Kinh thánh của công giáo là văn bản bao gồm bao nhiêu quyển

Kinh Thánh Tân Ước là phần cuối của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 27 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi các Thánh Tông Đồ và cộng sự của các ngài, được hình thành trong nửa cuối thế kỷ đầu tiên sau biến cố Chúa Giáng Sinh.

Mục lục Kinh Thánh Tân Ước

Nguyên văn theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Phần audio do Giu-se Định và Ma-ri-a Kim Hồi, cùng các anh chị em thanhlinh.net thực hiện.

01. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu
02. Tin Mừng theo Thánh Mác-cô
03. Tin Mừng theo Thánh Lu-ca
04. Tin Mừng theo Thánh Gio-an
05. Sách Công Vụ Tông Đồ
06. Thư gửi tín hữu Rô-ma
07. Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô
08. Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô
09. Thư gửi tín hữu Ga-lát
10. Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô
11. Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê
12. Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê
13. Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
14. Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
15. Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê
16. Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê
17. Thư gửi ông Ti-tô
18. Thư gửi ông Phi-lê-môn
19. Thư gửi tín hữu Do-thái
20. Thư của Thánh Gia-cô-bê
21. Thư 1 của Thánh Phê-rô
22. Thư 2 của Thánh Phê-rô
23. Thư 1 của Thánh Gio-an
24. Thư 2 của Thánh Gio-an
25. Thư 3 của Thánh Gio-an
26. Thư của Thánh Giu-đa
27. Sách Khải Huyền

Nội Dung Kinh Thánh Tân Ước

Nội dung của Tân Ước nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, về việc Ngài thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu cùng lời hứa cứu độ được thực hiện một cách trọn vẹn qua cuộc đời Đức Giê-su Ki-tô. Tân Ước cũng cho chúng ta biết sự hình thành và phát triển bước đầu của Giáo Hội Công Giáo và những sự kiện được tiên báo về thời kỳ cuối cùng tới ngày Chúa quang lâm.

Bốn sách Tin Mừng nói riêng và Kinh Thánh Tân Ước nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội, là cơ sở hình thành, phát triển và hoàn thiện Đức Tin Công Giáo. Hãy đọc Tân Ước với tâm hồn rộng mở và trái tim mang tình yêu thương, để thấy được con đường đi, ánh sáng chân thật cho cuộc đời mỗi chúng ta.

Kinh Thánh Cựu Ước là phần đầu của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 46 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi nhiều tác giả khác nhau, được hình thành trong khoảng thế kỷ X-I TCN. Sách được viết muộn nhất là Sách Khôn Ngoan, vào khoảng năm 50-30 trước biến cố Chúa Giáng Sinh.

Mục lục Kinh Thánh Cựu Ước

Nguyên văn theo bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Phần audio do Giu-se Định và Ma-ri-a Kim Hồi, cùng các anh chị em thanhlinh.net thực hiện.

I. Ngũ Thư

01. Sách Sáng Thế
02. Sách Xuất Hành
03. Sách Lê-vi
04. Sách Dân Số
05. Sách Đệ Nhị Luật

II. Các Sách Lịch Sử

06. Sách Giô-suê
07. Sách Thủ Lãnh
08. Sách Rút
09. Sách Sa-mu-en 1
10. Sách Sa-mu-en 2
11. Sách Các Vua 1
12. Sách Các Vua 2
13. Sách Sử Biên 1
14. Sách Sử Biên 2
15. Sách Ét-ra
16. Sách Nơ-khe-mi-a
17. Sách Tô-bi-a
18. Sách Giu-đi-tha
19. Sách Ét-te
20. Sách Ma-ca-bê 1
21. Sách Ma-ca-bê 2

III. Các Sách Giáo Huấn

22. Sách Gióp
23. Sách Thánh Vịnh
24. Sách Châm Ngôn
25. Sách Giảng Viên
26. Sách Diễm Ca
27. Sách Khôn Ngoan
28. Sách Huấn Ca

IV. Các Sách Ngôn Sứ

29. Sách Ngôn Sứ I-sai-a
30. Sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a
31. Sách Ai Ca
32. Sách Ba-rúc
33. Sách Ngôn Sứ Ê-dê-ki-en
34. Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en
35. Sách Ngôn Sứ Hô-sê
36. Sách Ngôn Sứ Giô-en
37. Sách Ngôn Sứ A-mốt
38. Sách Ngôn Sứ Ô-va-đi-a
39. Sách Ngôn Sứ Giô-na
40. Sách Ngôn Sứ Mi-kha
41. Sách Ngôn Sứ Na-khum
42. Sách Ngôn Sứ Kha-ba-cúc
43. Sách Ngôn Sứ Xô-phô-ni-a
44. Sách Ngôn Sứ Khác-gai
45. Sách Ngôn Sứ Da-ca-ri-a
46. Sách Ngôn Sứ Ma-la-khi

Nội Dung Kinh Thánh Cựu Ước

1. Ngũ Thư

Ngũ Thư ghi lại những dữ kiện lịch sử thể hiện mối tương quan gần gũi giữa Thiên Chúa và loài người. Nội dung các sách Ngũ Thư xác lập những niềm tin căn bản:

– Có một Đấng quyền năng là Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và loài người. Đấng ấy là duy nhất và hằng sống.

– Thiên Chúa đã chọn tổ phụ Áp-ra-ham để dẫn dắt dân Ít-ra-en, ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp.

– Thông qua các vị thủ lãnh được chọn, Thiên Chúa ban Lề Luật và cứu thoát dân Người khỏi tay địch thù. Sứ mạng của dân Ít-ra-en chính là tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và tuân giữ các Lề Luật đó.

2. Các sách Lịch Sử

Các sách Lịch Sử ghi lại lịch sử thăng trầm của dân tộc Ít-ra-en để toát lên một xác tín: khi Ít-ra-en tôn thờ Thiên Chúa và trung thành với Lề Luật thì họ được Thiên Chúa chúc phúc và giúp họ chiến thắng địch thù. Ngược lại, khi họ không tuân giữ Lề Luật, lãng quên Thiên Chúa thì họ sẽ lâm cảnh khốn cùng, làm thân nô lệ cho dân ngoại.

3. Các sách Giáo Huấn

Các sách Giáo Huấn có mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống của các bậc thánh hiền nhằm giúp dân chúng nhận biết điều hay lẽ phải và sự khôn ngoan phù hợp với Lề Luật. Ngoài ra, thông qua sách Thánh Vịnh, các thánh nhân còn dạy độc giả những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa.

4. Các sách Ngôn Sứ

Ngôn Sứ là những người được Thiên Chúa kêu gọi để nói lời Thiên Chúa và nói thay cho Thiên Chúa. Các Ngôn Sứ không chỉ loan báo sứ điệp bằng lời mà còn bằng cả đời sống. Cũng vì những lời chân thật đó mà họ bị người đời căm ghét, đánh đập, sỉ nhục, bỏ tù, kết án nhục nhã và giết chết.

Các sách Ngôn Sứ là lời kêu gọi liên lỉ để dân Ít-ra-en sửa đổi đời sống của mình và trở về với Thiên Chúa. Đồng thời, thông qua các sách này, các Ngôn Sứ cũng loan báo cho dân Chúa biết việc Người sẽ ban một Đấng Cứu Độ tới cho nhân loại.

Nội dung của Kinh Thánh Cựu Ước mang nhiều chi tiết tiên báo cho những sự việc sẽ diễn ra và được làm sáng tỏ trong Tân Ước. Những gì được viết trong Cựu Ước cũng là Lời Chúa và được Giáo Hội sử dụng trong cử hành Phụng Vụ. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu và đón nhận Cựu Ước với thái độ nghiêm túc và thành kính.

Bộ Kinh Thánh của Công Giáo có 73 cuốn, trong khi đó Kinh Thánh của Tin Lành có 66 cuốn. Cả hai có cùng số lượng sách trong phần Tân Ước [27 cuốn]; nhưng trong phần Cựu Ước có sự khác biệt. Kinh Thánh Công Giáo có nhiều hơn 7 cuốn [Giuđitha, Huấn ca; Khôn ngoan, Baruc, Maccabê 1 và 2, và Tôbia] bởi vì Công Giáo sử dụng Quy điển Alexandria – danh mục các sách được công nhận. Quy điển được thiết lập ở Anlexandria – Hy Lạp vào những năm 250 TCN. Tại thời điểm đó, bảy mươi học giả được ủy thác để dịch ba mươi chín cuốn sách trong Cựu Ước đã có sẵn từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp. Họ cũng tính luôn 7 cuốn sách khác [gọi là đệ nhị quy điển] được những người Do Thái viết bằng tiếng Hy Lạp trong thời Lưu đày. Vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, hai phần ba số người Do Thái không còn ở trong đất của họ nữa. Người Babylon và Assyria đã bắt đi lưu đày phần lớn người Do Thái, và chỉ một phần ba được để lại trong đất nước của họ. Phần thiểu số ấy sống trong vùng đất được gọi là Palestine [Israel ngày nay], nên họ nói và viết bằng tiếng Do Thái. Tuy nhiên, đa số những người Do Thái bị lưu đày đã bị cấm không được dạy tiếng Do Thái cho trẻ em Do Thái, nên lúc lớn lên, những người này biết tiếng Hy Lạp bởi nó là ngôn ngữ của Đế quốc [của Alexandre Đại đế], ngôn ngữ của thương mại và học thuật.

Vì bảy mươi học giả này được cho là đã mất bảy mươi ngày để chuyển ngữ bản Kinh Thánh Do Thái sang tiếng Hy Lạp, thuật ngữ Bản Bảy Mươi [Septuaginta] trong tiếng Latin hoặc chữ số La Mã LXX, được dùng để chỉ bộ sưu tập của bốn mươi sáu cuốn sách này [ba mươi chín cuốn dịch từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp, cộng với bảy cuốn nguyên văn Hy Lạp]. Do Thái giáo và Kitô giáo đã chấp nhận và sử dụng tất cả 46 sách của Bản Bản Mươi cho đến năm 90, khi các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái quyết định sửa đổi danh mục các sách đã được thừa nhận. Sau khi đền thờ Giêrusalem bị người La Mã phá hủy năm 70, các Kitô hữu và người Do Thái tách rời nhau và thành lập các tôn giáo riêng biệt. Hai mươi năm sau, khi các học giả Do Thái cho rằng ảnh hưởng Kitô giáo Hy Lạp phải bị loại bỏ ra khỏi bộ sách thì bảy cuốn sách của Cựu Ước, nguyên gốc được viết bằng tiếng Hy Lạp chứ không phải bằng tiếng Do Thái, đã bị loại khỏi danh mục. Đôi khi, danh mục mới này của người Do Thái còn được gọi là Quy điển Palestine vì đó là tên của Đất Thánh vào thời đó. Tuy nhiên, các Kitô hữu giờ đã độc lập, nên giữ lại danh sách bốn mươi sáu cuốn sách của họ bằng tiếng Hy Lạp cổ [theo Quy điển Alexandria], trong khi người Do Thái vẫn chỉ có 39 cuốn.Năm 400, Thánh Giêrônimô đã được Đức Giáo Hoàng Đamasô Đệ nhất ủy thác dịch toàn bộ bản Do Thái và Hy Lạp của Cựu Ước và Tân Ước sang một ngôn ngữ và làm thành một bộ. Tại thời điểm đó, tiếng Latin là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc. Thánh Giêrônimô đã sử dụng bản Hy Lạp [Bản Bảy Mươi – LXX] và đã giữ tất cả 46 cuốn sách của Cựu Ước với 27 cuốn sách của Tân Ước để hình thành nên ấn bản đầu tiên của Kinh Thánh Kitô giáo, tổng cộng gồm 73 cuốn.Những điều này không thay đổi cho đến thể kỷ 15, khi có phong trào Cải cách Tôn giáo của Tin Lành. Martin Luther, một tu sĩ dòng Augustinô, linh mục Công giáo, một học giả Kinh Thánh, biết Do Thái giáo có một danh mục sách ngắn hơn [39 cuốn] so với danh sách dài hơn [46 cuốn], và ông biết rằng có một số lạm dụng và căng thẳng trong Giáo Hội vào cuối thời trung cổ, có nguồn gốc từ một giáo thuyết dựa trên một trong những cuốn sách của đệ nhị quy điển [các sách Maccabê vốn được sử dụng để giải thích cho giáo lý của Công giáo về luyện ngục]. Tội buôn bán ơn xá giải [mại thánh] quá nhiều đến nỗi Luther không chịu đựng nổi, và ông đã phản ứng bằng việc chống đối lại chẳng những việc lạm dụng ấy mà còn chống đối luôn cả giáo lý cho rằng người chết cần được cầu nguyện để lên thiên đàng. Ông đã chọn theo quy điển Palestine với 39 cuốn sách trong Cựu Ước. Luther đã dịch một bản Kinh Thánh mới qua tiếng Đức, gồm 66 cuốn mà không có những sách thuộc đệ nhị quy điển. Với việc bỏ đi các sách Maccabê, Luther hy vọng các lạm dụng cũng sẽ được loại bỏ đi như thế.Trái lại, Giáo hội Công giáo, kể từ Công đồng Trentô, đã quyết định giữ quy điển Hy Lạp [Alexandria] với 46 sách trong Cựu Ước, bởi vì đó là quy điển mà các Kitô hữu biết và đã sử dụng từ thời Chúa Giêsu và các tông đồ. Nó cũng tương tự như danh mục các sách được Thánh Giêrônimô dùng trong bản Kinh Thánh Phổ Thông [Vulgata Bible] của ngài và nó đã được sử dụng từ trước đó. Thế nên, từ thời kỳ Cải Cách ở thế kỷ 16, có hai loại Kinh Thánh: Tin Lành và Công giáo, vốn giống nhau 99 phần trăm trong thứ tự và nội dung ngoại trừ 7 cuốn sách được viết vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Một số nhà Kinh Thánh Tin Lành ngày nay gộp chúng vào phần được gọi là Apocrypha[1], vốn xuất hiện vào cuối thời Cựu Ước trước các Tin Mừng trong Tân Ước. Kinh Thánh Công giáo đã luôn luôn có những cuốn sách này, họ gọi các sách này là đệ nhị quy điển.Cả Kinh Thánh Công giáo lẫn Tin Lành đều bắt đầu với sách Sáng Thế và kết thúc với sách Khải Huyền và cả hai đều có 4 Tin Mừng. Sự khác biệt duy nhất là việc kể vào hoặc loại trừ 7 cuốn sách được thêm vào trong bộ Kinh Thánh Do Thái [Cựu Ước của Kitô giáo].

Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, [Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007], 22-23.

[1] Tuy người Tin Lành không công nhận những sách này trong Quy điển, nhưng họ vẫn nhìn nhận những giá trị thiêng liêng của các sách ấy- ND.

Video liên quan

Chủ Đề