Lãi suất 1.7 là bao nhiêu

Lãi suất cho vay của ngân hàng và các công ty tài chính biến đổi theo từng gói vay, từng thời kỳ và cả thỏa thuận giữa người cho vay và bên đi vay. Trong đó, ngân hàng nhà nước sẽ có nhiệm vụ đưa ra mức lãi suất chuẩn để các bên cho vay dựa vào đó đưa ra hạn mức lãi phù hợp. Vậy lãi suất 1,5% là bao nhiêu, mức lãi này có cao hay không và có thuộc diện cho vay nặng lãi hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Lãi suất là gì?

Lãi suất có hai loại gồm lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ xin mổ sẻ các vấn đề có liên quan đến lãi suất cho vay. Lãi suất là chênh lệch phần trăm giữa tiền cho vay với mức lãi trong một thời kỳ nhất định [Thường tính theo năm] do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận với khách hàng.

Ở tầm vĩ mô thì lãi suất cho vay được xem là một công cụ điều chỉnh để chống lạm pháp xảy ra, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Do đó, lãi suất cơ bản sẽ do ngân hàng nhà nước đưa ra và các ngân hàng sẽ dựa vào mức lãi suất cơ bản này để đưa ra con số phù hợp với ngân hàng của mình.

Ở góc độ nhỏ hơn thì lãi suất cho vay chính là người đi vay có thể là các cá nhân hay tổ chức đưa ra những quyết định vay vốn có lợi nhất cho mình. Còn đối với bên cho vay là các ngân hàng hay các công ty tài chính thì lãi suất chính là một công cụ, một kênh thu hút khách hàng thông qua sự cạnh tranh lành mạnh nhất.

Tham khảo thêm: Lãi suất kép là gì

Các loại lãi suất phổ biến hiện nay

Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đến các hoạt động tín dụng ở các ngân hàng hoặc ở các công ty tài chính khác, thường xuyên có nhu cầu vay tiền hoặc gửi tiết kiệm thì sẽ thấy lãi suất hiện nay gồm có những loại cơ bản sau:

  • Lãi suất cơ bản: Các ngân hàng dùng lãi suất cơ bản dơ ngân hàng nhà nước đưa ra trong từng thời kỳ làm cơ sở ẩn định hoặc điều chỉnh lãi suất kinh doanh của mình.
  • Lãi suất tiền gửi: Chênh lệch phần trăm giữ tiền gửi ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố như hạn mức tiền gửi, thời gian gửi tiền, loại hình tiền gửi và các gói tiết kiệm.
  • Lãi suất cho vay: Là chênh lệch phần trăm mà người đi vay sẽ phải trả thêm cho ngân hàng và thường tính theo thời hạn là một năm một. Lãi suất này cũng sẽ thay đổi theo các gói vay cũng như là mục đích vay vốn của bạn.
  • Lãi suất liên ngân hàng: Là chênh lệch phần trăm các khoản vay mà các ngân hàng hỗ trợ, cho nhau vay để duy trì hoạt động của mình thông qua thị trường liên ngân hàng.
  • Lãi suất triết khấu: Là số tiền mà khách hàng sẽ phải bỏ ra để trả cho ngân hàng khi vay với các hình thức triết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ giá trị khác. Và mức lãi suất này có thể trả trước cho ngân hàng

Lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện bao nhiêu %

Như đã nói ở trên, các ngân hàng sẽ chỉ dựa vào mức lãi suất cơ bản mà ngân hàng nhà nước đưa ra để đưa ra lãi suất cho vay phù hợp. Trong đó, giới hạn về lãi suất cao nhất sẽ không thể vượt quá 5 lần mức lãi suất cơ bản. Nếu lớn hơn 5 lần thì người cho vay sẽ phạm tội danh cho vay nặng lãi và sẽ bị xử theo luật định.

Mức lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay khoảng 1.3%, 1.4% ,1.5%, 1.6% / tháng, thấp hơn mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng cho phép. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lãi suất tham khảo còn trên thực tế thì các ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh lãi suất thường xuyên để phù hợp với tình hình kinh tế, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tình hình kinh doanh của nhà băng.

Chúng ta có thể tham khảo mức lãi suất cho vay mà các ngân hàng lớn đang đưa ra gồm:

  • Gói vay tín chấp ngân hàng techcomBank áp dụng lãi suất từ 13,78 18,64%/năm
  • Gói vay tín chấp ngân hàng MaritimeBank áp dụng lãi suất từ 10 17%/năm
  • Gói vay tín chấp ngân hàng Shinhan Bank áp dụng lãi suất từ 12% năm
  • Gói vay tín chấp ngân hàng VPBank áp dụng lãi suất từ 15,96 21%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng BIDV áp dụng lãi suất 7,5%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng Vietinbank áp dụng lãi suất 7,7%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng Maritime Bank áp dụng lãi suất 6,99 7,49%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng VIB áp dụng lãi suất 6,69 8,4%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng OCB áp dụng lãi suất 5,99%/năm
  • Gói vay thế chấp ngân hàng ABBank áp dụng lãi suất 7,58 7,79%/năm

Tham khảo thêm: Một số ngân hàng cho vay tiền trả góp hằng tháng lãi suất thấp

Lãi suất 1,5%/ tháng có phải là cho vay nặng lãi không?

Lãi suất 1,5%/ tháng là bao nhiêu và có cao không?

Do chưa có số liệu cụ thể về hạn mức vay tiền hay số tiền vay mà chúng tôi chưa thể giúp bạn trả lời lãi suất 1,5%/ tháng là bao nhiêu. Tuy trên, dựa vào những số liệu về lãi suất mà chúng tôi vừa đề cập ở trên thì có thể thấy mức lãi suất 1,5%/ tháng là khá cao so với các ngân hàng đang áp dụng hiện hay.

Cụ thể, gói vay của các ngân hàng sẽ có mức lãi giao động từ 6% đến 22%/ năm. Nếu mức lãi là 1,5%/ tháng sẽ tương đương với 18%/ năm và con số này khá là lớn. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy rằng chỉ có các gói vay tín chấp ngân hàng mới có mức lãi cao như vậy. Còn lại nếu bạn vay theo hình thức thế chấp thì lãi suất sẽ rẻ hơn nhiều.

Và theo quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự người cho vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm khi cho vay với mức lãi suất là 1,5%/ tháng. Bởi luật đã quy định rất rõ ràng các gói vay hợp pháp sẽ hưởng mức lã suất cao nhất không vượt quá 20% số tiền vay trong 1 năm bạn nhé.

Vậy nên, khi đi vay vốn ngân hàng hay các công ty tài chính bạn cần thật chú ý quan tâm đến lãi suất cho vay. Hãy tính toán lãi suất tháng sang lãi suất năm xem số % tiền lãi có đúng quy định hay không, Nếu thấp hơn bạn nên vay còn nếu cao hơn bạn có thể thông báo với cơ quan chức năng để có hướng xử lý kịp thời.

Tất cả những hành vi cho vay với lãi cao hơn gấp 5 lần mức cho phép của pháp luật có thể bị quy vào tội danh cho vay nặng lãi và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Có thể bị phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm nếu gây ra những thiệt hại lớn và nguy hiểm cho xã hội bạn nhé.

Cách tính lãi suất vay của các ngân hàng

Hiện nay, các gói vay vốn của ngân hàng đang được tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc và dư nợ giảm dần. Công thức tính toán cụ thể như sau:

Cách tính Lãi suất theo dư nợ gốc ban đầu sẽ không thay đổi và giữ nguyên cho đến ngày tất toán hợp đồng vay vốn. Công thức tính chi tiết là: Số Tiền Bạn Phải Trả Hàng Tháng = Dư Nợ Gốc*Lãi Suất Năm/Thời Gian Vay

Cách tính Lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ thay đổi sau mỗi lần bạn trả nợ ngân hàng và chỉ tính dựa vào số dư nợ hiện tại. Và càng về sau khi dự nợ thấp hơn thì bạn sẽ càng tốn tín tiền lãi hơn. Công thức cụ thể như sau:

  • Tiền Gốc Hàng Tháng = Số Tiền Vay/Số Tháng Vay
  • Tiền Lãi Tháng Đầu = Số Tiền Vay * Lãi Suất Vay Theo Tháng
  • Tiền Lãi Các Tháng Tiếp Theo = Số Tiền Gốc Còn Lại * Lãi Suất Vay

Xem chi tiết thêm:Công Thức và Cách Tính Lãi Suất Vay Theo Dư Nợ Giảm Dần

Nếu như bạn muốn biết chi tiết Lãi suất 1.3% 1.4% 1.5% 1.6% 1.7% 1.8% 1.9% là bao nhiêu? Có Cao Không? thì hãy để lại số liệu cụ thể có liên quan đến khoản tiền mà mình đã vay hoặc sắp vay để chúng tôi đưa ra cây trả lời chi tiết. Còn tại thời điểm này, nếu muốn vay tín chấp hoặc thế chấp với lãi thấp bạn có thể tham khảo dịch vụ của một số ngân hàng như TPBank, VIB, Sacombank, SHB, VPBank, Agribank nhé.

Thông tin tham khảo hữu ích:

  • Vay liên ngân hàng là gì Và cách tính lãi suất như thế nào?
  • Hạn mức thấu chi là gì vay thấu chi lãi suất bao nhiêu?
  • Vay mua xe Trả Góp Ngân hàng Shinhan Bank Lãi suất bao nhiêu?
  • Cho vay ngắn hạn là gì? Và cách tính Lãi suất bao nhiêu?
  • Vay ngân hàng 600 triệu lãi bao nhiêu 1 tháng
Lãi suất 1.3% 1.4% 1.5% 1.6% 1.7% 1.8% 1.9% là bao nhiêu? Có Cao Không?
4.3 [86.67%] 15 vote[s]

Video liên quan

Chủ Đề