Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Đối với mỗi đèn báo được thiết kế trên bảng điều khiển đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Việc hiểu đúng ý nghĩa của những đèn báo đó không phải là chuyện đơn giản ngay cả đối với những tài xế kinh nghiệm lâu năm.

Có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khiến người sử dụng xe không hiểu hết các ký hiệu đèn báo vì có rất nhiều loại đèn báo trên xe ôtô hiện nay, cùng với sự không đồng nhất về vị trí xuất hiện và cách ký hiệu của các hãng. Thậm chí cùng một dòng xe thuộc một thương hiệu cũng có sự khác biệt về đèn báo khi phân phối ở từng khu vực trên toàn cầu.

Vì thế, không quá ngạc nhiên khi có một vài ký hiệu đèn báo lạ lẫm với tài xế ở Việt Nam, nhất là khi chiếc xe sản xuất ở thị trường khác như Châu Âu, Mỹ rồi được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Nắm được ý nghĩa các đèn báo trên taplo xe ô tô sẽ giúp người lái chủ động hơn khi điều khiển phương tiện

Nắm bắt được khó khăn đó nhằm giúp tài xế hiểu được ý nghĩa của các đèn báo từ đó sẽ có những khắc phục kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường. Tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp được 64 ký hiệu đèn khác nhau xuất hiện ở táp-lô xe hơi thường xuất hiện trên các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới.

Trong đó, 12 ký hiệu đèn cảnh báo thường xuyên có mặt trên tất cả các mẫu xe và 16 ký hiệu đèn cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ một tài xe nào.

Sau đây là hình ảnh cũng như chú thích ý nghĩa 64 loại đèn báo trên táp lô xe ô tô mà bất kỳ tài xế nào cũng nên nhớ:

Ngày nay ô tô trở thành phương tiện hết sức phổ biến. Để lái xe an toàn thì người lái xe cần biết cách sử dụng các thiết bị, công tắc trên ô tô một cách chính xác và hiệu quả. Một chiếc ô tô sẽ có một hệ thống dày đặc các nút, công tắc để giúp xe được vận hành hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách Sử dụng công tắc đèn trên xe ô tô cơ bản và chi tiết nhất.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác.
Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay  được bố trí ở phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại đèn mà thao tác điều khiển chúng có sự khác nhau.

– Điều khiển đèn pha cốt : Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc. Núm điều khiển có ba nấc :

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

+ Nấc “1” : Tất cả các loại đèn đều tắt;
+ Nấc “2” : Bật sáng đèn cốt (đèn chiếu gần), các đèn khác (đèn kích thước,
đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ, v.v. . . );
+ Nấc “3” : Bật sáng đèn pha (đèn chiếu xa) và những đèn phụ nêu trên.
+ Nấc “4”: Bật chế độ đèn tự động (đèn tự động sáng nếu cảm biến cường độ
ánh sáng cảm nhận được đến ngưỡng phải bật đèn).

– Điều khiển đèn phá sương mù: Vặn công tắc đèn phá sương mù như trên hình (đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ bật sáng)

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

– Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc về phía trước hoặc phía sau  để xin đường rẽ phải hoặc rẽ trái.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

– Điều khiển bật đèn pha: Khi muốn bật đèn pha (đèn chiếu xa) Người lái xe gạt công tắc đèn lên theo chiều mũi tên như hình vẽ. Khi muốn vượt xe, người lái xe gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo hiệu xin vượt .

Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô tưởng chừng là điều rất đơn giản, nhưng trong thực tế một số tài xế, đặc biệt là “tài mới” vẫn rất lúng túng trong việc bật/tắt, điều chỉnh các loại đèn. Điều này, dẫn đến việc sử dụng đèn pha - cos không đúng cách khi điều khiển xe vào ban đêm hay qua hầm đường bộ… gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác. Thậm chí một số trường hợp còn mất tiền do bị cảnh sát giao thông phạt vì lỗi sử dụng đèn chiếu sáng không đúng.

Vì vậy, nắm rõ tác dụng cũng như cách bật tắt, điều chỉnh hệ thống đèn pha, cos, xi nhan hay đèn sương mù... trên ô tô được xem như bài học vỡ lòng quan trọng với những “tài mới”.

Các loại đèn cơ bản trên ô tô

Về cơ bản, hệ thống chiếu sáng trên mỗi chiếc ô tô gồm có các loại đèn như: đèn chiếu sáng phía trước với hai chế độ pha (chiếu xa) và cos (chiếu gần), đèn xi nhan (signal), đèn định vị ban ngày DRL, đèn hậu và đèn sương mù (hay còn gọi là đèn gầm). Ngoài ra, còn một số loại đèn khác như đèn phanh đèn biển số, đèn trần…

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Công tắc tắt/bật một số loại đèn cơ bản trên ô tô

Trong đó, đèn xi nhan (signal) thường được tích hợp cùng đèn hậu, đèn gương, đèn chiếu sáng phía trước có chức năng phát tín hiệu cho các phương tiện khác khi bạn chuyển làn, chuyển hướng. Đèn chiếu sáng phía trước với 2 chế độ pha, cos được ví như đôi mắt của xe, có chức năng cung cấp ánh sáng, soi đường cho người lái…

Đèn định vị DRL ngoài việc tăng hiệu quả chiếu sáng, thẩm mỹ cho xe còn có chức năng cảnh bảo, giúp các phương tiện khác nhận biết phương tiện khi tham gia giao thông khác. Hiện nay, loại đèn này thường được nhà sản xuất ô tô ứng dụng công nghệ đèn LED vào thiết kế. Trong khi đó, đèn sương mù giúp các tài xế tăng khả năng nhận biết các phương tiện tham gia giao thông trong điều kiện khói bụi, mưa phùn, sương mù…

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Đèn chiếu sáng phía trước với 2 chế độ pha, cos được ví như đôi mắt của xe

Cách bật/tắt, sử dụng hệ thống đèn trên ô tô

Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay, công tắc bật/tắt, điều chỉnh đèn pha (chiếu xa), đèn cos (chiếu gần), đèn xi nhan, đèn định vị ban ngày DRL hay đèn sương mù… thường được bố trí trên cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Mỗi dòng xe có thiết kế công tắc điều khiển đèn khác nhau

\n

Trên cần điều khiển này, thường có các ký hiệu bật/tắt (on/off) đèn pha, ký hiệu đèn định vị, đèn sương mù và ký hiệu Auto (đèn tự động)… Người lái chỉ cần xoay công tác điều khiển để tắt/mở từng loại đèn. Tuy nhiên, trên một số dòng xe, công tắc bật tắt các loại đèn này thường được thiết kế theo dạng núm xoay, tích hợp trên bảng táp-lô đặt phía bên trái vô lăng. Vì vậy, trước khi khi sử dụng một chiếc ô tô người lái, đặc biệt là các “tài mới” nên chú ý quan sát, làm quen để thao khi lái xe.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Để mở đèn chiếu sáng phía trước, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha (thường có biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha). Khi được bật, đèn chiếu sáng phía trước của xe sẽ thường mặc định ở chế độ chiếu gần (cos). Để chuyển sang chế độ đèn chiếu xa (pha), người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước. Lúc này, trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha) để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha. Ngược lại khi đẩy cần về phía sau (phía người lái) đèn sẽ chuyển sang chế độ chiếu gần (cos).

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Để chuyển sang chế độ đèn chiếu xa (pha), người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước

Trong một số trường hợp, để phát tín hiệu cảnh báo cho xe phía trước, người lái có thể nháy đèn pha, thông qua việc đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 - 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái).

Khi muốn chuyển làn đường, chuyển hướng di chuyển của xe… người lái chỉ cần gạt cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở đèn xi nhan. Cụ thể, để bật đèn xi nhan phải, người lái chỉ cần gạt cần điều khiển này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở.

Ký hiệu đèn pha trên ô tô

Để bật đèn xi nhan phải, người lái chỉ cần gạt cần điều khiển này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở

Tượng tự, để bạt đèn sương mù, đèn định vị ban ngày DRL… người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này. Mỗi xe có cách thiết kế công tắc điều chỉnh đèn khác nhau, vì vậy để có thể nắm rõ, người dùng nên đọc sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.

Lưu ý, khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước ô tô di chuyển trong nội thành, có khá nhiều người dân, phương tiện đi lại… người lái nên để chế độ chiếu gần (đèn cos) để tránh làm chói mắt, ảnh hưởng đến người và phương tiện đi ở chiều ngược lại. Khi bạn di chuyển trên đường cao tốc, đường trường ngoại ô, đường 2 chiều có dải phân cách có thể để ở chế độ đèn chiếu xe (đèn pha) để có tầm nhìn được bao quát hơn.