Iatf là gì

Chất lượng của các linh kiện ô tô là yếu tố được nhiều người quan tâm bởi nó có ảnh hưởng sự an toàn của người sử dụng. Để minh chứng hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô đạt chuẩn, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá chứng nhận IATF 16949 – một tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp ô tô được thừa nhận và công nhận quốc tế.

chứng nhận IATF 16949

IATF LÀ GÌ?

IATF là Hiệp hội Ô tô Quốc tế, viết tắt của cụm từ tiếng Anh “International Automotive Task Force”. Tổ chức IATF được thành lập vào đầu những năm 1990 gồm các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành công nghiệp ô tô.

IATF 16949 LÀ GÌ?

IATF 16949 là tên gọi của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô do Hiệp hội Ô tô Thế giới [International Automotive Task Force – IATF] và Hiệp hội ô tô Nhật Bản – [Japan Automobile Manufacturers Association – JAMA], với sự hỗ trợ của Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 176 – Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – xây dựng và phát triển. Đây là tiêu chuẩn quốc tế có tính chất tự nguyện được công bố lần đầu tiên vào năm 1999. Tiêu chuẩn IATF 16949 được dùng cho quá trình đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô của một doanh nghiệp.

PHIÊN BẢN TIÊU CHUẨN IATF 16949 MỚI NHẤT

Hiệp hội Ô tô Quốc tế IATF lần lượt tung ra 4 phiên bản tương ứng với năm phát hành của tiêu chuẩn IATF 16949, cụ thể:

  • Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:1999 [Năm 1999]
  • Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2002 [Năm 2002]
  • Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 [Năm 2009]
  • Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 [Năm 2016]

Tính tới nay, Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là phiên bản mới nhất hiện nay, trong đó có một số thay đổi sau:

  • Tiếp cận quá trình dựa trên cơ sở phân tích rủi ro
  • Bổ sung các yêu cầu về an toàn sản phẩm
  • Bổ sung yêu cầu quản lý sản phẩm có cài đặt phần mềm ở nhiều điều khoản
  • Cụ thể hóa yêu cầu về năng lực chuyên gia đánh giá nội bộ và chuyên gia đánh giá bên thứ hai
  • Cụ thể hóa các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
  • Bổ sung các yêu cầu về xác định và truy vết nguồn gốc
  • Bổ sung quy định phải có quá trình quản lý bảo hành nếu có nhu cầu từ khách hàng.
  • Văn bản hóa việc áp dụng nguyên tắc “ngăn ngừa lỗi” [error-proofing]
  • Thông qua cấu trúc cấp cao [High Level Structure_ như trong ISO 9001:2016

CHỨNG NHẬN IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng nhận IATF 16949 hay cấp chứng chỉ IATF 16949 [IATF 16949 Certification] là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận IATF 16949 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận IATF 16949:2016 nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô của doanh nghiệp.

CHỨNG CHỈ IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng chỉ IATF 16949 hay giấy chứng nhận IATF 16949 [IATF 16949 Certificate] là bằng chứng chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp [nếu có]. Giấy chứng nhận IATF 16949 hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận IATF 16949 có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN IATF 16949

Chứng nhận IATF 16949 phù hợp với các đối tượng sau trong chuỗi cung ứng ô tô :

  • Cơ sở diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị
  • Nhà cung cấp các chi tiết gia tăng giá trị, các thành phần, sản phẩm, lắp ráp bán thành phẩm và dịch vụ tham gia vào chuỗi cung cấp cho nhà sản xuất thiết bị gốc – OEM
  • Đơn vị sản xuất ra các nguyên vật liệu sản xuất, các chi tiết; các sản phẩm lắp ráp, hoặc cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị để hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như xử lý nhiệt, hàn, sơn, mạ điện…. cho các nhà sản xuất thiết bị gốc [OEM] có áp dụng tiêu chuẩn này.

Chứng nhận IATF 16949 KHÔNG phù hợp với các đối tượng sau :

  • Chuỗi cung cấp phương tiện cơ giới đối với hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, hoặc không sử dụng trên đường dành cho giao thông
  • Các chi tiết ô tô phục vụ cho dịch vụ sau bán hàng được sản xuất theo yêu cầu của các nhà sản xuất thiết bị gốc có đăng ký với IATF, nhưng không được mua hoặc xuất thông qua các nhà sản xuất này.
  • Các nhà sản xuất công cụ, thiết bị sản xuất, đồ gá, cấu kiện, khuôn đúc… được sử dụng trong công nghiệp ô tô.
  • Các chi tiết ô tô được tái sản xuất, làm lại.
  • Các trung tâm phân phối, kho hàng, đơn vị bao gói chi tiết, hỗ trợ dịch vụ hậu cần [logistics] và dịch vụ tiếp theo đó.
  • Các chức năng hỗ trợ [phi sản xuất, kể cả on-site hoặc off-site] sẽ không được cấp chứng nhận IATF 16949 một cách độc lập mà phải được đánh giá và được bao gồm trong chứng nhận IATF 16949 của cơ sở sản xuất mà các bộ phận chức năng này hỗ trợ.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016 PDF

STT Tiêu đề Nội dung
Điêu khoản 1 Phạm vi áp dụng
Điều khoản 2 Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3 Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản 4 Bối cảnh tổ chức Tìm hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức
Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
Điều khoản 5 Sự lãnh đạo Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo
Chính sách chất lượng
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
Điều khoản 6 Hoạch định Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu
Hoạch định các thay đổi
Điều khoản 7 Hỗ trợ Nguồn lực
Năng lực
Nhận thức
Trao đổi thông tin
Tạo lập, cập nhật và kiểm soát thông tin dạng văn bản
Điều khoản 8 Thực hiện Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch
Thiết kế phát triển sản phẩm, dịch vụ
Kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
Sản xuất và cung cấp dịch vụ
Sản xuất và cung cấp dịch vụ
Kiểm soát đầu ra không phù hợp
Điều khoản 9 Đánh giá kết quả thực hiện Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
Đánh giá nội bộ
Đầu vào và đầu ra xem xét của lãnh đạo
Điều khoản 10 Cải tiến Sự không phù hợp và hành động khắc phục
Cải tiến liên tục

Phụ lục

→ Xem thêm Tiêu chuẩn IATF 16949:2016

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

  1. Về mặt quản lý doanh nghiệp
  • Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng trong chuỗi cung ứng ô tô
  • Giúp quản lý hoạt động một cách khoa học
  • Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  • Xác định, giảm thiểu và loại bỏ các rủi ro
  • Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định hơn
  • Tiết kiệm chi phí xử lý sự cố
  • Tiết kiệm chi phí thu hồi, xử lý sản phẩm không đạt yêu cầu
  • Tiết kiệm chi phí bồi thường, vi phạm chất lượng sản phẩm
  • Hạn chế các thiệt hại về mặt kinh tế do sản phẩm không đảm bảo chất lượng
  • Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận
  • Đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm
  • Củng cố niềm tin cho khách hàng
  • Chiếm lĩnh thị trường
  • Củng cố và phát triển thị phần
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực
  • Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN IATF 16949:2016

Bước 1: Đăng ký chứng nhận IATF 16949

Doanh nghiệp tiến hành khai báo các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu do tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận IATF 16949

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá IATF 16949

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận gồm có kế hoạch và chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận IATF 16949 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xem xét kỹ hợp đồng, tiến hành ký kêt và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 [Stage 1 Audit]

Đánh giá viên rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu IATF 16949 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 [Stage 2 Audit]

Chuyên gia của Tổ chức chứng nhận xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp IATF 16949 của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó trình bày những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ IATF 16949

Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn IATF 16949 được áp dụng theo đúng quy định.

Bước 6: Cấp chứng chỉ IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục [nếu có]

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Theo quy định, chứng nhận IATF 16949:2016 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 và luôn có hiệu lực.

Bước 8: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN IATF 16949

  1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn

Tổ chức chứng nhận IATF 16949 sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về mặt thời gian, sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo cuộc đánh giá diễn ra theo đúng tiến độ.

  1. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Vì vậy, mọi nhân viên cần biết tiêu chuẩn IATF 16949 là gì, cuộc đánh giá diễn ra khi nào, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò ra sao trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình

Trong quá trình đánh giá chính thức, Tổ chức chứng nhận sẽ rà soát và xét duyệt toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoàn thành chứng nhận IATF 16949.

→ Xem thêm Tư vấn IATF 16949 để tìm hiểu về chi tiết quy trình, hồ sơ IATF 16949 cần có

  1. Hoàn thiện cơ sở vật chất

Bên cạnh hệ thống tài liệu IATF 16949 thì hiện trạng cơ sở, nhà xưởng cũng là yếu tố quan trọng chứng minh cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị và kiểm tra lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

CHI PHÍ CHỨNG NHẬN IATF 16949?

Về cơ bản, chi phí chứng nhận IATF 16949 trong vòng 3 năm thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí năm giám sát thứ hai

Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận IATF 16949 khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp

  • Quy mô: Số lao động bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

DỊCH VỤ MIỄN PHÍ ĐI KÈM CỦA CHÚNG TÔI

  • Đào tạo ATLĐ các nhóm
  • 01 khóa học Public về IATF 16949
  • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thức
  • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của Chúng Tôi

————————————————————————————————————————————————————-

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu chứng nhận IATF 16949, vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698 để được hướng dẫn một cách cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề