Hoàng quý phi tiếng Anh là gì

Quý phi [chữ Hán: 貴妃; Bính âm: guìfēi], là một danh hiệu dành cho phi tần trong hậu cung của các nước Đông Á.

Trong ngôn ngữ bình thường, Quý phi thường hay được hiểu nôm na là một danh từ ám chỉ một phi tần rất được sủng ái, địa vị tôn quý, chứ không phải một danh hiệu riêng.

Bạn đang xem: Quý phi là gì

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì nhà Hán và Tây Tấn, không có cách dùng Quý phi, phi tần được gọi là Phu nhân, Chiêu nghi hoặc Tiệp dư. Vào thời Lưu Tống, Tống Hiếu Vũ Đế thiết lập Tam phu nhân, bao gồm: [Quý phi; 貴妃], [Quý tần; 貴嬪] và [Quý nhân; 貴人]. Đó là lần đầu tiên danh hiệu Quý phi xuất hiện trong lịch sử, phẩm vị ngang Tướng quốc[1]. Nhà Bắc Chu cũng theo đó lập Quý phi thuộc hàng Tam phu nhân, gồm: [Quý phi; 貴妃], [Trưởng Quý phi; 長貴妃] và [Đức phi; 德妃][2][3][4].

Xem thêm: Look After là gì và cấu trúc cụm từ Look After trong câu Tiếng Anh

Vào thời nhà Tùy, Quý phi đứng đầu hậu cung, cùng [Thục phi; 淑妃], [Đức phi; 德妃] hợp xưng Tam phu nhân, vị Chính nhất phẩm chỉ dưới Hoàng hậu[5]. Thời nhà Đường tiếp tục giữ vị trí độc tôn của Quý phi, cùng với [Thục phi], [Đức phi] lại thêm [Hiền phi; 贤妃] gọi chung là Tứ phu nhân. Đến thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, từng bỏ Tứ phi để cải thành [Huệ phi; 惠妃], [Lệ phi; 麗妃] và [Hoa phi; 華妃], nhưng sau lại trở về như cũ để sách phong cho Dương Ngọc Hoàn, tức Dương Quý phi.

Vào đầu triều đại nhà Minh, có các Phi kèm phong hiệu như [Ninh phi; 寧妃], [Thuận phi; 順妃], nhưng có bậc Quý phi là cao nhất, như Thành Mục Quý phi Tôn thị của Minh Thái Tổ[6], Chiêu Hiến Quý phi Vương thị của Minh Thành Tổ. Hiếu Cung Chương hoàng hậu Tôn thị khi làm Quý phi, do được Minh Tuyên Tông sủng ái nên cũng có [Kim bảo; 金寶] như Hoàng hậu, mở đầu cho việc Quý phi được hưởng nhiều đặc ân như Hoàng hậu suốt hai triều Minh và Thanh về sau[7].

Đến thời Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, do sủng ái Vạn Quý phi nên phong Vạn thị làm Hoàng quý phi, đứng đầu chúng phi, từ đó sự độc tôn của Quý phi bị thay thế bởi Hoàng quý phi. Sang thời nhà Thanh, Quý phi trở thành cấp bậc thứ hai trong hậu cung, chỉ có hai người cùng lúc tại vị, vị thứ xếp sau Hoàng quý phi [xem thêm ở Hậu cung nhà Thanh].

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo thêm: Địa Chỉ Email Có Nghĩa Là Gì ? Làm Thế Nào Để Có Một Địa Chỉ Email?

Hậu cung ở Việt Nam, trước thời Lê sơ đều khó khảo được. Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi [貴妃], Minh phi [明妃], Kính phi [敬妃].
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu [三昭]: Chiêu nghi [昭儀], Chiêu dung [昭容], Chiêu viên [昭媛].
    • Tam tu [三修]: Tu nghi [修儀] Tu dung [修容], Tu viên [修媛].
    • Tam sung [三充]: Sung nghi [充儀], Sung dung [充容], Sung viên [充媛].
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư [婕妤], Dung hoa [傛華], Tuyên vinh [宣榮], Tài nhân [才人], Lương nhân [良人], Mỹ nhân [美人].

Thời nhà Nguyễn, Gia Long Đế đặt các thứ bậc nội cung. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi [貴妃], Minh phi [明妃], Kính phi [敬妃];
  • [Tam tu; 三修]: Tu nghi [修儀] Tu dung [修容], Tu viên [修媛];
  • [Cửu tần; 九嬪]: Quý tần [貴嬪], Hiền tần [賢嬪], Trang tần [莊嬪], Đức tần [德嬪], Thục tần [淑嬪], Huệ tần [惠嬪], Lệ tần [麗嬪], An tần [安嬪], Hòa tần [和嬪];
  • [Tam chiêu; 三昭]: Chiêu nghi [昭儀], Chiêu dung [昭容], Chiêu viên [昭媛]
  • [Tam sung; 三充]: Sung nghi [充儀], Sung dung [充容], Sung viên [充媛].
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư [婕妤], Dung hoa [傛華], Nghi nhân [儀人], Tài nhân [才人], Linh nhân [靈人], Lương nhân [良人];

Từ năm Minh Mạng thứ 17 [1836], Nguyễn Thánh Tổ chấn chỉnh nội đình, quy định cung giai 9 bậc, hàng Phi là hai bậc đầu, gọi là [Nhất giai Phi; 一階妃] và [Nhị giai Phi; 二階妃]. Mỗi giai có 3 tước, sắp các chữ trước sau là cao thấp phân biệt, theo quy định năm đó thì [Quý phi] là đứng đầu. Định ước này tiếp tục giữ vào thời Nguyễn Hiến Tổ, và nguyên phối của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng hậu đã được phong làm Quý phi vào năm Thiệu Trị thứ 6 [1846]. Sang thời Nguyễn Dực Tông, tước Quý phi bị thay bằng [Thuận phi], và từ đó tước [Quý phi] biến mất trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ còn Hoàng quý phi ở vị trí độc tôn mà thôi.

Xem thêm: Phèn là gì? Bị chê phèn trên Facebook là gì? – Thiết bị vệ sinh công nghiệp Palada

Nhân vật nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phan Ngọc Nhi – sủng phi của Đông Hôn hầu Tiêu Bảo Quyển.
  • Trương Lệ Hoa – sủng phi của Hậu chủ Trần Thúc Bảo.
  • Vi Khuê – phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
  • Dương Quý phi – sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, một trong những Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc.
  • Độc Cô Quý phi – sủng phi của Đường Đại Tông Lý Dự, không phải Hoàng hậu hay Đế mẫu nhưng có thụy hiệu Hoàng hậu.
  • Quách Quý phi – nguyên phối của Đường Hiến Tông Lý Thuần và là sinh mẫu của Đường Mục Tông Lý Hằng.
  • Trương Quý phi – sủng phi của Tống Nhân Tông Triệu Trinh.
  • Vạn Trinh Nhi – sủng phi của Minh Hiến Tông Thành Hóa Đế, là vị quý phi đầu tiên được sách phong Hoàng quý phi.
  • Viên Quý phi – phi tần của Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế, bị Tư Tông ép tự sát tập thể khi nhà Minh sụp đổ nhưng may mắn thoát chết.
  • Ý Quý phi – phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sau là Từ Hi Thái hậu.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hậu cung nhà Thanh
  • Hậu cung nhà Nguyễn
  • Quý nhân
  • Phi [hậu cung]
  • Tần [hậu cung]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sử ký Tư Mã Thiên
  • Hán thư
  • Nam sử

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Phi tần.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Tổ chức của chế độ Quân Chủ

ĐẾ QUỐC / EMPIRE Hoàng đế: Emperor Nữ hoàng [đế]: Empress Regnant Hoàng hậu: Empress Consort Hoàng Thái Hậu: Empress Dowager [mẹ hoàng đế] Thái Hoàng Hậu: Grand Empress Dowager [bà hoàng đế]

[Phương Tây theo Công giáo, trọng đạo một vợ một chồng nên không có các danh xưng cho vợ lẽ của hoàng đế như phương Đông. Tuy vậy, “hoàng phi” có thể được dịch là imperial consort. Hoàng phi có thể chỉ chung tất cả các vị phi của hoàng đế.]

Nếu cha của hoàng đế còn sống sẽ được gọi là:

Thái thượng Hoàng đế: Grand Emperor / Grand Imperial Sire Thái thượng Hoàng hậu: Grand Empress Consort

[sau khi Thái Thượng Hoàng Đế mất thì Thái Thượng Hoàng Hậu sẽ trở thành Hoàng Thái Hậu]

Bảo Long -Hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam

Con cái:

Hoàng thái tử: Imperial Crown Prince Hoàng tử/Vương gia: Imperial Prince Hoàng nữ/Công chúa: Imperial Princess VƯƠNG QUỐC / KINGDOM Quốc vương: King Nữ [Quốc] vương: Queen Regnant Vương hậu: Queen Consort Vương Thái hậu: Queen Dowager

[Phương Tây theo Công giáo, trọng đạo một vợ một chồng nên không có các danh xưng cho vợ lẽ của quốc vương như phương Đông. Tuy vậy, “vương phi” có thể được dịch là Royal Consort. Vương phi có thể chỉ chung tất cả các vị phi của quốc vương].

Thái thượng Vương: Grand King Thái thượng Vương hậu: Grand Queen Consort Vương thế tử: Crown Prince Vương tử/Công tước: Prince/Duke Vương nữ/Quận chúa: Princess Thái giám: Eunuch

[Tại những “đế quốc” khi tước vương được dùng để phong cho hoàng tử hoặc người có công thì vợ cả của vương tước cũng chỉ được gọi là vương phi, không thể gọi là vương hậu].

Hình Ảnh Việt Nam tham khảo từ: Đại Việt Cổ Phong, Viet Garden, Wikipedia

Quảng Cáo: Đúc tượng đồng, làm tượng chân dung.... từ hình ảnh chụp/ tranh vẽ

Video liên quan

Chủ Đề