Kinh nghiệm nuôi cá rồng Quá Bối

Cá rồng kim long bối đầu vàng chỉ xếp sau Huyết long trong danh mục các loại cá rồng quý hiếm ở Việt Nam. Với dân chơi sành điệu thì nuôi cá rồng không chỉ là đam mê mà còn thể hiện đẳng cấp thời thượng và nâng cao giá trị của bản thân.

Cá rồng kim long bối đầu vàng là một chi trong họ Kim long quá bối [Cross Back Golden hay Malaysian Golden] với màu vàng đặc trưng khác với Huyết long [màu đỏ], Thanh long [ màu xanh], Hắc long [màu đen]…

Cá rồng kim long bối đầu vàng chủ yếu xuất xứ ở các nước châu Á như Malaysia, Indonexia…

Kim long bối đầu vàng khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 60-80cm, thậm chí có thể dài hơn. Hàng vảy lớn ánh vàng rực rỡ của cá được xếp khít với nhau như vảy rồng đến tận hàng thứ  6- hàng cao nhất của lưng cá, râu giống râu rồng nên loài cá này đặc biệt được ưa chuộng tại nhiều nước châu Á.

Với nhiều người: họ thích ánh vàng chói lóa của cá rồng kim long bối đầu vàng hơn là Huyết long, giá của loài cá này cũng rẻ hơn Huyết long dù cả 2 loài đều được quan niệm sẽ mang lại sự may mắn, giàu sang cho gia chủ.

2. Vì sao lại gọi là kim long bối đầu vàng?

Các loài cá rồng được đặt tên dựa vào nét riêng biệt của nó, ví như Huyết long có màu vảy đỏ rực như máu, kim long hight back có phần lưng hơi gù và kim long bối đầu vàng thì có phần đầu đặc biệt ánh lên sắc vàng chói lóa. Điều này không phải tự nhiên mà có. Để có được chiếc đầu “độc nhất vô nhị” này, nhiều chú cá đã phải “khổ luyện” trong thùng composite ít nhất là 2 năm. Người chơi Cá cảnh cũng làm nhiều cách khác nhau như: sử dụng hocmon, phơi nắng…kết hợp với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt giúp cá đạt được màu vàng như ý.


Để có một chú kim long bối đầu vàng cần tốn rất nhiều công sức

 3. Kĩ thuật nuôi cá kim long bối đầu vàng

– Thiết kế bể cá cảnh: Kích cỡ của hồ cá rất quan trọng vì nó quyết định đến quá trình vận động của cá. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc: bề dài hồ gấp 3 lần bề dài của cá, bề rộng hồ bằng hoặc lớn hơn 1,2 bề dài của cá. Thể tích bể nuôi cần khoảng 400l nước.

– Yêu cầu nhiệt độ: từ 28 đến 32 độ, trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn, tuy nhiên để nhiệt độ trên là lý tưởng nhất để cá sinh trưởng tốt.

– Yêu cầu độ pH: từ 6.5 đến 7.5. Cá rồng kim long bối đầu vàng thích nước nhạt và hơi đục, do đó, độ pH phải hơi thấp nên pha thêm “nước đen” [một hóa chất bán sẵn tinh chế từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của Indo]

– Độ Nitrate và amonia: Đây là những chất thải từ phân và nước tiểu của cá nên đặc biệt có hại đến quá trình hô hấp và sinh trưởng của cá rồng kim long bối đầu vàng.

– Thay nước: Bạn có thể thay 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho cá lớn, tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lượng của hồ.

– Thức ăn: cá kim long bối đầu vàng không phải là loài quá kén ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là tôm đông lạnh, giun, rết, chuột bao tử…và 1 số loài sâu. Chúng ăn khá nhiều nên cần thường xuyên cung cấp đủ thức ăn để cá luôn được khỏe mạnh.

– Sinh sản: Dù là loài quý hiểm trong tự nhiên nhưng cá rồng sinh sản rất nhiều trong các trại cá lớn. Do vậy, khi được cấp phép, nhiều người đã nuôi cá rồng như một hình thức kinh doanh mới với số lời bạc tỉ. Tại một số nước như Indonexia, Malaysia, chủ trại bắn vào mỗi con cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate [giấy chứng nhận], có đóng dấu nổi riêng của từng trại, như: trại Munjul [Indonesia]; trại Xian Leng [Malaysia]…Khi được chuyển lẫn lộn về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con Cá cảnh đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip.

Cách nuôi và chăm sóc cá rồng

Cá rồng kim long bối đầu vàng cũng là một trong số cá quý hiếm tại Việt Nam tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang. Nuôi kim long quá bối không chỉ thể hiện đam mê mà còn nâng cao đẳng cấp và giá trị của bản thân. 

Vài kinh nghiệm cá nhân sau 1 năm chơi cá Rồng. Cách đây đúng 1 năm, tôi mua em cá rồng đầu tiên, sau khi tham khảo đọc hàng chục bài trên diễn đàn, và học hỏi kinh nghiệm thực tế của nhiều bạn đi trước. Đến hôm nay, em rồng đầu tiên đã lên đến size 50cm, hơi có chút màu đỏ. Em thứ 2 là Kim Long, được một ông anh tặng cho, size cũng chừng 60cm. Cả hai, trộm vía, đều rất khỏe mạnh và không măc lỗi gì lớn, chỉ có em Huyết xệ một mắt. Kinh nghiệm không thể bằng các bác nuôi và làm chết hàng chục em cá, nhưng cũng xin chia sẻ đôi chút với anh em mới chơi, và cũng là dịp cảm ơn các bác lão làng như Haips, Trịnh Phương An, MNL,… đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức thực tế.
1. Kích thước bể: Không nên làm quá dài. Nhiều bạn trong diễn đàn hay chạy đua vũ trang với những bể cá dài 2m, 3m, thậm chí 4m. Theo tôi, không cần làm bể quá to, trừ khi bạn nuôi cộng đồng, hoặc bạn có được kiến trúc sư đề nghị kích thước bể cho phù hợp với nhà. Bể nuôi cá rồng nên làm ở kích thước 1.68 – 1.9 m dài, 0.8 – 1m cao, 0.8 – 1m sâu. Bể quá dài sẽ làm tăng giá thành, tăng khối lượng, và rất tốn kém cho đèn, bơm, trang trí, thay nước. Nên dán đáy bể bằng decal đen. Dù là nuôi Huyết hay Quá Bối.

2. Kính làm bể: Nên dùng kính 12li – 15li. Cường lưc hay không thì tùy quan điểm của bạn. Cá nhân mình, cả 2 bể đầu dùng kính 12 li cường lực.
3. Hệ thống lọc: Không nên làm quá cầu kì, lọc cát, lọc cuộn dây, thay nước tự động,.. chẳng cần thiết đâu. Những cái lợi ích nó mang lại chẳng đáng gì so với công sức của bạn và những phiền toái bạn phải chịu đựng. Bạn chỉ cần 1 bể lọc nằm dưới, dung tích chừng 25% bể chính, dùng Japanese Mat và sứ lọc, san hô để cân bằng PH. Vậy là đủ. Nếu có khả năng thì thêm 1 dàn lọc mưa xài BH hàng xịn. Những thứ ba lăng nhăng như bóng nhựa, ruột gà cắt nhỏ,… chẳng tác dụng gì. Bạn có thể yên tâm dùng Overflow bằng ống PVC. Theo tôi nó rẻ tiền, đơn giản, tuyêt đối không nguy hiểm gì vì không thể rò nước ra nhà, hay là làm bể kính đáy.
4. Bơm: Đằng nào chúng nó cũng hư, hoặc kêu to sau 1 năm, nên cứ mua loại anh em hay dùng, giá rẻ như AP 5400, 5600, đừng chạy theo Eheim [quá đắt] hay là các thương hiệu mới. Không nên mua bơm công suất quá cao, vì hóa đơn tiền điện sẽ làm bạn ân hận. Theo tôi thì bơm dưới 100W là đủ cho bể 1.8m
5. Đồ trang trí trong bể: Không nên mua bất cứ cái gì vì đằng nào cũng vứt đi. Chẳng có thứ đồ trang trí nào đẹp bằng con Cá rồng size 50++ cm. Nên bạn đừng tốn tiền vào những thứ ba lăng nhăng đó.

6. Không nên mua bể cũ, vì nó chẳng rẻ hơn được bao nhiêu, nếu tính cả tiền vận chuyển. Mà nó sẽ mang cho bạn rất nhiều chuyện bực mình, vì không bao giờ bạn mua được cái bể đúng như ý mình muốn. Chưa kể đến chuyện nó không được bảo hành, trong khi vận chuyển có thể vỡ, sứt, mẻ,… 7. Khi làm bể nên check giá vài nơi, vì giá cả có thể chênh đến 100% với cùng 1 chất lượng. 8. Chân bể nên làm bằng sắt V5-V7 loại dày, hoặc gỗ thì phải có bộ khung sườn tốt nhất có thể được. Kê chân thật cẩn thận khi đổ nước lần đầu. Chú ý đến lớp cao su lót đáy. 9. Mua con cá to nhất có thể mua được. Cố gắng mua con nào size trên 40cm. Trừ khi bạn là chủ cửa hàng, chứ không thì chắc chắn bạn không thể kiểm tra được hết các lỗi trên con cá dài có 20cm, nhạt thếch và bơi lội như điên trong cái bể bé tí teo trong ánh sáng tù mù của cửa hàng cá. 10. Nếu mua cá nhỏ, tránh xa những con bán khuyến mãi. Chỉ mua con nào đắt nhất đàn. Vài trăm đô bạn tiết kiệm được sẽ chẳng đáng là bao so với tiền chi phí nuôi nó trong một năm. Mà không có gì bực mình hơn là nuôi 1 em cá móm, hoặc là lỗi vảy, gẫy đuôi, cháy đuôi, cắn đuôi, body xấu. Bạn có thể nhầm khi mua cá, chứ chủ cửa hàng chẳng bao giờ nhầm. 11. Không nên quá lo lắng khi cá hoảng sợ lúc mới về, hay khó ăn lúc còn nhỏ. Giữ cho nước tốt, thì gần như con cá nào sau 1 năm cũng ăn khỏe như chó.

12. Thay nước thường xuyên, định kỳ. Cố gắng 2-3 ngày thay 1 lần. Mỗi lần không quá 20%. Phần lớn cá chết do thay nước, vì thế bạn nên tự tay làm việc này, không nhờ bất kỳ ai trong nhà. Nên có 1 bể chứa chừng 500 lít nước cũ [để vài ngày sau khi lấy từ vòi, hay từ giếng lên]. Thay nước là công việc nguy hiểm nhất khi nuôi cá Rồng, vì thế bạn không nên sáng tạo gì mới với quy trình này, và nên quan sát kỹ con cá trong và chừng 1h sau quá trình thay nước.

13. Tôm là thức ăn rẻ, sạch, tiện nhất. Con cá nào cũng sẽ ăn tôm, nếu cho nhịn đói đủ lâu. Nghe nói tôm là thức ăn tốt nhất nữa, nhưng tôi không chắc lắm, vì cá tôi ăn toàn tôm, mà cũng chưa lên màu, hiện nay mới cam cam thôi, có chút ánh đỏ mà nhìn từ trên xuống mới thấy. 14. Thận trọng khi mua cá nuôi cùng cá rồng. Theo tôi chỉ có Phi Phụng, Cửu sừng và Thái Hổ là những con phù hợp nhất. Nuôi quá nhiều cá linh tinh với những chế độ chăm sóc khác nhau cũng không tốt cho Cá rồng. Nhiều người tiết kiệm vài triệu khi mua Cá rồng, rồi sau này làm chết, hoặc để cá Rồng cắn chết vài em Phi Phụng, Cá đĩa, Đầu bò,… thì cũng vậy! 15. Nên mua sủi oxy dùng ắc quy cho bể. Nếu cẩn thận thì mua dư thêm 1 cái.

 Trên đây là những chia sẻ Kinh nghiệm chơi cá rồng sau 1 năm…


Nguồn :  //cacanhphuclong.wordpress.com

Video liên quan

Chủ Đề