ngay sau khi đã quyết định được địa điểm, chi phí cho việc xây dựng cần được nhà đầu tư chú ý tới. Việc đảm bảo đủ vật liệu và duy trì được dự án cũng như chất lượng phải đảm bảo. Việc đầu tư này cũng cần kiểm tra kĩ lưỡng để tránh các bất cập trong xây dựng nhằm chắc chắn chất lượng lâu dài của khách sạn.

Chi phí duy trì khách sạn

Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư phải tiếp tục chi một khoản lớn cho việc duy trì hoạt động của khách sạn. Khoảng thời gian đầu của khách sạn luôn sẽ là thời gian vắng khách khiến cho thu nhập cho chủ đầu tư không đảm bảo trong khi họ vẫn phải chi ra một số tiền lớn hàng tháng như trả lương nhân viên, các hóa đơn điện, nước, gas, điện thoại…

Việc có được lượng khách hàng tối thiểu hàng tháng cần một thời gian dài sau khi hoạt động. Do đó, khi kinh doanh khách sạn cần phải kiên trì trong việc thu lại vốn. Có rất nhiều nhà đầu tư không thể tiếp tục kinh doanh khách sạn sau một thời gian vì không còn đủ vốn chi trả cho chi phí hàng tháng.

Thời gian thu hồi vốn lâu, lãi suất tăng cao

Để có thể xây dựng được một khách sạn, nhà đầu tư có thể sẽ phải đi vay một khoản lớn từ ngân hàng và chịu một số tiền lãi khổng lồ mỗi tháng. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được mỗi tháng lại rất nhỏ so với số tiền mà họ bỏ ra, việc đó có thể gây ra áp lực lớn cho các nhà đầu tư.

Địa điểm kinh doanh có thực sự phù hợp

Có nên kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hay không?

Những khu vực nào phù hợp

Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng luôn là một bài toán khó vì đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ lưỡng và tỉ mỉ của các nhà nghiên cứu thị trường trước khi quyết định vị trí thuê mặt bằng kinh doanh.

Thường các vị trí như khu du lịch nổi tiếng hay các thành phố đông đúc, các khu vực nhiều hoạt động như: hội nghị, tiệc cưới, sự kiện lớn nhằm có một lượng khách hàng nhất định. Sau khi lựa chọn được vùng kinh doanh thì cần khảo sát thị trường ở đó như thế nào, liệu nó có cần một khách sạn đặt ở đó hay không?

Có thể địa điểm đó là nơi du lịch ngắn ngày, các sự kiện nhỏ không cần phải ở lại hay họ không sẵn sàng chi trả cho việc ở một khách sạn thay vì họ có thể nghỉ lại ở một nhà nghỉ bình dân.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên phân tích xu hướng phát triển của địa điểm đó, liệu trong thời gian tới ở đó ngành khách sạn có phát triển được hay không? Các cơ hội mà khi kinh doanh khách sạn ở đó nhận được cũng như các thách thức mang lại.

Tình hình cạnh tranh ở đó

Liệu vị trí mà chủ đầu tư hướng tới đã có nhiều khách sạn ở đó chưa? Khách sạn của mình có đủ khả năng để cạnh tranh với các khách sạn khác hay không? Khách sạn của mình sẽ lựa chọn chiến lượng người dẫn đầu hay kẻ theo sau? Nếu như không đủ khả năng để cạnh tranh ở đó thì nên cân nhắc có nên xây dựng ở vị trí đó không.

Những bất cập trong kinh doanh khách sạn

Các thủ tục, giấy tờ trong việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Khâu xin giấy phép của việc kinh doanh khách sạn cũng là một vấn đề nan giải nếu thiếu hiểu biết thực tế. Việc xin giấy phép ở các ban ngành có liên quan sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức vì đây là ngành kinh doanh khá nhạy cảm. Khu vực định kinh doanh liệu có gây khó khăn trong việc xin giấy tờ?

Do đó, khi quyết định kinh doanh khách sạn cần phải tìm hiểu kĩ các thủ tục để tránh gặp rắc rối trong quá trình kinh doanh.

Các vấn đề trong việc quản lí

Kinh doanh khách sạn luôn luôn là một loại hình khó trong việc quản lí. Chủ đầu tư luôn phải đặt ra nhiều câu hỏi như: cần bao nhiêu người để quản lý đủ số phòng? Cần gì ở người quản lí? Tư chất của họ có tốt không, trung thực và biết cách đối xử với nhân viên và khách hàng hay không? Làm sao để nhà đầu tư biết được số khách ra vào hàng ngày cũng như làm sao để biết nhà quản lí không bớt xén trong việc thu tiền…

Ngoài ra, nhiều khách hàng sau khi nghỉ lại, họ không đủ khả năng chi trả khi trả phòng thì nhà quản lí phải xử lí thế nào? Vì thế việc lựa chọn nhà quản lí luôn cần phải kĩ lưỡng.

Các vấn đề về phòng ốc và giá cả

Trên thị trường khách sạn bây giờ có rất nhiều loại từ 0 sao tới 5 sao, do đó việc lựa chọn thiết bị trong phòng luôn cần cân nhắc [cao cấp, trung cấp hay bình dân]? Trong quá trình khách sử dụng gây ra thiệt hại về phòng thì sẽ được xử lí như thế nào? Ngoài ra, giá cả từng phòng sao cho hợp lí, nên dựa theo chi phí hay theo đối thủ cạnh tranh để tính giá, có nên thay đổi giá theo mùa, đợt lễ hay không?

Các tệ nạn xã hội

Một tình huống "muôn thuở" mà rất nhiều khách sạn gặp phải là tình trạng các tệ nạn xã hội [mại dâm, ma túy, đánh bạc] tìm tới không gian riêng tư mỗi phòng khách sạn.

Mỗi khi các vụ việc này xảy ra tại khách sạn, không chỉ tối tượng bị phạt mà cả chủ khách sạn cũng sẽ bị liên quan. Mức độ sẽ là bị phạt hành chính, thu hồi giấy phép, hoặc đóng cửa cơ sở, tùy theo khả năng "xoay xở" của chủ khách sạn. Không những thế, điều này còn có thể làm mất hình tượng mà khách sạn đang cố xây dựng.

Sau những vấn đề mà nhà đầu tư phải nghiên cứu kĩ lưỡng cũng như các bất cập khi kinh doanh khách sạn mà bạn sẽ gặp phải. Việc quyết định kinh doanh cần được cân nhắc, nâng lên đặt xuống, do đó bạn cần đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của bạn, cơ hội thách thức mà bạn phải đối mặt để lựa chọn có nên kinh doanh khách sạn hay không?

Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề