Làm lại bằng lái xe b2 mất bao nhiêu tiền năm 2024

Người dân cần nắm rõ chi phí, thủ tục và các loại giấy tờ cần thiết trước khi đi cấp lại, đổi giấy phép lái xe

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định có một số loại Giấy phép lái xe [GPLX] gồm A1, A2, A3 sẽ không có thời hạn. Tuy nhiên, các hạng GPLX còn lại sẽ đều có thời hạn và đến khi hết giá trị sử dụng phải cấp đổi lại để tiếp tục điều khiển phương tiện một cách hợp pháp.

Hiện nay, có 2 nơi cấp đổi GPLX là Tổng Cục đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các tỉnh, thành phố. Trước khi đi đổi bằng lái tại một trong hai cơ quan nói trên, người dân cần chuẩn bị đầy đủ một số loại giấy tờ, được quy định tại Thông tư 12.

Cụ thể, đối với người muốn cấp lại GPLX đã hoặc sắp hết hạn, hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe [nếu có], giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định [trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3], bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

Còn đối với người muốn đổi GPLX, ngoài những giấy tờ kể trên, người dân cần chuẩn bị đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe [thay cho đơn đề nghị cấp lại GPLX] và cần có thêm bản sao GPLX.

Trang dịch vụ công đổi GPLX

Bên cạnh đó hiện nay, việc đăng ký cấp đổi giấy phép lái xe cũng có thể thực hiện qua mạng. Người dân truy cập vào dichvucong.gplx.gov.vn và khai đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Tuy nhiên, dịch vụ công đổi GPLX qua mạng mới chỉ đang ở cấp độ 3, đồng nghĩa với người người dân vẫn phải đến cơ quan giải quyết đã chọn để hoàn tất các thủ tục và nhận GPLX đã được đổi.

Về phần chi phí, với giấy khám sức khoẻ của người lái xe, người muốn cấp lại, đổi GPLX có thể tới các trung tâm y tế quận, huyện để được khám, xét nghiệm và cấp giấy với chi phí khoảng hơn 300.000 đồng [cần chuẩn bị ảnh 3x4 để dán vào giấy khám sức khoẻ].

Thêm vào đó, lệ phí cấp lại, đổi GPLX là 135.000 đồng/ lần [theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016]. Như vậy, tổng chi phí để hoàn thành việc cấp lại, đổi GPLX chưa tới 500.000 đồng.

Sau khi chuẩn bị hết các giấy tờ hồ sơ yêu cầu, người dân đến 1 trong 2 cơ quan đã nêu để làm thủ tục. Thời gian nộp, kiểm tra hồ sơ, chụp ảnh và đóng lệ phí chỉ khoảng từ 5 – 10 phút.

Tổng hợp các chi phí đổi GPLX:

STT Hạng mục Chi phí 1 Phí cấp đổi GPLX 135.000 đồng 2 Giấy khám sức khỏe 320.000 đồng 3 Chụp ảnh [3X4 hoặc 4X6] 40.000 đồng 4 Phô tô 5.000 đồng

Tổng chi phí

500.000 đồng

Theo Báo Giao thông

Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết review về chiếc xe của chính mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Honda City E có lợi thế khi trở thành mẫu sedan cỡ B số tự động rẻ nhất thị trường, trong khi đó Toyota Vios E-CVT sỡ hữu nhiều trang bị hơn.

Dưới đây là những giấy tờ cần thiết bạn phải chuẩn bị để làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe B2 nếu bị mất.

Giấy tờ xin cấp lại bằng lái xe B2 bị mất

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe bị mất theo quy định có mẫu ban hành.

- Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe B2 bị mất [nếu có]. Hoặc đơn xin trình báo mất giấy phép lái xe có xác nhận của công an hoặc UBND xã/phường…

- Giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân [CMND] hoặc hộ chiếu bản photocopy và bản chính khi đi nộp thủ tục.

Sau đó, bạn đến trực tiếp Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải để xin cấp lại bằng lái xe B2 bị mất.

Cần nắm rõ những loại giấy tờ để làm thủ tục xin cấp lại bằng B2 nếu bị mất. Ảnh: LĐO

Quy định cấp lại bằng B2 bị mất

Mất bằng lái xe B2 lần thứ nhất, sẽ có 3 trường hợp cụ thể như sau:

- Bằng lái xe B2 bị mất còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn sử dụng dưới 3 tháng dù còn hồ sơ gốc hay không đều được cấp lại bằng lái xe mà không cần thi sát hạch.

- Bằng lái xe B2 bị mất khi quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm sẽ phải tham gia thi sát hạch lý thuyết.

- Bằng lái xe B2 bị mất khi quá hạn sử dụng trên 1 năm sẽ phải thi sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành.

Mất bằng lái xe B2 lần thứ 2 trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp lại lần 1, nếu đáp ứng đủ yêu cầu đề ra như: Có tên trong quản lý thi sát hạch lái xe, không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ bằng thì bạn sẽ phải tham gia thi sát hạch và lý thuyết để được cấp lại bằng hạng B2.

Đối với những trường hợp bị mất bằng lái xe B2 để bị mất lần thứ 3 trở lên trong 2 năm kể từ lần cấp lại gần nhất, bạn sẽ được cấp lại bằng lái xe sau 2 tháng kể từ khi hoàn thành hồ sơ. Tuy nhiên trường hợp này bạn sẽ phải thi sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành.

Mất bằng lái xe B2 làm lại mất bao lâu?

Sau thời gian bao lâu tôi được nhận giấy phép lái xe ô tô B2: Theo quy định tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT , nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ và không có thiếu sót gì thì sau 02 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp lại bằng lái xe cho bạn.

Học bằng lái xe ô tô B2 bao lâu?

Theo quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì Thời gian đào tạo hạng b2 là: 588 giờ [lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420]; Như vậy với thời gian khoảng 588 giờ như vậy sẽ tương đương là 3 tháng đào tạo đối với hạng B2.

Lệ phí thi bằng lái xe B2 là bao nhiêu?

Tổng cộng lệ phí thi bằng B2 là: 450,000đ/người. Khoản lệ phí thi sát hạch 450,000đ/ người này nhà nước thu, người dự thi đóng trực tiếp tại sân thi vào ngày thi sát hạch.

Học bằng lái xe B2 bao lâu 2023?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe như sau: - Hạng B1 [số tự động] lên B1: 120 giờ [thực hành: 120]; - Hạng B1 lên B2: 94 giờ [lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50];

Chủ Đề