Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp trung

Đảm nhiệm trọng trách quản lý và lãnh đạo đội nhóm, nhà quản lý cấp trung của mọi doanh nghiệp tổ chức cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, các công ty cần chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng quản lý cấp trung. Vậy một nhà quản lý cấp trung cần có những kỹ năng gì để làm tốt công việc của mình và có cơ hội thăng tiến trong tương lai, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

QUẢN LÝ CẤP TRUNG LÀ GÌ?

Quản lý cấp trung bao gồm các nhà lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp. Bộ phận này là những người trung gian giúp liên kết giữa các nhà quản lý cấp cao với nhân viên cấp dưới. Như vậy, nhà quản lý cấp trung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và triển khai các chiến lược của doanh nghiệp.
Thông thường, trong các doanh nghiệp, nhà quản lý cấp trung thường là những người nắm giữ chức vụ như trưởng phòng, phó phòng, giám đốc phân xưởng hay tổ trưởng…

Vậy quản lý cấp trung sẽ đảm nhận những nhiệm vụ gì?

Đầu tiên, nhà quản lý cấp trung sẽ là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức, triển khai và thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các cán bộ cấp cao đối với nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, họ còn được coi là cầu nối liên lạc giúp truyền đạt thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới. Đồng thời họ cũng là người nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của họ.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cấp trung còn có vai trò trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc trong bộ phận. Theo đó họ phải là người nắm rõ nhất mục tiêu, tiến độ và cách thức triển khai công việc có hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm tất cả về mảng công việc mà họ đảm nhiệm trong tổ chức. Hơn nữa, họ sẽ là người quản lý và phân công từng nhiệm vụ công việc cho các nhân viên trong bộ phận quản lý. Điều này phải đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc là tốt nhất.Ngoài những vai trò trên, các nhà quản lý cấp trung còn có vai trò lãnh đạo, hay vai trò như một khách hàng, một nhà cung cấp thông tin hoặc là người đồng hành, tư vấn, tham mưu…

KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO MỘT NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG

Các doanh nghiệp nhận định rằng, kỹ năng của các nhà quản lý cấp trung có thể phát triển hoặc phá vỡ sự vận hành của công ty. Do đó, việc đào tạo đầy đủ là điều thiết yếu để tăng tính hiệu quả và cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng bạn có thể vượt qua được những thử thách của vị trí quản lý cấp trung trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, hãy tích lũy những kỹ năng cần thiết dưới đây!

1. Suy nghĩ và hành động một cách có hệ thống

Để làm được điều này, bạn cần phải mở rộng tầm nhìn của bạn, nhìn thấy quy luật trong các mối quan hệ và quy trình cũng như cách đối phó với những bất ổn và đưa ra các quyết định mang tính doanh nghiệp. Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, nếu không, bạn có thể bị quá tải trong công việc, và nghi ngờ về khả năng, tác động và thành công của mình.

Điều này đòi hỏi sự tự chủ và rõ ràng. Bạn cần có sự thấu hiểu và cảm thông cho những người khác – nhưng bạn không thể để những tác động của mọi người cho phép bạn mất tập trung.

2. Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Khả năng giao tiếp, ứng phó và thực hiện thay đổi là kỹ năng cơ bản của các nhà quản trị cấp trung. Họ thường là người kiểm soát phản ứng của nhân viên đối với việc thay đổi môi trường làm việc để đưa ra sự động viên cần thiết giúp việc thay đổi được diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, họ còn được đào tạo bài bản để giúp nhân viên chuẩn bị tinh thần và có khả năng xử lý quá trình thay đổi của môi trường làm việc.

3. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng thiết yếu của mọi lãnh đạo, đòi hỏi khả năng suy nghĩ rõ ràng và thể hiện ý tưởng cũng như truyền đạt thông tin cho nhiều người. Giao tiếp hiệu quả còn thể hiện ở khả năng lắng nghe, đặt câu hỏi, sắp xếp các lời nói và hành động của mình.

Là một nhà quản lý cấp trung, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể duy trì mối quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và đối tác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải học cách xử lý các nguồn thông tin trong doanh nghiệp giữa khách hàng, đối tác và các bên liên quan.

4. Tạo tầm ảnh hưởng

Nhà quản lý cần nâng cao tầm ảnh hưởng của mình

Trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp, chỉ riêng vị trí hoặc chuyên môn sẽ không mang lại cho bạn tầm ảnh hưởng. Để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, bạn cần có sự hợp tác của các thành viên khác. Do đó, nâng cao tầm ảnh hưởng của bạn sẽ giúp bạn thu hút những người có quan điểm khác nhau cùng hoạt động vì mục đích chung.

5. Luôn có tinh thần học hỏi

Dù ở bất cứ vị trí nào thì bạn vẫn luôn cần học hỏi, vì vậy hãy tìm kiếm cơ hội học hỏi và học hỏi nhanh chóng. Để giỏi bất cứ điều gì cần phải có một số kiến ​​thức, kỹ năng và bí quyết nhất định. Nhưng điều khác biệt giữa những nhà quản lý cấp trung đáng với những người bình thường là khả năng điều chỉnh, thích ứng, phản ứng và tháo vát khi đối mặt với sự thay đổi. Vì vậy, hãy luôn không ngừng học hỏi, đó là cách để giúp bạn thăng tiến và tận hưởng sự nghiệp lâu dài.

6. Tự nhận thức

Khi bạn thực sự hiểu rõ về phong cách, động lực, điểm mạnh, khuyết điểm và sở thích của chính mình, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để đưa ra các quyết định hàng ngày, tận dụng điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu của bạn, đồng thời định hướng bức tranh toàn cảnh cho chính bạn và cho doanh nghiệp của bạn.

TỔNG KẾT

Trên đây là tổng hợp những kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo tầm trung, những người có thể khai thác và phát triển 6 kỹ năng này có thể thực sự lãnh đạo từ cấp trung một cách hiệu quả. Họ cũng có nhiều khả năng thăng tiến hơn, giữ cho sự nghiệp của họ đi đúng hướng, đồng thời có khả năng quản lý tốt hơn không chỉ nghĩa vụ công việc mà còn cả gia đình, cộng đồng và các nhu cầu cá nhân.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo không thể thiếu những kiến thức bài bản về quản lý công việc, quản lý nhân sự… để có thể phát triển bản thân và nâng tầm sự nghiệp của mình. Để tích lũy những kiến thức này, hãy tìm hiểu ngay chương trình Mini MBA của học viện Cen Academy. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm chương trình học chuẩn Mỹ, hệ thống học Adaptive learning, và nhiều kiến thức chuyên sâu từ quản lý đến lãnh đạo, tiếp thị… Đặc biệt, bạn sẽ được gặp gỡ làm giao lưu chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia trong ngành bất động sản, những người thành công từ trong và ngoài nước.
Tìm hiểu ngay chương trình Mini MBA của Cen Academy tại đây để có cơ hội lĩnh hội kiến thức và nhận những suất HỌC BỔNG hấp dẫn!

✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.

🌟Xem thêm thông tin: tại đây

Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năngquản lý cấp trung cần có

Trong hệ thống kinh doanh theo chiều dọc, các cấp bậc được chia thành ba loại là nhà quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cơ sở. Vậy nhà quản lý cấp trung có vai trò, nhiệm vụ như thế nào trong công ty là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay!

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Quản lý cấp trung là gì?

1. Định nghĩa

Quản lý cấp trung chính là người trung gian giúp liên kết giữa quản lý cấp cao và nhân viên cấp dưới. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và triển khai các chiến lược của doanh nghiệp.

Nhà quản lý cấp trung là sợi dây liên kết giữa 2 cấp bậc

Thông thường, trong một công ty các nhà quản lý cấp cao đảm nhận việc xác nhận mục tiêu dài hạn, sứ mệnh và kế hoạch chiến lược. Sau đó, những thông tin đó sẽ được nhà quản lý bậc trung nghiên cứu để đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể.

Các kế hoạch này thường sẽ được lập ra theo những định hướng của chiến lược và phổ biến triển khai xuống đội ngũ nhân viên.

2. Chức vụ của quản lý cấp trung

Họ thường là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ, hay tổ trưởng tổ kỹ thuật… Nhà quản lý ở tầng giữa sẽ chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ hệ thống nhân viên dưới quyền mình dựa trên chính sách của ban lãnh đạo. Họ sẽ đảm bảo mọi người đi theo định hướng phát triển của công ty.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều tầng quản lý cấp trung. Điều này nghĩa là không phải tất cả các nhà quản lý cấp trung đều ngang hàng nhau. Nó còn phụ thuộc vào yếu tố quy mô, định hướng phát triển của riêng từng doanh nghiệp.

Một số chức vụ của quản lý cấp trung trong thực tế

Với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường sẽ không phân chia cấp cao và cấp trung. Người chủ doanh nghiệp thường sẽ quản lí hết tất cả các khâu và toàn bộ nhân sự từ nhân viên, kế toán,…

Do các công ty nhỏ chưa có nhiều tiềm lực nên việc giảm tại cấp bậc giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhìn chung vai trò này luôn đòi hỏi bạn phải có năng lực và bản lĩnh để giám sát, đánh giá hết tất cả những nhiệm vụ trong quá trình làm việc.

>> Xem thêm: Quản lý là gì? Chức năng và vai trò của quản lý trong doanh nghiệp

II. Vai trò của quản lý cấp trung

Các quản lý cấp trung là thành phần quan trọng trong tổ chức, bộ phận vì các lý do sau:

1. Cầu nối liên kết

Họ là cầu nối liên kết giữa công việc của nhà quản trị với toàn bộ đội ngũ nhân viên của công ty. Nhà quản lý cấp trung sẽ phổ biến lại rõ ràng và chuẩn xác kế hoạch của công ty xuống cho nhân viên cấp dưới.

Vai trò liên kết của quản lý cấp trung

Vì thế, họ tiếp xúc với nhân viên nhiều hơn tạo nên sự thấu hiểu, quan tâm tới nhu cầu và mong muốn của những người lao động. Họ có những quan sát rất sát sao về hoạt động giữa bộ phận kinh doanh, chăm sóc dịch vụ với khách hàng.

Họ cũng chính là người phụ trách chuyển những thông tin đó thành báo cáo chi tiết cho lãnh đạo cấp cao. Nhìn chung, quản lý cấp trung được xem như cánh tay phải đắc lực cho ban điều hành, chủ doanh nghiệp.

2. Đóng vai trò quản lý chặt chẽ các nhân viên cấp dưới

  • Giám sát hoạt động thường ngày của cấp dưới cũng như là nhân viên.
  • Lên mục tiêu cho team.
  • Báo cáo năng suất làm việc của nhân viên cho cấp trên.
  • Tuyển dụng/đào tạo nhân viên.
  • Thiết lập ngân sách cho team.
  • Trở thành người mẫu mực cho cấp dưới noi theo.
Dù bạn làm ở cấp bậcvị trí quản lýnào, việc theo dõi, đánh giá chính xác nhân viên vẫn là yêu cầu thiết yếu. Nó giúp bạn thúc đẩy năng suất của đội nhóm, hoàn thành mục tiêu đề ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thấu hiểu những vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn nhận eBook miễn phí: Quản lý và tăng năng suất công việc của nhân viên dưới quyền

III. Những kỹ năng cần có của một nhà quản lý cấp trung

Bởi vì gánh vác rất nhiều nhiệm vụ nên các công ty luôn đòi hỏi một nhà quản lý cấp trung có đầy đủ tất cả các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh. Điều này sẽ đem lại những lợi thế trong quá trình làm việc cho toàn bộ nhân sự của công ty.

Hơn thế nữa, vị trí quản lý này luôn phải học hỏi và trau dồi rất nhiều những kiến thức khác ngoài để phục vụ công việc. Trong tương lai, nó cũng giúp ích rất nhiều trong việc thăng tiến thành quản lý cấp cao.

Khi bạn thể hiện được nhiều hơn những thứ công ty cần, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân sự quản lý tiềm năng cho công ty. Vì thế, đừng bỏ qua các kỹ năng cơ bản mà một quản lý cấp trung cần có ngay dưới đây:

1. Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Từ trước đến nay, môi trường kinh doanh luôn có sự đổi mới liên tục. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng tiêu dùng của thị trường đang thay đổi rõ rệt.

Để thành công trong môi trường năng động như vậy, các nhà quản lý đòi hỏi phải có sự linh hoạt. Không chỉ vậy, nhà quản lý cấp trung cũng có nhiệm vụ giúp nhân viên của mình thích nghi nhanh chóng, bắt kịp với sự thay đổi ấy.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo [Leadership Skills] để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản bắt buộc trong kinh doanh. Bởi lẽ, quản lý cấp trung sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau. Đó không chỉ là nhân viên, lãnh đạo trong công ty mà còn là đối tác, nhà cung cấp, khách hàng hay cả đối thủ.

Dù là đối tượng nào, bạn vẫn phải giữ được sự chuẩn mực và chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu sở hữu khả năng giao tiếp trôi chảy, khéo léo bạn sẽ ghi điểm tốt hơn trong mắt người đối diện.

3. Kỹ năng báo cáo

Với vai trò là cầu nối, bạn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ tổng kết hiệu quả công việc và báo cáo thường xuyên với ban lãnh đạo. Do đó, việc báo cáo một cách rõ ràng, mạch lạc và logic là kỹ năng bạn cần trau dồi mỗi ngày.

Báo cáo đầy đủ, chi tiết và khoa học là việc quản lý cấp trung cần làm

Các biên bản báo cáo sẽ thể hiện góc nhìn, khả năng tư duy của bạn trong công việc. Nó cũng giúp bạn đánh giá tổng quan tiến độ, hiệu suất chung của đội ngũ hay tìm ra các “điểm nóng” cần giải quyết nhanh chóng.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

Chủ Đề