Lá dong gói bánh chưng bán ở đâu

Chợ lá dong Trần Quý Cáp nhộn nhịp nhất vào cuối giờ chiều do người dân mới đi làm về

"Những năm trước nhà tôi chủ yếu bán buôn, mỗi lần nhập cả xe lớn nhưng năm nay chỉ dám lấy nhỏ giọt, bán đến đâu lấy đến đấy. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã qua ông Công ông Táo rồi mà vẫn ít khách, chủ yếu là khách mua lẻ 40 - 50 lá", bà Ngô Thu Hà - tiểu thương tại chợ lá dong Trần Quý Cáp - chia sẻ. 

Chợ Trần Quý Cáp [quận Đống Đa] là chợ truyền thống chuyên bán lá dong lâu đời nhất Hà Nội. Tại đây, lá dong được bán quanh năm nhưng thời điểm nhộn nhịp nhất là dịp cận Tết Nguyên đán, từ ngày 17 đến 29 tháng chạp. Các cửa hàng bắt đầu mở bán từ 5h sáng đến tối muộn. 

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 25-1 [tức 23 tháng chạp], lượng lá dong tại các tỉnh đổ về ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái khiến cho giá tăng gấp đôi dù sức mua không cao. Hiện, lá dong rừng có giá 150.000 đồng/100 lá, lá dong quê có giá 120.000 đồng/100 lá, lạt buộc bánh được bán 10.000 đồng/bó. 

Lá dong tại chợ được nhập từ nhiều nơi. Lá dong rừng có nguồn gốc từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, lá dong quê được nhập từ Thanh Oai [Hà Nội], Phủ Lý [Hà Nam]. Chợ Trần Quý Cáp cung cấp các loại lá dong đủ các kích thước từ nhỏ đến lớn nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. 

Bán lá dong tại chợ Trần Quý Cáp hơn 30 năm nay, ông Lê Đình Dũng cho biết: "Lá dong rừng khi gói bánh sẽ cho ra màu xanh đẹp, bánh thơm mà lúc bóc không bị dính lá. Còn dùng lá dong ta [lá dong quê - PV] để gói bánh chưng thì sẽ có màu vàng, muốn xanh phải cho thêm lá riềng, lá dính vào bánh khi bóc".

"Những năm trước nhà tôi gói nhiều lắm, nhưng năm nay chỉ gói ít thôi. Hôm nay, tôi mua 50 lá để gói 10 chiếc bánh chưng cho gia đình. Nay cúng ông Công ông Táo, tôi có mua bánh gói sẵn nhưng ăn không ngon nên vẫn quyết định tự gói", bà Trần Thị Loan [quận Ba Đình, Hà Nội] chia sẻ.

Đã mua lá dong tại chợ hơn 35 năm, ông Đỗ Mạnh Hùng [quận Hai Bà Trưng, Hà Nội] chia sẻ: "Lá dong ở đây năm nào cũng chuẩn, đẹp nên không cần lựa nhiều. Tôi thấy năm nay giá có tăng hơn so với mọi năm, nhưng mình cũng chỉ mua ít nên không ảnh hưởng gì nhiều". 

Nhiều người dân đến mua lá dong về nhà gói bánh chưng để lưu giữ truyền thống

Một tiểu thương cẩn thận cắt tỉa lá dong mới nhập về để lá "hút khách" mua hơn do quá trình vận chuyển về Hà Nội mất nhiều thời gian

Sau khi rửa kỹ bằng nước sạch, lá dong sẽ được cắt tỉa gọn gàng những chỗ úa vàng

Không chỉ bán lá dong, chợ còn bán cả lạt để gói bánh chưng, gói giò

Một khách đến mua hàng chụp lại khung cảnh ở chợ cho người quen để đến mua lá dong

Nhiều người dân tiện đường đi làm về đã tới chợ Trần Quý Cáp để mua lá dong gói bánh chưng ngày Tết

Nhiều khách hàng kỹ tính nên phải 15 - 20 phút mới chọn được lá dong vừa ý

Lá dong ở chợ có chất lượng tốt nên nhiều người còn mua giùm bạn bè

Đào miền Bắc, quất miền Trung, mai Tây Nam Bộ... 'đổ bộ' về TP.HCM đón Tết

Bài và ảnh: HÀ QUÂN - NGUYỄN HIỀN

TPO - Chợ lá dong Ông Tạ [quận Tân Bình, TPHCM] được biết đến là nơi buôn bán lá dong cho người dân gói bánh chưng khá sầm uất mỗi dịp tết đến. Năm nay do dịch COVID-19 ảnh hưởng, người dân mua sắm ít, chợ cũng chỉ còn lưa thưa người bán.

Ghi nhận tại chợ này những ngày cuối tháng Chạp, dọc con đường Cách Mạng Tháng Tám giờ chỉ còn hơn đến chục hộ kinh doanh lá dong. Họ co cụm lại một khu vực trước cổng trường THCS Tân Bình. Khác với mọi năm, ngôi chợ kéo dài vài cây số, sầm uất người mua người bán. Chợ lá dong này có tuổi đời gần 40 năm, nhóm họp vào khoảng 10 ngày cuối năm.

Lá dong năm nay được các tiểu thương bán với giá từ 80 nghìn đến 120 nghìn đồng loại lá lớn [bó 50 lá], lá chuối cũng có bán để gói bánh tét [15 nghìn đồng/kg lá]…Khuôn gói bánh chưng cũng có đủ kích cỡ tùy theo nhu cầu khách. Dây gói bánh với khuôn có giá từ 10 nghìn đồng.

Do dịch bệnh, năm nay các tiểu thương ế ẩm.

Bà Lê Thị Ngọc Đài [tiểu thương có thâm niên trên 10 năm] cho biết, lượng khách năm nay không được đông như mọi năm do tình hình dịch bệnh. “Những bạn hàng hồi xưa nay vẫn còn, còn những sạp nhỏ người ta nghỉ hết rồi. Lá mình nhập từ Gia Kiệm, Đồng Nai”, bà Đài nói.

Chợ lá dong ở Sài Gòn đìu hiu 

Bà Thuỷ có thâm niên hơn 40 năm bán lá dong ở khu chợ này nói rằng năm nay tình hình buôn bán ế ẩm. Dịch bệnh ảnh hưởng nên nhiều người không mặn mà gói bánh chưng, bánh tét như tết các năm trước. “Nhiều mối quen hàng năm giờ cũng không thấy đâu dù hôm nay đã 23 tháng Chạp rồi”, bà Thuỷ trầm ngâm.

Chợ lá dong giờ chỉ còn vài người bán.

Những người bán ở đây cho biết, khách hàng cá nhân vốn là mối quen không thấy đâu, rồi những tổ chức từ thiện mọi năm lấy lá dong số lượng lớn để gói bánh chưng cũng im hơi lặng tiếng. Dù được dự báo sức mua sẽ giảm, các tiểu thương giảm số lượng nhập lá về nhưng lại rơi vào cảnh ế ẩm ngoài dự đoán. “Mình đã giảm 30% số lượng lá dong năm nay nhưng vẫn không bán trôi”, bà Thuỷ nói.

Chợ lá dong Ông Tạ [Quận Tân Bình, TPHCM] được biết đến là nơi buôn bán lá dong cho người dân gói bánh chưng khá sầm uất mỗi dịp tết đến.

Năm nay do dịch COVID-19 ảnh hưởng, người dân mua sắm ít, chợ cũng chỉ còn lưa thưa người bán.

Ghi nhận tại chợ này những ngày cuối tháng Chạp, dọc con đường Cách Mạng Tháng Tám giờ chỉ còn chưa đến chục hộ kinh doanh lá dong.

Khuôn gói bánh chưng cũng có đủ kích cỡ tùy theo nhu cầu khách. Dây gói bánh với khuôn có giá từ 10 nghìn đồng

Lá dong năm nay được các tiểu thương bán với giá từ 80 nghìn đến 120 nghìn đồng loại lá lớn [bó 50 lá], lá chuối cũng có bán để gói bánh tét [15 nghìn đồng/kg lá]…

Họ co cụm lại một khu vực trước cổng trường THCS Tân Bình. Khác với mọi năm, ngôi chợ kéo dài vài cây số, sầm uất người mua người bán.

Hôm 23 tháng Chạp có lác đác người đến mua lá.

Những người bán ở đây cho biết, khách hàng cá nhân vốn là mối quen không thấy đâu, rồi những tổ chức từ thiện mọi năm lấy lá dong số lượng lớn để gói bánh chưng cũng im hơi lặng tiếng.

Dù được dự báo sức mua sẽ giảm, các tiểu thương giảm số lượng nhập lá về nhưng lại rơi vào cảnh ế ẩm ngoài dự đoán.

Văn Minh - Chang Chang

MỚI - NÓNG

TPO - Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS, theo nhiều chuyên gia nhận định đây là điều vô cùng quan trọng. Bộ GD&ĐT cũng nên thông tin rõ về vấn đề, nếu thực hiện đề xuất nói trên, nguồn kinh phí sẽ từ đâu, tức điều kiện nào để đảm bảo đề xuất đó là hợp lý, có thể thực hiện được.

TPO - Con gái diễn viên Trung Ruồi và một bé trai là hai nhân vật mới chuẩn bị lên sóng “Thương ngày nắng về” phần 2.

TPO - Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng cho rằng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu nỗ lực tối đa trong trong việc phòng chống hai loại dịch COVID-19 và sốt xuất huyết, không để xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch. 

Video liên quan

Chủ Đề