Kỹ thuật Điện tử - truyền thông Đại học Bách Khoa

Chương trình

Ngành

Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sỹ: 5,5 năm
  • Đào tạo Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sĩ: 8,5 năm

Chương trình đào tạo

Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Chương trình kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử - Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano.

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

Kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng các kiến thức toán học và khoa học cơ bản, các kiến thức cơ sở ngành, các kiến thức cốt lõi ngành kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, mô phỏng, triển khai, vận hành và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Kỹ năng:

  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

Ngoài ra, sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông có thể tham gia chương trình song bằng với các trường Đại học đối tác theo các mô hình sau:

  • Mô hình 2+2 trong đó 2 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Wollongong, Úc để được cấp bằng cử nhân của cả hai trường.
  • Mô hình 4+2 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Telecom ParisTech, Cộng hòa Pháp để được cấp song bằng: bằng Thạc sĩ của Trường ĐHBK Hà Nội và bằng Kỹ sư của Đại học Telecom ParisTech.
  • Mô hình 4+1+3 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội để lấy bằng cử nhân, 1 năm học chương trình Thạc sĩ tại ĐHBK Hà Nội và 3 năm học chương trình Tiến sĩ tại Viện KAIST, Hàn Quốc để được cấp bằng Tiến sĩ của hai trường.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

95% có việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức lương khởi điểm trung bình từ 8-20 triệu đồng/ tháng.

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế và tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số… kỹ sư kiểm thử phần mềm.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện, phát thanh truyền hình.

Khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông trở thành một trong những ngành mở ra nhiều cơ hội nhất cho các bạn trẻ. Là một trong những trường đào tạo hàng đầu về điện tử – viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội là cái tên được rất nhiều người chú ý. Hôm nay hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn review chi tiết để các bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông của ĐHBK HN nhé!

Điện tử viễn thông đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng 4.0

1. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì?

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành nghiên cứu về việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại nhất để tạo ra các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, Tivi,…. Nhờ đó giúp con người xây dựng được hệ thống mạng thông tin liên lạc toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin được tiến hành thuận lợi bất chấp thời gian và không gian khác nhau.

Ngành này gồm có hai lĩnh vực chính:

        Điện tử: Nghiên cứu và chế tạo ra vi mạch điện tử, đây chính là bộ não điều khiển tất cả các hoạt động của thiết bị thông minh

        Viễn thông: Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tạo nên mạng viễn thông [thiết bị truyền thông tin từ đầu phát đến đầu thu] gồm có những thành phần chính là: thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch, thiết bị đầu cuối, môi trường truyền.

2. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?

Khoa Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hiện đang rất hot của Bách Khoa ở hiện tại và cả trong tương lai. Khi theo học, bạn sẽ được lựa chọn một trong các chuyên ngành:

        Điện tử và kỹ thuật máy tính: chuyên về lập trình cho các hệ thống nhúng

        Kỹ thuật thông tin – truyền thông: chuyên về hệ thống viễn thông, kỹ thuật truyền số liệu.

        Kỹ thuật y sinh: chuyên nghiên cứu các thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh

        Kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ: nghiên cứu về các loại máy bay máy bay tự hành

        Kỹ thuật Đa phương tiện: nghiên cứu về các thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ của các thiết bị thu âm,…

Nội dung chương trình học:

Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn có thể theo học hệ cử nhân [4 năm], hệ kỹ sư [5 năm], hệ tích hợp cử nhân – thạc sĩ [5,5 năm] hoặc Hệ Cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ [8,5 năm]. Bên cạnh đó, bạn cũng có cơ hội tham gia chương trình song bằng với các đối tác của trường theo mô hình:

        2+2: 2 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2 năm cuối sẽ học tại Đại học Wollongong của Úc, được cấp bằng cử nhân của cả 2 trường

        4+2: 4 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2 năm sau học tại Đại học Telecom ParisTech của Pháp. Sau 6 năm bạn sẽ nhận được bằng Thạc sĩ của ĐH BK HN và bằng kỹ sư của Đại học Telecom ParisTech.

        4+1+3: 4 năm đầu học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội lấy bằng cử nhân của ĐHBKHN, 1 năm tiếp theo học Thạc sĩ tại ĐHBK HN và 3 năm cuối học chương trình Tiến sĩ ở viện KAIST [Hàn Quốc], sau đó bạn sẽ có bằng Tiến sĩ của cả 2 trường.

Vẫn chưa hết, sinh viên Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội còn có thể chọn học chương trình tiên tiến. Ở đây, ngôn ngữ giảng dạy sẽ hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên hàng đầu trong nước và quốc tế.

Một lựa chọn khác cho các bạn sinh viên yêu thích điện tử – viễn thông là chương trình liên kết với Đại học Leibniz Hannover [Đức]. Một số điểm khác biệt của chương trình này là:

– Ngôn ngữ đào tạo bằng tiếng Việt và đến năm 3 bạn sẽ được học một số môn bằng tiếng Đức với giảng viên nước ngoài.

– Giai đoạn 1 [4 năm đầu: bạn sẽ học tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa hai trường, ngôn ngữ học là tiếng Việt và được học tăng cường 5 kỳ tiếng Đức.

– Đến giai đoạn 2 bạn sẽ được lựa chọn:

+ Nếu có đủ điều kiện chuyên môn và ngoại ngữ bạn sẽ chuyển sang học bằng thạc sũ của Đại học ĐH Leibniz Hannover [Đức]

+Nếu không chuyển tiếp bạn có thể tiếp tục học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa hai trườn. Làm luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Sau đó nếu có nguyện vọng bạn có thể học tiếp 1 năm để lấy bằng thạc sĩ.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ra trường làm gì?

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông: Ngành học mở ra nhiều cơ hội

Qua những phần trên bạn cũng hiểu được Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành “thay đổi văn minh nhân loại”. Chính vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho ngành này vô cùng lớn. Bạn có thể làm việc tại:

        Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất, phát triển các sản phẩm điện tử: chuyên viên tư vấn, vận hành, thiết kế, điều hành kỹ thuật; chuyên gia thiết kế chipset [bộ phận không thể thiếu của các thiết bị thông minh]; nghiên cứu viên phát triển sản phẩm thiết bị điện tử, công nghệ ứng dụng như truyền vẫn vật lý ứng dụng, công nghệ di động,…

        Công ty cung cấp dịch vụ internet: Kỹ sư thiết kế và xây dựng hệ thống hạ tầng truy cập internet; kỹ sư sư phân tích tích hợp các hệ thống, dịch vụ gia tăng, ứng dụng trên các cơ sở hạ tầng sẵn có.

        Công ty viên thông: chuyên viên thiết kế truyền dẫn, bảo trì, vận hành; chuyên viên quy hoạch, thiết kế mạng và tối ưu mạng; trưởng bộ phận kỹ thuật,…

        Đài phát thanh truyền hình, công ty tư vấn mạng viễn thông: chuyên viên thiết kế, tư vấn, vận hành, điều hành kỹ thuật

        Các hãng thiết bị: chuyên viên quản lý kỹ thuật và sản phẩm, quản lý dự án kinh doanh

        Các tập đoàn, công ty đa quốc gia về Điện tử – Viễn thông

Theo thống kê, 95% sinh viên khoa Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội có việc làm ngay sau một năm tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 8-20 triệu đồng. Điều này đủ thấy được sức hấp dẫn của ngành đáng để các bạn cân nhắc đúng không nào!

Video liên quan

Chủ Đề