Lãi suất vay ngân hàng năm 2014 mới nhất năm 2022

Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.

Lãi suất huy động đang nóng dần 

Cuộc đua lãi suất huy động nóng dần kể từ thời điểm cuối năm 2021. Ngay sau Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] nâng mức lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm trong tháng đầu tiên, với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất cao kỷ lục tại VPBank. Điều kiện khách hàng phải gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho khách hàng chưa có tiền gửi online hoặc khách hàng mới trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm gửi tiền.

Không chỉ VPBank gia nhập "đường đua tăng lãi suất”, trước đó SCB tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.

Eximbank tăng 0,1 - 0,3%/năm; OCB tăng 0,2%/năm.

GPBank công bố biểu lãi suất tiền gửi mới áp dụng từ ngày 8.12 ghi nhận mức tăng đồng loạt 0,3% so với tháng 11 ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Techcombank công bố biểu lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân mới nhất áp dụng từ ngày 15.12 tăng 0,25-0,4% so với tháng trước ở tất cả kỳ hạn. 

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 2.2022, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 5,75 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.


Lãi suất ngân hàng đã rục rịch tăng từ cuối năm ngoái. Ảnh TL

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,25% cho kỳ hạn 13 tháng.  

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là SCB với mức lãi suất là 6,65% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm. 

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất năm 2022 ra sao? 

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: Với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng Trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.


Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng Trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo Báo Lao động

16:10' - 16/03/2022

BNEWS NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng. cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

ề đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn [người vay dưới chuẩn]. Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động  sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành [1,5-2%/năm] ngay trong năm 2020 [thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực] và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng. tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021. Đặc biệt. bằng chính nguồn lực tài chính của mình, hệ thống các tổ chức tín dụng.  đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng./.

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 là 4,8%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Quyết định số 2196/QĐ-NHNN ngày 24/12/2020.

Lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà ở năm 2022 là 4,8%/năm [Ảnh minh họa]
 

Căn cứ Thông tư 11/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 32/2014/TT-NHNN, những đối tượng được áp dụng mức hỗ trợ lãi suất cho vay về nhà ở bao gồm: Người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội...

Độc giả có thắc mắc liên quan đến bài viết vui lòng liên hệ 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề