Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một trong những việc quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B.

"Thương hiệu" thực ra là gì?

Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com - website thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself [tự tay làm lấy] đầu tiên trên thế giới, John Williams cho rằng, hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình.

Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?

Liệu bạn có phải là người dám khác biệt, sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng, hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai, bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.

Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo, tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.

Chiến lược và giá trị thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai? Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.

Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu. Ví dụ điển hình là nước ngọt và soda thông thường. Coca-Cola đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.

Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm. Ví dụ như Nike, họ gắn các sản phẩm của mình với các ngôi sao thể thao hàng đầu, và muốn khách hàng thích luôn sản phẩm của họ từ việc yêu quý các vận động viên. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.

Định nghĩa chính mình

Việc định nghĩa thương hiệu cũng giống như một cuộc hành trình tự khám phá, có thể đầy khó khăn, tốn thời gian và không dễ chịu chút nào. Nó cũng đòi hỏi ít nhất việc bạn có thể trả lời được các câu hỏi sau:

  • Sứ mệnh của công ty là gì?
  • Lợi ích và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty?
  • Khách hàng và khách hàng tiềm năng nghĩ gì về công ty?
  • Những phẩm chất nào công ty cần có?

Hãy tự mình nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng khách hàng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.

Hãy thực sự biết khách hàng của mình nghĩ gì.

Vì việc xác định thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu có thể trở nên vô cùng phức tạp, hãy tận dụng ý kiến chuyên môn từ nhóm tư vấn doanh nghiệp nhỏ phi lợi nhuận hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ nào đó.

Khi đã xác định được thương hiệu, làm sao để tiếp thị ra thế giới bên ngoài? Sau đây là một số lời khuyên đơn giản, nhưng đã được thời gian kiếm chứng:

  • Tạo ra một logo tuyệt vời: Và, hãy đặt nó ở khắp mọi nơi.
  • Viết lại thông điệp thương hiệu: Thông điệp chính bạn muốn truyền tải về thương hiệu của mình là gì? Mỗi nhân viên cần phải nhận thức được đặc trưng thương hiệu của mình.
  • Tích hợp thương hiệu: Mở rộng thương hiệu đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, cách trả lời điện thoại, cách ăn mặc của bạn và nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng, chữ ký trên email, tất cả mọi thứ.
  • Tạo ra "tiếng nói" cho công ty mà có thể phản ánh đúng thương hiệu của bạn: Điều quan trọng là "tiếng nói" này cần được thể hiện trong các văn bản và kết hợp vào hình ảnh trực quan trên tất cả mọi nguyên vật liệu, dù trực tuyến hay ngoài đời thực. Thương hiệu của bạn có thân thiện với khách hàng? Nó có thanh lịch? Hãy phát triển tagline [một dạng slogan hoặc cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và sống động tóm tắt về một công ty hoặc một sản phẩm]. Viết cái gì đó dễ nhớ, ý nghĩa và súc tích, giúp thể hiện được bản chất thương hiệu.
  • Thiết kế biểu mẫu và tạo ra các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu tiếp thị: Sử dụng cùng màu sắc, vị trí logo, cái nhìn và cảm nhận thông suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ, nhưng hãy nhất quán.
  • Hãy thành thật với thương hiệu: Khách hàng sẽ không quay trở lại hoặc giới thiệu người khác cho bạn nếu bạn không thực hiện được những điều mà thương hiệu của mình hứa hẹn.
  • Hãy nhất quán: Vấn đề này liên quan đến tất cả các điều trên và là điểm lưu ý quan trọng nhất. Nếu bạn không làm được điều này, mọi nỗ lực thiết lập thương hiệu của bạn sẽ thất bại.

Ngọc Diệp
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn

KINH NGHIỆM HAYKinh nghiệm hay hữu ích

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa mang đến thành công cho doanh nghiệp là điều mà chúng ta không cần phải bàn cãi vì đơn giản, có thương hiệu là có tất cả: khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, khả năng định hướng thị trường..v.v. Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu mạnh không phải trong chốc lát là được mà nó là cả một quá trình dài chuẩn bị, xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện không ngừng nghỉ. Đứng trên góc độ marketing, thương hiệu được xem là ưu tiên hàng đầu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy bạn cần phải làm gì để có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh? Nhất là khi doanh nghiệp của bạn vừa mới thành lập, chưa hề có tên tuổi trên thị trường. Hơn thế nữa, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của bạn rất cao, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bán với hầu hết các sản phẩm na ná nhau, không có đặc điểm gì xuất chúng để tạo nên sự khác biệt thu hút khách hàng. Trong bài viết hôm nay, tôi xin chia sẻ câu chuyện xây dựng thương hiệu của tôi trong những năm qua, có thất bại, có sai lầm và tôi đã hoàn thiện chiến lược của mình như thế nào để có được một thương hiệu tốt như hiện nay, thương hiệu Cầu trục CG. 5 nhận thức sai lầm trong quá khứ khiến tôi dậm chân tại chỗ trong suốt 1 năm đầu thành lập doanh nghiệp: Với bề dày kinh nghiệm, vốn kiến thức tích lũy được khi làm việc tại một tập đoàn tư nhân về máy móc, thiết bị công nghiệp lớn của Việt Nam những năm 2000, tôi đã tự rất tự tin khi quyết định thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Đó là vào mua thu tháng 8 năm 2013, với sản phẩm chủ lực là cầu trục, cổng trục và thiết bị pa lăng [1 loại phụ kiện cầu trục]. Với triết lý cốt lõi là: Sản phẩm cầu trục chất lượng cao, giá rẻ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm đầu không hề thuận lợi như kỳ vọng vì tôi đã mắc phải 5 sai lầm tệ hại về tư duy kinh doanh. Những sai lầm này cơ bản xuất phát do tư duy rập khuôn, máy móc khi bạn từng làm việc ở công ty lớn và ra mở công ty riêng. Cụ thể: Khách hàng cũ sẽ trung thành với mình khi mở công ty mới – Tôi tư duy như vậy đấy. Sauk hi thành lập công ty, thành lập được hệ thống các nhà cung cấp và đội ngũ nhân sự của riêng mình. Tôi bắt đầu tích cực liên hệ, thông báo cho tất cả những khách hàng cũ, “thân thiết” với tôi về sản phẩm và triết lý kinh doanh của công ty tôi mới mở. Với hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ, mua hàng như đã khi tôi còn làm cho công ty lớn nọ. Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ là “chúc thành công”, “ok, anh/chị sẽ xem xét”..v.v Chứ không hề có 1 đơn hàng thực chất nào, cho dù tôi đã ra sức thuyết phục họ về sự cải tiến phương thức cấp hàng, tính ưu việt của sản phẩm tôi cung cấp và giá rẻ hơn. Chú trọng marketing đẩy thay vì marketing kéo – Là nhận thức [chiến lược] sai lầm thứ 2 của tôi. Do tư duy lối mòn từ khi còn làm ở công ty cũ, tôi đưa chiến lược tiếp cận khách hàng cho nhân viên của mình với một chiến lược rõ ràng: “Khoanh vùng khách hàng tiềm năng, gửi email, hẹn gặp giới thiệu sản phầm mình cung cấp với hy vọng về những đơn hỏi hàng trong tương lai”. Ngoài ra, tôi không làm gì cả. Tôi trông chờ, hy vọng vào lượng khách hàng gọi là tiềm năng này sẽ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng kết quả, thực sự rất bết bát. Đơn hỏi hàng mỗi tháng đếm trên đầu ngón tay, doanh thu hầu như không bù đủ chi phí. Coi nhẹ việc xây dựng nội dung trên website – Mặc dù tôi đã biết là điều kiện cơ bản để một doanh nghiệp hoạt động trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay là phải có một website chuyên nghiệp cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm, giới thiệu năng lực công ty. Nhưng tôi đã không tìm hiểu triệt để về sức mạnh của website đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tôi cập nhật nội dung sản phẩm sơ sài, đưa thông tin chiếu lệ về sản phẩm, về chính sách bán hàng..v.v. với tư duy là sản phẩm cầu trục, cổng trục là máy móc , thiết bị lớn, cần phải gọi điện hay gặp mặt trực tiếp trao đổi tư vấn nó mới rõ ràng chứ không cần thông tin chi tiết trên website. Điều này mới sai lầm làm sao!!!. Khách hàng không hề nghĩ như vậy, họ đọc tất cả những gì có trên website của bạn và chỉ quyết định gọi cho bạn khi thực sự tin tưởng bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình cung cấp. Bỏ qua tối ưu công cụ tìm kiếm [SEO] cho website – Doanh nghiệp của tôi khi đó không hề có bất kỳ một “từ khóa tìm kiếm” nào đứng trong trang đầu thậm chí trang 2- trang 3 khi tìm kiếm bằng Google. Điều này cũng có nghĩa là tôi đã kinh doanh mà không cần nguồn khách hàng đến từ internet, từ công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Theo một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, mỗi giây có gần 40000 lượt tìm kiếm trên google, đồng nghĩa với khoảng 3,5 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và gần 1,2 tỷ lượt mỗi tháng. Ấy vậy mà "tôi chẳng thèm quan tâm". Không quảng cáo trên facebook, google adwords, twitter – Vì đặc thù sản phẩm thiết bị máy móc công nghiệp, tôi đã thực sự coi nhẹ việc thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu qua các kênh mạng xã hội như facebook, twitter hay quảng cáo trả tiền google adwords. Trong khi đó, các công ty đối thủ kiếm doanh thu, lợi nhuận hàng ngày từ những kênh này. May mắn thay, qua một năm chịu đựng tình hình kinh doanh bết bát, tôi đã nhận ra mình phải thay đổi. Với sự tư vấn nhiệt tình từ một người bạn thân của tôi, hoạt động trong lĩnh vực PR. Cậu ta phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty tôi và đưa ra một số kết luận khiến tôi thay đổi tư duy 180 độ. Tôi thực sự đã hiểu được làm thế nào để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên phát triển vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay. Kinh nghiệm từ chuyên gia marketing khiến tư duy của tôi thay đổi:Quên ngay các khách hàng cũ đi và tập trung vào xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên internet, tối ưu SEO, làm mọi cách để website xuất hiện trên Google. Cung cấp nội dung trên website thực sự hữu ích cho khách hàng. Phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện mạng xã hội như facebook, twitter, G+, Linkedin…v.v Ngắn ngủi chỉ có vậy thôi nhưng buổi nói chuyện, tư vấn đó thực sự là một cột mốc quan trọng trong tư duy kinh doanh, thương hiệu, phát triển công ty của tôi trong những năm tiếp theo. Nhưng đó là câu chuyện của 1 năm sau nữa chứ không phải ngay sau buổi nói chuyện này. Vì tôi vẫn tiếp tục sai lầm, đi chệch hướng Chỉ có tôi tự nghĩ là mình đi đúng hướng thôi các bạn ạ. Khổ, bạn cứ hình dung tôi như cậu sinh viên mới ra trường, đang loay hoay không biết tìm việc, kiếm tiền như thế nào, bỗng dựng được 1 anh “đa cấp” hướng dẫn cho 1 buổi, dạy cho cách kiếm tiền, dạy cho cách kiếm thu nhập 100tr mỗi tháng và bắt đầu hì hục lao vào thực hiện những hướng dẫn của anh “đa cấp” nọ. Và tôi nghĩ: “Các công ty đối thủ hãy đợi đấy, đợi mà hứng chịu sự tức giận của một “siêu nhân”. Vậy đấy, đôi khi con người có thể tưởng tượng mình chắc chắn 100% sẽ thành công, sẽ siêu việt hơn tất cả chỉ sau khi ngộ ra một chân lý. Thực tế thì lại chứng minh điều ngược lại. Các bạn hãy xem cách tôi triển khai những gì vừa học được trong thời gian 1 năm tiếp theo xem có gì đó không ổn ở đây nhé. Việc đầu tiên tôi làm ngay và luôn là ký hợp đồng SEO từ khóa, tối ưu website với một trong những công ty làm Seo có tiếng [tìm và click vào website đứng đầu kết quả], với chi phí gần 50 triệu tất cả. Với suy nghĩ, muốn nổi tiếng thì phải bỏ ra chi phí lớn. Nội dụng công việc là họ sẽ tối ưu website của tôi sao cho chuẩn SEO, viết nội dung hữu ích cho người đọc và đẩy mạnh từ khóa trên công cụ tìm kiếm google trong thời gian nhanh nhất có thể [cam kết trên hợp đồng là 6 tháng, tôi sẽ đứng số 1]. Điều kiện là tôi giao cho công ty Seo toàn quyền quản trị website công ty và chỉ việc hỗ trợ, tư vấn cho họ về thông tin kỹ thuật của sản phẩm. Kết quả thì có thể nói là “chẳng đâu vào đâu”,tôi sẽ nói chi tiết ở phần sau. Tôi tạo fanpage trên facebook, twitter, G+ và bắt đầu chiến dịch thương hiệu bằng cách post bài viết mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ về sản phẩm của mình. Tôi chẳng quan tâm xem có ai đọc bài post không và thậm chí bỏ qua những lời phàn nàn của bạn bè, đồng nghiệp về việc tôi đang xì-pam trên tường nhà người khác. Và kết quả thì cũng như việc đầu tiên là “chẳng đâu vào đâu”. Tôi tuyển thêm hàng chục nhân viên chăm sóc khách hàng, stock về tất cả các mặt hàng mình đang kinh doanh và rung đùi chờ đợi lượng khách hàng tăng đột biến từ những nỗ lực ở trên. Kết quả thì cứ gọi là "tốn tiền" Thời gian cứ thấm thoát thoi đưa, rút cuộc kỳ hạn 6 tháng hợp đồng từ khóa đã gần hết, fanpage thì được xì-pam hàng ngày, vậy mà lượng khách hàng đột biến tôi kỳ vọng vẫn ở tít tận phương trời xa nào chưa tới được. Trong khi áp lực lương nhân viên, vốn đọng cho hàng tồn kho ngày càng lớn khiến tôi thực sự lung lay về tư duy “siêu nhân” của mình. Từ khóa tìm kiếm của tôi vẫn bặt vô âm tín, thậm chí là còn tệ hại hơn so với 1 năm trước đây, lượng khách truy cập từ những thông điệp trên mạng xã hội gần như bằng số 0 tròn chĩnh. Mãi đến lúc này, tôi mới thực sự manh nha hiểu được bản chất của vấn đề xây dựng thương hiệu, xuất hiện trên công cụ tìm kiếm nó phải như thế nào và cũng biết rằng, mình lại mất 6 tháng thời gian quý giá, sai lầm cho quyết định có phần vội vã. Vì sao ư? Tôi tạm kết luận lại cái sai của mình trong 6 tháng này như sau:Là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít thì không bao giờ nên thuê dịch vụ phát triển website từ A-Z như tôi vừa làm. Việc khoán trắng cho công ty seo cả phần cập nhật nội dung, bài viết về sản phẩm thực sự là một sai lầm lớn của tôi. Các công ty dịch vụ, họ chỉ giỏi về nghiệp vụ tối ưu website chứ chả hiểu mô tê gì về sản phẩm của bạn. Khi họ viết nội dung giới thiệu sản phẩm sẽ “chẳng đâu vào đâu”, chỉ làm rác website của bạn mà thôi. Đừng bao giờ tin vào cái cam kết “trong vòng xxx tháng, website của bạn sẽ lên số 1” vì đơn giản là họ cam kết như vậy cho 99% khách hàng của họ. Ai cũng số 1, ai sẽ là số 2??? Việc xì-pam fanpage hàng ngày, hàng giờ với sản phẩm – sản phẩm – sản phẩm sẽ chỉ khiến khách hàng, bạn bè quay lưng với sản phẩm của bạn mà thôi. Nhất là những sản phẩm ít người quan tâm như máy móc, thiết bị công nghiệp. Tuyển nhân viên, stock hàng ồ ạt trước khi có khách hàng chính là con dao hai lưỡi, là cái bật lửa đốt tiền của bạn nhanh nhất nếu không có kết quả như ý. Muốn xây dựng thương hiệu, lên top trên công cụ tìm kiếm thì phải thực hiện “từ từ, từng bước một”. 6 việc tôi làm sau đây đã giúp doanh nghiệp trụ vững, website lên top bền vững và tạo nên một thương hiệu mạnh trên thị trường như hiện nay Nhận thức được những sai lầm tiếp nối nêu trên, tôi đã tự mày mò tìm hiểu về marketing, kinh doanh online và về cách thức tối ưu website, thậm chí làm làm sao để code được 1 website bán hàng..v.v Tôi bỏ thời gian hàng tháng trời nghiên cứu lý thuyết kinh doanh trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay và tìm hiểu các công cụ marketing miễn phí, tốn ít chi phí để áp dụng cho doanh nghiệp mình sao cho hiệu quả. Và những bước tôi làm sau đây được coi là tiền đề cho sự phát triển thương hiệu Cầu trục CG như hiện nay: Đầu tiên là tôi chấm dứt hợp đồng dịch vụ seo, chỉ giới hạn phạm vi công việc trong việc hỗ trợ code website, sửa lỗi khi được tôi yêu cầu chứ không cần xây dựng nội dung cho website của tôi. Tôi sẽ tự làm nội dung. Tôi tập trung vào công việc chia sẻ những nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng bằng vào kinh nghiệm thực tiễn và triết lý kinh doanh của mình. Tôi viết những bài “kinh nghiệm mua cầu trục” giúp khách hàng tránh mua phải hàng kém chất lượng, giá đắt. Tôi viết bài giới thiệu tất cả cả các thông tin về cầu trục khách hàng nên biết và nhiều nội dung thực sự hữu dụng với khách hàng chứ không phải “rác”. Sau đó tôi chia sẻ những bài viết chất lượng đó của mình lên các mạng xã hội, fanpage với tần suất thưa thớt, không xì-pam, không bô lô ba la hàng giờ về sản phẩm nữa mà chỉ là các kinh nghiệm hữu ích, các status truyền cảm hứng hay những câu truyện vui cho khách hàng đọc. Tôi chú tâm hơn vào việc tham gia các diễn đàn về máy móc, thiết bị và chia sẻ với các thành viên khác về chúng tôi, chia sẽ những kiến thức hữu ích giúp các bạn mới tiếp cận ngành công nghiệp này tham khảo. Tôi quảng cáo sản phẩm của mình qua phương tiện quảng cáo trả tiền của google là Adwords với chiến dịch càng ngày càng được tối ưu với chí phí ngày càng thấp. Tôi cắt giảm bớt lượng nhân viên thừa, nhập thêm các mặt hàng chủ lực căn cứ vào nhu cầu thực sự của khách hàng dựa trên lượng tìm kiếm và đơn hàng mỗi ngày. Vậy đấy, hàng ngày, tôi và một số nhân viên trong bộ phận truyền thông, marketing chỉ làm một số việc đơn giản ở trên chứ không có gì to tát. Nhưng kết quả thực sự ngoài sức tưởng tượng của tôi trong những ngày đầu mới thành lập. Các bạn có thể nhìn vào một số thống kê sơ bộ để hiểu được kết quả có được là thực chất: Số lượng dự án chúng tôi đã thực hiện tính đến hiện tại đã gần 100 dự án lớn nhỏ. Đơn hỏi hàng mỗi ngày từ 40 - 50 yêu cầu báo giá. Đơn hàng khách chốt mồi ngày không kể các dự án lớn từ 5-7 đơn hàng. Lượng khách truy cập website mỗi tháng 12-15k [vì là ngành máy móc công nghiệp nên không quá nhiều]. Hầu hết từ khóa quan trọng chúng tôi kinh doanh đều nằm trong trang 1 trên kết quả tìm kiếm. Kết quả như vậy là một quá trình đi từ sai lầm này đến sai lầm khác và sau đó là sửa sai, hoàn thiện tư duy...v.v Tuy không phải là một quá trình quá mức chông gai, trắc trở nhưng tôi thực sự cảm thấy mình nên chia sẻ với bạn để các bạn kinh doanh tự do, sắp mở doanh nghiệp, sắp phát triển thương hiệu không gặp phải những sai lầm ngớ ngẩn như tôi.Hy vọng bài viết giúp ích phần nào cho những ông/ bà chủ doanh nghiệp tương lai trọng việc định hướng xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Để kiểm chứng các bạn có thể tìm kiếm từ khóa thương hiệu "Cầu trục CG" để biết được chúng tôi đã chia sẻ những thông tin như thế nào. Hoặc có thể truy cập vào các bài viết hữu ích của chúng tôi tại đây. Vì đây chỉ là bài viết blog nên các bạn có thể sao chép và chia sẻ thoải mái cho bạn bè mình cùng đọc nhé. Tác giả bài viết: Cầu trục CG

Video liên quan

Chủ Đề