Làng đồng kỵ ở đâu

Làng gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ

Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ bắt đầu khởi động từ những năm 1960 và nó bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1980 đến nay với các sản phẩm bàn ghế, tủ đứng, tủ chè,... theo các phong cách giả cổ và hiện đại đang có mặt trên khắp cả nước với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Cùng với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây thì bộ mặt của Đồng Kỵ cũng có nhiều biến đổi với nhiều Showroom, nhà xưởng, quy mô làng cổ được mở mang lớn trực thuộc vào khu công nghiệp Từ Sơn. 

Đồng Kỵ đã thu hút được khoảng 200 doanh nghiệp, khoảng 2300 hộ gia đình và hơn 100 cửa hàng cung cấp vật tư, giới thiệu và bán sản phẩm ở địa phương. Các hoạt động liên quan đến đồ gỗ ở Đồng Kỵ đã giải quyết việc làm cho 12300 lao động, trong đó có 49% là lao động nữ và có 42% số lao động từ các địa phương khác. Ngoài việc kinh doanh Đồng Kỵ còn mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên các tỉnh. 

Với bản năng kinh doanh trong con người Đồng Kỵ có truyền thống lâu đời. Họ đã nắm bắt được xu thế phát triển bền vững của thị trường, biết liên kết giữa các khâu hay những sản phẩm thế mạnh của từng vùng, rộng hơn là họ đã đưa văn hóa Á Đông vào trong sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng và được hội tụ lại trong các gian hàng của làng nghề Đồng Kỵ. Những con người được sinh ra trên quê hương Đồng Kỵ đều có thể trở thành những ông chủ bà chủ. Chính người dân nơi đây mới thật sự là ông tổ của làng nghề. Đây cũng chính là nơi được cho là làng giàu nhất Việt Nam với nhiều giám đốc và xe hơi.


Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ
 

Làng nghề mộc, chạm, khắc Phù Khê

Phù Khê là một xã thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm cách Hà Nội 25km về hướng Nam. Theo các bậc trưởng lão thì làng được thành lập từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thịnh vượng đến đời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Khi đó nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách rất lớn, nghệ nhân tài giỏi từ các nơi tập trung về Phù Khê rất đông, dần hình thành nên ngôi làng chạm khắc có tiếng đến ngày nay.

Các sản phẩm của làng nghề Phù Khê là chạm khắc Rồng, đồ thờ cúng cho đến đồ gia dụng,... Nghề mộc Phù Khê không chỉ có từ lâu đời mà còn đa dạng phong phú đạt đến trình độ tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao. Trong những năm tháng kháng chiến ngành nghề chạm khắc Phù Khê có những lúc bị trùng xuống, nhưng từ năm 1990 đến nay thì nghề mộc, chạm khắc Phù Khê lại phát triển rực rỡ. Sản phẩm không những chỉ dừng lại trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Cách truyền nghề của Làng nghề Phù Khê theo hình thức "cha truyền con nối", tuy nhiên hiện nay các Nghệ nhân nơi đây sẵn sàng truyền nghề cho tất cả những ai tâm huyết với nghề này.


Một sản phẩm của làng nghề Phù Khê


Làng nghề gò, đúc Đồng ở Đại Bái

Làng nghề gò,đúc Đồng ở Đại Bái hay còn gọi là làng Bưởi Nồi, thuộc xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội khoảng 35 km. Ngôi làng nằm trên một dải đất cao trên bờ sông Bái Giang [một nhánh của sông Thiên Đức cũ]

Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng,... với nghề Đúc đồng truyền thống, từ xưa làng là đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình và cho đến đầu thế kỷ XI mới được phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền lo tổ chức sản xuất và tạo mẫu, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư"

Nghề gò đồng Đại Bái qua nhiều năm thăng trầm cùng với sự phát triển của công nghệ đã không chỉ dừng lại trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao như chạm khắc thủ công mỹ nghệ. Người Đại Bái năng động đã làm ra một loạt hàng trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, các bộ đồ trà, rượu, tranh gò đồng nổi,…

Đó là xu hướng tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội với sự giao lưu rộng rãi mà sản phẩm nghệ thuật chạm bạc và khảm tam khí trở nên đắt giá, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Sự phát triển này đã đem lại cho Đại Bái nói chung và nghề đúc đồng truyền thống nói riêng một chỗ đứng mới trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ thuật, tự trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng,... tìm kiếm thị trường xuất khẩu.


Sản phẩm của làng nghề đúc Đồng Đại Bái


Làng nghề Tranh ở Đông Hồ hay còn gọi là làng Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ với tên đầy đủ là Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam, với xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh được in trên giấy Điệp với đường nét và màu sắc đơn giản mà đặc biệt. Hình ảnh tranh Đông Hồ với dòng Sông Đuống đã khá quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam hình ảnh của nó đã được đi vào trong văn thơ và vào trong chương trình học phổ thông hiện nay.

Ngày xưa, Tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho người dân nhân dịp lễ, Tết. Người dân mua tranh về dán trên tường, đến năm mới lại lột ra dán tranh mới. Tranh ở đây được tiêu thụ rất nhiều, người dân trong làng hầu như ai cũng làm tranh.

Ngày nay, công nghệ phát triển nên tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước. Người dân cũng không còn thói quen mua tranh dán tường vào mỗi dịp tết đến xuân về. Số nghệ nhân còn theo nghề cũng còn lại rất ít. Tuy nhiên, với nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống, làng nghề tranh Đông Hồ được quy hoạch lại như một địa điểm du lịch, kiểu dáng cũng được tân trang cho phù hợp với tình hình thị trường, tranh được in thành nhiều kiểu khác nhau và được đóng khung,... vì vậy thu hút khá đông khách trong và ngoài nước đến mua tranh về làm kỷ niệm hoặc tặng nhau. Hoặc một số nhà hàng, khách sạn cũng đặt những khổ tranh lớn để trang trí phòng khách, nhà ăn,... 

Với phong cảnh đẹp, Nằm cạnh dòng sông Đuống, gần các di tích lịch sử như: Kinh lăng Dương Vương, chùa Phật tích. Sự kết hợp giữa du lịch và làng nghề truyền thống ở làng tranh Đông hồ đang được tận dụng, phát huy và đạt hiệu quả cao. Làng tranh cũng dần dần được hồi sinh sau thời gian dài có nguy cơ bị, mai một lãng quên.


Làng tranh Đông Hồ


Làng Gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nằm cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Làng Phù Lãng có lịch sử làm gốm lâu đời bắt đầu từ thế kỷ 13, tương truyền ông tổ gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú, ông đã học được cách làm gốm trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc và về truyền dạy trong nước.

Chất liệu gốm Phù Lãng được tạo nên từ "xương" đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm, Bắc Giang. Đến với Phù Lãng ta được lạc và một không gian đậm chất của một làng gốm cổ. Các sản phẩm chủ yếu là: Chum, lọ, vại, bình,... Mặc dù không còn đông đúc người làm gốm như trước đây, nhưng những nghệ nhân trẻ năng động không chỉ sản xuất những loại gốm cổ nữa mà còn tìm đến cả những dòng gốm mỹ nghệ để bắt kịp thời đại. Tuy nhiên hồn cốt của gốm Phù Lãng được tạo nên bởi vẻ mộc mạc, dân dã của nước men da lươn trông vừa thanh nhã, vừa bền đẹp. Chính những nét dân dã, bình dị và hiếu khách nơi đây đã tạo nên cho Phù Lãng trở thành một trong những nơi nên đến khi đến Bắc Ninh du lịch và cũng thu hút được khá nhiều khách là các bạn trẻ về tham quan và tìm hiểu cũng như chụp ảnh phong cảnh làng quê.


Hình ảnh Gốm Phù Lãng

Ngoài các làng nghề trên, trên địa bàn Bắc Ninh còn một số làng nghề khác cũng đang trên đà được khôi phục và phát triển như: Làng nghề sắt thép Đa Hội, làng tre Xuân Lai, làng giấy Phong Khê,... Tuy nhiên sự các hoạt động của các làng nghề còn rời rạc chưa có sự tập trung và quy hoạch cũng như định hướng phát triển, người dân đa phần làm tự phát và theo mùa. Quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu.

Trong những năm đầu 2000 - 2015, thôn Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, nay là phường Đồng Kỵ được xem là khu vực kinh tế trọng điểm của huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh bởi sự phát triển thăng hoa của nghề gỗ mỹ nghệ.

Chỉ trong thời gian ba năm, từ 2000 - 2003, tại đây đã có gần 500 trăm doanh nghiệp tư nhân ra đời, nên nhiều người vẫn nói vui rằng nơi đây là “Làng giám đốc” hay “Làng tỷ phú”, bước chân ra ngõ là gặp giám đốc.

Việc ví von này cũng chẳng ngoa, bởi chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp nơi đây là biết vận dụng cơ chế thị trường, thạo buôn bán, cho nên nhiều người thợ vốn chỉ quen với tay đục, tay tràng đã mạnh dạn đứng lên lập doanh nghiệp, vươn mạnh ra thị trường trong nước và quốc tế.

Quang cảnh đìu hiu vắng khách tại các cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ.

Sự phát triển “nóng” của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ kéo dài đến những năm 2015 thì bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân do hàng hóa sản xuất ra nhiều song đầu ra hạn chế, thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc nay tụt dốc thê thảm; lượng khách mua ngày một ít đi.

Các đơn vị có thương hiệu, uy tín thì vẫn còn hoạt động cầm chừng, nhưng đối với những cở sở sản xuất mới, vốn mỏng, thị trường hẹp thì cơ bản đã giải thể hoặc chuyển ngành nghề kinh doanh, thậm chí phá sản. Đặc biệt từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đến nay, đã có không ít cửa hàng phải đóng cửa, nhà nào còn mở thì cũng đìu hiu, vắng vẻ, khách xem hàng đã ít, khách mua hàng lại càng ít hơn.

Các cửa hàng bày bán sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ luôn trong cảnh chờ khách.

Ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hiệp hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, cho biết, hiện nay tình hình kinh doanh của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là rất kém và đang rơi vào tình trạng thất thu, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng sản xuất đều bị ứ đọng, ế ẩm.

Ngày trước, vào thời cao điểm của việc buôn bán hưng thịnh, dọc các con đường vào làng, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng đục đẽo, tiếng khoan, tiếng máy cưa, máy xẻ rộn ràng ngõ xóm. Còn hiện nay, nhà nào nhà nấy cũng chỉ sản xuất cầm chừng, mỗi xưởng nhân công làm chỉ còn một vài người, thậm chí có xưởng phải tạm ngưng hoạt động, công nhân thì không có việc làm.

“Hàng hóa ế ẩm không bán được, vốn bị ứ đọng, nhiều chủ cơ sở lâm vào tình cảnh khốn khó khi trót vay tiền ngân hàng để “ôm hàng” mà không kịp quay vòng vốn. Những lô gỗ được mua vào ở thời điểm giá cao nay tụt xuống một nửa mà cũng không có người mua, cộng với tiền vay lãi sinh sôi, nhiều cơ sở rơi vào cảnh mất trắng” - ông Vũ Quốc Vương cho biết thêm.

Nhiều chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ Đồng Kỵ đang gặp rất nhiều khó khăn khi sản phẩm không tiêu thụ được.

Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất gỗ đang lâm vào cảnh khó khăn, gia đình anh Dương Văn Mười 46 tuổi, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã hơn 20 năm nay cho biết, những năm trước đây gia đình anh và các chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ ở địa phương làm ăn thuận buồm xuôi gió, kinh tế khá giả.

Thời gian gần đây do phải nhập nguồn nguyên liệu gỗ từ Lào, Campuchia về với giá thành cao, nhưng sản phẩm làm ra lại không bán được, hàng hóa bị tồn động nên thường xuyên phải bù lỗ. Hàng tháng gia đình anh Mười phải gánh số tiền lãi của khoản vay gần 20 tỷ đồng, chưa kể số tiền vốn đầu tư của gia đình.

Những bộ bàn ghế Đồng Kỵ giá trị cao nhưng bị " ế ẩm" không có người mua.

Do vậy, giờ đây gia đình anh Mười đang lâm vào hoàn cảnh rất “bi đát” về kinh tế. Nếu tình trạng này cứ kéo dài đến hết năm nay và sang đầu năm sau thì có rất nhiều hộ gia đình kinh doanh, sản xuất gỗ của Đồng Kỵ cùng vướng vào cảnh vỡ nợ, trắng tay.

“Gia đình tôi vừa bị ngân hàng siết nợ một ngôi nhà. Còn ngôi hiện nay gia đình đang ở cũng trong tình trạng chờ gán nợ. Trước đây, cơ sở sản xuất của tôi lúc nào cũng có mấy chục nhân công nhưng hiện giờ phải cho nghỉ hết. Hiện nay thanh niên và người dân Đồng Kỵ lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều" - anh Mười ngậm ngùi chia sẻ.

Cái giá phải trả khi quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?

Lý giải cho tình trạng này, nhiều chủ cơ sở sản xuất tại Đồng Kỵ cho biết, từ trước cho đến giờ, thị trường chính của làng nghề chủ yếu vẫn là Trung Quốc, nên thương lái Trung Quốc dừng thu mua sản phẩm thì tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm chừng, nếu không muốn phá sản.

Theo Anh Chử Văn Nhung, Chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Việt Trung ở Đồng Kỵ, thị trường Trung Quốc nếu gặp thời điểm tốt thì 1 cơ sở sản xuất bình quân mỗi 1 tháng ra hàng khoảng 3 - 5 sản phẩm có giá trị rơi vào vài trăm triệu. Nhưng hiện trạng bây giờ thậm chí có nhiều gia đình 6 tháng không bán được bộ sản phẩm nào.

“Mặc dù cứ vài năm tình trạng trên lại tái diễn một lần nhưng làng nghề vẫn chưa thực sự tìm được hướng giải quyết sao cho tối ưu nhất. Thị trường Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đóng băng kéo theo các doanh nghiệp nhập khẩu tại Đồng Kỵ cũng lao đao” - anh Nhung nói.

Anh Vũ Văn Quyền, chủ một cơ sở kinh doanh đồ gỗ ở Đồng Kỵ cũng cho biết: "Những năm trước, thị trường gỗ đang lên, nhiều người làm ăn phất lên nhanh chóng, nhưng sau đó thị trường đảo chiều, nhiều người lúc ôm gỗ thì giá cao, đến khi bán ra giá thấp khiến lợi nhuận sụt giảm, thâm hụt cả vào vốn gốc. Lúc thị trường đi lên, người ta vay nhiều để làm cố, cứ nghĩ giá còn lên nữa, nhưng hóa ra sau giá càng ngày càng xuống thấp và họ không kịp bán, thế là lỗ”.

Những sản phẩm đồ gỗ cao cấp của Đồng Kỵ hiện giờ đang " đóng băng" do thị trường Trung Quốc không tiêu thụ.

Trong khi thị trường Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đóng băng thì thị trường trong nước cũng không mấy khả quan, sức tiêu thụ chậm, yêu cầu cạnh tranh mẫu mã lại khắt khe, mặt hàng tiêu dùng chính cũng chỉ là sản phẩm từ gỗ hương, gỗ mun có giá thành vừa phải. Riêng loại gỗ trắc có giá đắt đỏ gấp 2-3 lần thì chủ yếu thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung Quốc.

Ông Dương Đức Sinh, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết, hiện nay Đồng Kỵ chỉ còn khoảng gần 100 doanh nghiệp kinh doanh gỗ và sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, do hàng hóa ế ẩm nên nhiều hộ gia đình lâm vào tình trạng phá sản. Hơn 40 % các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất đã bỏ nghề truyền thống để chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để cầm cự, gồng gánh trả nợ ngân hàng.

"Từ đầu năm đến nay có hàng trăm thanh niên của địa phương đến UBND phường xin xác nhận sơ yếu lý lịch để đi đến các công ty tìm kiếm việc làm. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn thì không còn ai tiếp tục theo nghề đồ gỗ Đồng Kỵ nữa.

Do nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản, bị ngân hàng siết nợ thu hồi tài sản, nên vừa qua UBND phường đã phải phối hợp với Công an thị xã Từ Sơn và Chi cục Thi hành án để cùng các ngân hàng giải quyết vấn đề vay nợ với doanh nghiệp" - ông Dương Đức Sinh thông tin.

Ông Dương Đức Sinh, Chủ tịch UBND Phường Đồng Kỵ [TX. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh]

Lối thoát nào cho Đồng Kỵ?

Anh Nguyễn Hồng Sơn, một khách hàng hiếm hoi từ tỉnh Phú Thọ đến mua sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ trong thời điểm này cho biết: “So về giá thành và chất lượng thì sản phẩm của Đồng Kỵ vẫn hơn với các thị trường làng nghề khác. Tuy nhiên, các sản phẩm phải có mẫu mã mới, chất lượng đảm bảo, kỹ thuật tốt thì mới giữ được khách hàng vì thị trường”.

Theo ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ, tình trạng đìu hiu ở làng nghề Đồng Kỵ trong thời gian tới sẽ còn bi đát hơn nếu các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ không thay đổi tư duy, cải thiện công nghệ máy móc. Phải thay đổi các mẫu mã, chủng loại gỗ làm sao để hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để thuận lợi cho khách hành kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Ngoài ra là thay đổi tư duy, cải thiện công nghệ máy móc.

Các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề Đồng Kỵ chưa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Các cơ quan chức năng ngành gỗ cần rà soát lại tình hình tồn động sản phẩm của làng nghề để chấm dứt các mặt hàng gỗ quý hiếm có nguồn gốc từ Lào, Campuchia, Thái Lan. Đồng thời các doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất cần xâm nhập dần các thị trường mới khó tính. Làm sao phải sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong thị trường nội địa, các loại gỗ phải thân thiện với môi trường.

"Hiệp hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đang xây dựng kế hoạch chương trình Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của người dân làng nghề và các doanh nghiệp địa phương với ngành gỗ Việt Nam. Đồng thời thiết lập chương trình làng nghề khởi nghiệp để kêu gọi các tổ chức đứng lên hỗ trợ, ưu đãi cho làng nghề" - ông Vũ Quốc Vương cho biết thêm.

Theo ông Dương Đức Sinh, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ: Đa phần các chủ cơ sở sản xuất của Đồng Kỵ đang không chú trọng việc phát triển các mặt hàng ở thị trường nội địa. Mặc dù thị trường nội địa không mua bán ào ạt, chậm nhưng mà chắc.

Để tiếp tục duy trì được làng nghề, cách tốt nhất là thay đổi đối tượng mua bán hàng, ưu tiên cho khách nội địa. Về mặt tài chính, tiền lãi không cao nhưng là cách tốt để vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn này, tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu của làng nghề truyền thống trong thời gian tới.

“Hiện, chính quyền địa phương đang cùng các doanh nghiệp kêu gọi sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức, các cá nhân để có thêm nguồn vốn "chống lưng" cho các sản phẩm trong thời điểm bị ứ đọng.  Trong đó, UBND phường Đồng Kỵ đang liên kết huy động sự đầu tư của hai doanh nghiệp của Hàn Quốc với kinh phí 500 tỷ đồng để tháo gỡ khó khăn, giải quyết tình trạng hiện nay của làng nghề” - ông Sinh nói.

Không chỉ riêng thị trường đồ gỗ mỹ nghệ mà rất nhiều mặt hàng khác của Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc. Nếu các doanh nghiệp tại đây không tạo được chỗ đứng ổn định, mẫu mã sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu thi hiếu của khách hàng, tập trung nghiên cứu thị trường nội địa làm nền tảng vững chắc, đồng thời vươn ra các nước khác trên thế giới thì có lẽ tình trạng như Đồng Kỵ sẽ còn tái diễn.

Các cơ sở sản xuất sản phẩm đồ gỗ ở Đồng Kỵ luôn ở trong thế bị động, trông chờ và phụ thuộc… Cứ đà này tiếp diễn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân địa phương Đồng Kỵ sẽ dần bỏ nghề truyền thống để tìm kiếm công việc khác nhằm mưu sinh. Như vậy, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ lẫy lừng một thời có thể bị “xóa sổ”./.

Video liên quan

Chủ Đề