Quan hôn tang tế nghĩa là gì

8
183 KB
1
75

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Miền Trung - Tây Nguyên VẤN ĐỀ QUAN, HÔN, TANG, TẾ CỦA CÁC GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY ? TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG * I. Đặt vấn đề Quan, hôn, tang, tế là bốn điển lệ có giá trị tinh thần hết sức quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay, bốn điển lệ này đã có nhiều thay đổi nhưng nó vẫn là những quy ước tạo nên một nền văn hóa lành mạnh. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX những hủ tục nặng nề trong nhân dân đã được cụ Phan Bội Châu cảnh báo, phê phán đả kích mạnh mẽ những tập quán, phong tục hủ lậu của nông thôn đã và đang được thi hành. Ông tấn công toàn diện vào những nghi lễ cơ bản của xã hội, trước hết là những biểu hiện của tục thờ cúng tổ tiên, tế lễ thần linh. Đến nay, 15 năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình xa hoa, lãng phí trong hôn nhân, tế lễ, tang ma lại càng trầm trọng hơn và nhất là mê tín, hay khoe khoang và vẫn còn nhiều hủ tục nặng nề trong các gia đình, dòng họ Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. II. Vấn đề quan, hôn, tang, tế của các gia đình, dòng họ ở Thừa Thiên Huế hiện nay Như chúng ta đã biết, Quan là một loại lễ nghi nhằm mục đích làm cho người con trai tự nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong xã hội mà ra sức học tập và thi hành đạo lý, trở thành một nhân tố tốt cho xã hội. Lễ gia quan xưa kia cũng chính là kỳ vọng của bậc cha mẹ đặt vào đứa con trai, mong cho con nên người làm vẻ vang cho dòng dõi và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp nên thường tổ chức long trọng cho họ hàng, xóm giềng cùng biết. Đây chính là một tập tục tốt đẹp, được người xưa coi trọng, thế * Đồ vàng mã cúng trong ngày 23.5 âm lịch - Ngày thất thủ kinh đô 1885. nhưng trải qua bao thăng trầm của các thời đại, hiện nay không còn chút dấu vết gì nữa. Mặc dù lễ gia quan đã mất, thế nhưng vấn đề trọng nam khinh nữ lại còn đặt nặng lên đời sống của những cặp vợ chồng trong gia đình, trong thành viên của mỗi dòng họ. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin nói về những hủ tục, lạc hậu và những việc chưa được trong đời sống gia đình, gia tộc ở Thừa Thiên Huế hiện nay nhằm góp phần hạn chế những việc không đáng có trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, tâm linh để cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh. 1. Quan niệm về trai, gái Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày văn hóa truyền thống trong gia đình, dòng họ. Trước đây, ở Huế tính gia trưởng không hoàn toàn cứng nhắc mà ngược lại “định chế dòng đích ở vùng Huế không cứng Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế. Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 17 Miền Trung - Tây Nguyên nhắc trong việc thờ cúng tổ tiên. Con cả có vai trò quan trọng: nổi bật trong tang lễ trong y phục, cây gậy cầm tay, bước đi thụt lùi trước linh cữu; nhưng nếu vắng mặt thì người em kế lên thay thế [không có con trai thì lấy con trai thứ của người em trai - bởi con cả thừa tự cho cha]. Gia đình con trai thứ vẫn thiết trí thờ vọng tổ tiên, thờ thần, Phật và bản thân họ có thể phụng sự tổ tông khi dòng đích không thừa tự hay trưởng tử ở xa quê. Gia tộc kỳ vọng con trai, nhất là con đầu lòng nhưng vẫn vui mừng khi đón nhận bé gái chào đời, không khinh miệt. Lúc còn sống, phận gái lo lắng việc hiếu nhà chồng lẫn cha, mẹ đẻ; lúc chết, mới chỉ được riêng nhà chồng thờ cúng. Trường hợp tình duyên trắc trở hồi tôn hoặc ở rể [không có con trai, con trai sống ở xa] thì con gái vẫn đảm nhận nghĩa vụ cao cả này, trật tự gia phong buộc con trai nếu lo lắng mộ phần, phải chu toàn từ bậc cao, cố, ông bà đến cha mẹ, riêng người con gái, được theo chữ hiếu tâm thành [có thể xây lăng cho cha mẹ… mà không nhất thiết tuân thủ trật tự trên]”.1 Tuy nhiên, hiện nay vấn đề trọng nam khinh nữ tại các làng quê ở Thừa Thiên Huế đang có chiều hướng Cảnh đội họ ba trong đám cưới. 18 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng quay trở lại, người ta vẫn thường hỏi thăm nhau siêu âm hoặc sinh con trai hay con gái. Ở những gia đình bình dân còn có tục lệ nhốt trâu để chờ sinh con trai mà ăn mừng. Còn nghe tin sinh con gái thì lập tức thả trâu ra, coi như không mừng gì nữa cả. Hoặc khi nghe tin vợ chuẩn bị sinh con trai thì người chồng xuống sông lặn ngụp để cho vợ sinh nhanh và dễ dàng. Khi sinh con, nhất là con trai, người nhà, dòng họ coi như đó là một tin mừng lớn vì có con trai để nối dõi tông đường. Nếu cặp vợ chồng nào chẳng may sinh con một bề toàn gái thì họ phải sinh thật nhiều, sinh đến khi nào có con trai thì thôi. Sinh nhiều con trai cũng thể hiện vai vế của gia đình, dòng họ trong các sinh hoạt cộng đồng. Chính vì sự mặc cảm, tự ti của việc trọng nam khinh nữ mà đã có nhiều vụ ẩu đả, chửi bới thậm chí tuyệt đường lui tới nhà người thân hoặc nhà thờ họ. Chính vì trọng con trai hơn con gái khiến việc kết hôn mà không sinh được con trai trở thành áp lực nặng nề cho người phụ nữ. Có những trường hợp khi siêu âm biết con gái thì quyết định phá thai để Miền Trung - Tây Nguyên đợi sinh đợt khác mong có con trai. Cũng có những trường hợp rơi vào mê tín dị đoan mà đi cầu đảo, cúng bái tại các am thờ, điện hoặc lên chùa gửi cửa Phật để mong có được con trai nhưng cuối cùng vẫn không được như ý mà còn tiền mất, tật mang, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế cũng rơi vào trường hợp tương tự, người Tà Ôi trong quan niệm của mình xưa và nay vẫn thích cho con trai đi học vì họ cho rằng trong xã hội người con trai là chuẩn mực, trong gia đình người con trai là trụ cột chính. Sau này bố mẹ già sẽ ở với con trai, con trai nuôi, nếu con trai có học thì bố mẹ sẽ sung sướng. Còn con gái thì lớn sẽ lấy chồng về phục vụ cho nhà chồng thì không nên học. Chính vì lẽ đó mà ngày nay tỷ lệ học sinh nữ đến trường rất ít và nạn lấy chồng sớm là một trong những nguyên nhân thất học ở các em.2 2. Những hủ tục trong hôn nhân Trước đây, việc cưới xin trở thành nỗi ám ảnh đối với nhà nghèo, bởi sự tồn tại của tục thách cưới và lệ tiền cheo. Với các nghi lễ và lệ tục đó, việc cưới xin thường rất tốn kém “…chú rể phải đem trầu cau, rượu làm lễ cáo yết thần Thành hoàng của làng nhà gái và nộp tiền lễ cho làng. Nó như một thứ thuế theo lệ làng mà người nào muốn cưới con gái trong làng đều phải đóng góp cho làng thì làng mới công nhận cuộc hôn nhân giữa chàng rể với cô gái đương sự. Nhưng có nơi, nếu không nộp cheo thì việc rước dâu có thể bị ngăn trở”.3 Và “Cũng có những trường hợp các cuộc hôn nhân đã phải tan vỡ vì cha mẹ cô dâu thách cưới quá nhiều khiến nhà trai không thể nào lo đủ. Hoặc nhà trai bất đắc dĩ phải đi vay mượn, cũng do đó mà về sau dâu gia thành ra oán ghét nhau”.4 Để ngăn chặn các tệ nạn bóc lột, mua bán trá hình trong hôn nhân, dưới thời Nguyễn đã có những quy định rất cụ thể, rõ ràng, thừa nhận và tôn trọng tục lệ, nhưng lại có điều chỉnh sao cho phù hợp với gia cảnh của từng hạng người, nhằm đảm bảo trật tự ổn định và sự tiến bộ xã hội. Năm 1804, vua Gia Long đã ra một đạo dụ nói rằng: “Các lễ vật về giá thú phải hợp với gia cảnh, không được bắt người rể phải vay nợ hay cầm ruộng đất để cưới vợ”.5 Điều 164, Khoản 2 của Luật Gia Long quy định: “Việc lấy vợ lấy chồng không được bắt người ta viết văn tự cầm thế ruộng đất. Tiền cheo, người cùng làng, giàu thì 1 quan 2 tiền, nghèo thì 3 tiền, người làng khác, giàu thì 2 quan 4 tiền, vừa thì 1 quan 6 tiền, nghèo thì 6 tiền; trái luật thì lý trưởng phải bị phạt 50 roi”.6 Vua Tự Đức thứ 8 [1855] đã ấn định các lễ vật cho mỗi đẳng cấp giàu nghèo như sau: “Nếu người nào không đủ tư lực, không bắt buộc phải theo. Sự bắt buộc các gia đình phải vay nợ hay bán ruộng để cưới vợ đều cấm triệt để… Kẻ nào, hôm dẫn sính lễ hay đón dâu lạm dùng nghi lễ, không đúng với giai cấp mình sẽ phải bị trừng phạt theo luật”.7 Thế nhưng hiện nay, ở Thừa Thiên Huế vẫn có những gia đình, dòng họ vẫn còn khắt khe trong chuyện cưới xin như coi trọng tuổi, đặt nặng vấn đề bói toán, đoán định tướng mạo, tên người, xem ngày giờ. Hoặc khi nạp lễ thì nhà gái yêu cầu nhà trai phải chọn người bưng bê lễ vật phải là phụ nữ tuổi từ 18 22, trẻ, đẹp, lanh lợi, chưa chồng, còn trinh tiết, chọn người bưng lễ vật thường là 5 người hoặc chín người để trùng khớp với quy luật sinh - lão - bệnh - tử - sinh đối với số 5, hoặc sinh - lão - bệnh - tử - sinh - lão bệnh - tử - sinh đối với số 9. Người thân tham gia các lễ quan trọng trong hôn nhân như lễ tơ hồng, lễ trình giờ, lễ rước dâu, đón dâu, thì không chấp nhận những người có tình duyên chắp nối [2 đời vợ, 2 đời chồng], người neo đơn [mất vợ hoặc mất chồng sớm], vợ chồng không có con… vì sợ xui xẻo cho đôi vợ chồng trẻ. Hoặc nhà gái phải đòi hỏi nhà trai tiến hành có lễ họ ba, gồm 1 đội chuyên nghiệp có 20 người, 2 người xách lọng đèn, 2 người ôm 2 con ngỗng to, 4 người gánh kiệu trên có con heo quay, 1 người gánh 2 chum rượu, 4 người gánh kiệu bên trên đặt mâm xôi ngũ sắc, 7 người còn lại bưng bê mâm ngũ quả, rượu, trầu cau. Lễ phải tiến hành đúng lúc cúng lễ tơ hồng, khi vào đến cổng nhà gái 2 người ôm 2 con ngỗng to phải làm thế nào để 2 con ngỗng đó kêu lên những tiếng thật to là tốt, gia chủ nhà gái mừng vì niềm hên đã đến. Việc làm này rất tốn tiền, tốn của và công sức của nhà trai, vì giá của một lần tổ chức lên đến 10 triệu đồng. Có những gia đình dòng họ vì mến mộ đạo Phật nên họ có quan niệm tổ chức đám cưới ở chùa để cho đôi uyên ương được viên mãn, hạnh phúc suốt đời, tại nơi đó, cả gia đình nhà gái nhà trai cùng lạy Phật, cô dâu chú rể nghe thầy đọc 1 bài kinh cầu an hạnh phúc, đôi nhẫn cưới được thầy niệm chú và trao nhẫn cưới cho đôi uyên ương, và căn dặn những lời lẽ để giữ tình viên mãn trọn đời. Thế nhưng trên thực tế, việc làm này cũng tốn không ít tiền bạc của nhà trai thường từ 10 - 12 triệu đồng. Sau một thời gian về ăn ở với nhau, vì nợ nần khó khăn chồng chất nên vợ Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 19 Miền Trung - Tây Nguyên chồng đâm ra cãi vã, ly hôn thì những việc làm trên chẳng có ý nghĩa thiết thực gì cả. Tiệc cưới hiện nay thông thường là từ 200 khách đến 600 khách, hát hò ca nhạc đàn trống inh ỏi, không còn thanh tĩnh. Thực đúng như Phan Bội Châu đã từng phê phán cách nay hơn thế kỷ: “Thế mà cũng mời khách khứa, phô trương xa phí hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí đến hàng vạn; nhà giàu thì hao phí tiền của, nhà nghèo thì phải cầm bán ruộng đất sản nghiệp. Ôi! Ky cóp quanh năm, vất vả suốt đời, chỉ lo mỗi một việc hôn nhân mà trở lại trắng tay”.8 Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế thì vấn đề hủ tục trong hôn nhân cũng bị nhiều ràng buộc khắt khe. Đồng bào có tục tổ chức đám cưới hai lần. Ở lễ cưới lần đầu, khi đã thỏa thuận về thời gian, nhà trai sẽ gửi đến nhà gái những lễ vật quý giá đã được hai bên gia đình chấp thuận trong lễ hỏi như chiêng, ché, nồi đồng, bạc trắng, lợn, trâu, nếp, rượu. Quà dẫn cưới ít hay nhiều, to hay nhỏ là tùy thuộc vào sự thách cưới của nhà gái. Đó chính là nguyên nhân khiến không ít chàng trai nghèo hèn, mồ côi sẽ khó vượt qua lễ cưới lần đầu và suốt đời lâm vào cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Trong thực tế, có những lứa đôi vì quá thương nhau, vì nặng gánh chung tình đã không chịu buông xuôi theo lẽ thuận dòng đời mà tập tục sắp đặt, họ cố công chạy vạy, xoay sở để trang trải khoản tiền cưới mặc dù cả chàng trai lẫn cô gái đều hiểu, phía trước, tương lai không mỉm cười cùng họ. Lễ cưới lần hai với cái tên lễ kết thúc trọn vẹn, đây là một lễ thức mang tính chất bắt buộc, vừa nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ cho lứa đôi có được những tháng ngày bên nhau vẹn tròn, hạnh phúc, vừa còn tỏ ý rằng, đến đây, họ hàng nhà trai đã thanh toán xong khoản mua nàng dâu nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung sức lao động cho gia đình. Lễ cưới lần thứ hai thực sự là nỗi ám ảnh của biết bao cặp vợ chồng nghèo khó. Rất nhiều trường hợp, vợ chồng suốt một đời tích góp, cóp nhặt, tần tảo vẫn không lo xong, để đến nổi đời con, thậm chí đời cháu của họ phải cáng đáng, lo tổ chức lễ cưới lần thứ hai cho ông bà, cha mẹ mình.9 Trong 5 năm trở lại đây [2008 - 2012] tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn vùng núi Thừa Thiên Huế dao động từ 7,2 đến 12,8%. Tổng số các cặp tảo hôn trong vòng 5 năm qua là 211. Những năm gần đây, vấn đề tảo hôn vẫn còn xảy ra nhiều và ở mức cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống dao động từ 0,22 đến 1,0% [hôn nhân trực hệ 20 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng trong phạm vi 3 đời theo Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình], đặc biệt là năm 2011 có 4 trường hợp kết hôn cận huyết thống chiếm 1% [trên tổng số cặp kết hôn trong năm]. Bảng 1. Tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trên địa bàn vùng núi Thừa Thiên Huế Năm Tổng số cặp kết hôn Tỷ lệ % Kết hôn cận huyết thống Tảo hôn Tỷ lệ % 2008 360 26 7,2 1 0,28 2009 458 39 8,5 1 0,22 2010 405 52 12,8 2 0,49 2011 404 43 10,6 4 1,0 2012 503 51 10,1 2 0,4 Tổng cộng 2.130 211 9,9 10 0,46 Nguyên nhân của tình trạng trên là do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật để giải phóng sức lao động, nên kết hôn sớm để có thêm nhân lực lao động trong gia đình. Và những người có quan hệ cận huyết kết hôn với nhau họ quan niệm sẽ gần gũi hơn, thân thiết hơn và đặc biệt là không phải phân chia tài sản cho người ngoài, không sợ mất con, mất của.10 3. Vấn đề tang ma và tế lễ Nhằm dẹp bỏ những cái không đáng có, những cái thường gây khó khăn cho gia đình nghèo, cho những dòng họ trong việc tang ma, tế lễ thì Điều lệ hương đảng thời Gia Long đã quy định việc dân làng có tang như sau: “kẻ giàu thì giúp của, kẻ túng thì giúp sức, kẻ biết lẽ thì trông đỡ việc tang… còn cỗ bàn ăn uống nhiều ít thì tùy ở nhà tang, không được vin lê đòi hỏi”, mồ mả thì “chẳng qua chọn lấy nơi cao ráo, lánh năm mối lo là những nơi đầu non, đuôi nước, chùa miếu, binh lửa, thị thành, để được yên tĩnh cho yên lòng người làm con thôi, chứ cấm tính việc kết phát, nhẹ dạ nghe lời thầy địa lý, sáng chôn chiều bới, di cải không thường, tấm lòng thương xót không còn gì nữa".11 Thế nhưng không chỉ trước đây mà hiện nay mỗi khi có việc tang tế, chúng ta thường gặp cảnh “ăn uống kể đến mấy lần, cỗ bàn phải có nhiều món, danh là báo hiếu, thực là nợ miệng".12 Miền Trung - Tây Nguyên Việc này, cụ Phan Bội Châu cũng đã lên án “nhân cha mẹ chết, muốn lấy tiếng là có hiếu mà giết bò, giết dê, mời khách khứa, xóm làng hàng họ, thổi kèn, đánh trống ầm ĩ suốt ngày, mượn cái chết để mua vui cho người sống, lấy việc buồn làm việc vui”.13 Và thực tế, ở Thừa Thiên Huế hiện nay, những gia đình, dòng họ mỗi khi có đám to, kỵ chạp, thì con cháu hưởng cỗ đám trắng cả rạp, ăn uống mời mọc hỉ hả. Và xe đám đi dọc đường thì rải giấy vàng bạc như bươm bướm, làm khổ người phu vệ sinh. Sau đó thì lo xây mồ cao to bề thế, tốn kém hàng trăm triệu, hay hàng chục triệu. Với quan niệm, sống gửi thác về, con người đã có sinh là có tử, cho nên làng xã, dòng họ nào cũng có khu nghĩa trang. Có những ngôi mộ của những người còn sống như các trường hợp ở thôn An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang, người ta đua nhau xây lăng mộ, có những ngôi mộ phá dỡ xây lại đến hai hoặc ba lần mới ưng ý. Có những khu lăng mộ hoành tráng tốn cả tiền tỷ, đó chính là những hủ tục lạc hậu mà người dân không nên làm. Đã có nhận xét cho rằng: “Tôn vinh thần linh là nét văn hóa nổi bật của người Việt Nam nói chung, của cư dân Huế nói riêng. Nó thể hiện lòng mong mỏi về một cuộc sống hài hòa, cân bằng với tự nhiên, khao khát đạt được thành quả xứng đáng trong lao động sản xuất để vươn tới một xã hội phồn vinh, hạnh phúc. Nó bao gồm cả mặt tích cực làm thăng hoa cuộc sống, nhưng cũng không thiếu mặt tiêu cực gây nên sự trì trệ, khép kín. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, chúng ta cần nghiên cứu bảo lưu giá trị đích thực của tín ngưỡng này, đồng thời phát huy khoa học kỹ thuật để hạn chế những hủ tục do đó mà ra”.14 Vậy những hủ tục đó là gì? Một thực tế hiện nay ở các làng xã Thừa Thiên Huế “Hầu hết các họ dù lớn hay nhỏ đều đặc biệt chú ý đến Các thầy cúng người Tà Ôi đang chữa bệnh bằng mê tín. việc xây dựng nhà thờ họ và nhìn chung quy mô rất lớn. Thậm chí các họ lớn chia thành nhiều chi phái, ngoài nhà thờ chung, mỗi chi phái còn xây dựng nhà thờ riêng… Các làng nhỏ ở ven biển, ven đầm phá cũng chú ý đầu tư xây dựng nhà thờ họ. Nhà thờ đối với con cháu trong họ cũng gần giống như ngôi đình đối với cư dân trong làng”.15 Còn đối với mỗi gia đình, dòng họ nhỏ “…trong thực tế hiện nay, nhiều trường hợp các nghi lễ thờ cúng tổ tiên đang được phát triển theo hướng phô trương hình thức. Ngày giỗ bày biện mâm cao cỗ đầy, ăn uống linh đình đến mức việc cúng lễ chỉ là cái cớ”.16 Việc mê tín dị đoan trước đây cũng có lúc phát triển ở trong dân, điều này đã khiến cho vua Gia Long cũng phải quy định “từ nay dân gian như có đau ốm, chỉ nên cầu thuốc để trị, cẩn thận sự đi đứng, nhất thiết chớ nên tin nghe bọn yêu tà mà cầu cúng xằng xiên”.17 Việc người xưa nhắc nhở là vậy, thế mà hiện nay, chưa có số liệu thống kê hoặc điều tra xã hội học cho biết ở Thừa Thiên Huế có bao nhiêu cơ sở am điện, đền miếu, chùa chiền phục vụ cho việc bói toán. Nhưng qua thực tế thì thấy rằng người dân đua nhau đi xem bói rất nhiều, diễn ra hầu như quanh năm mà cao điểm nhất là 3 tháng đầu năm, sau khi ăn tết âm lịch xong. Những người đi xem bói với mục đích, coi vận mạng trong năm mới có hanh thông hay không? Coi về đường tình duyên, coi về đường con cái, coi về đường công danh sự nghiệp, coi ngày khởi công, động thổ, khánh thành, mở quán, đặt đá, xây lăng mộ, đi làm ăn xa, mở ngành nghề, cửa hàng kinh doanh, coi mồ mả kết để cúng tạ… Bên cạnh việc đi xem bói là việc đi xin xăm đầu năm tại các đền, chùa. Ở Huế cứ sau tết vài ngày thì tại các cơ sở thờ tự như chùa Ba Đồn, chùa Thuyền Tôn thường hay có tục xin xăm, mọi người hồ hởi, đủ mọi lứa tuổi, thành phần, giới tính đến lạy Phật xin xăm, gieo quẻ, nhờ thầy giải xăm để biết trong năm việc gì cần làm, nên tránh. Hoặc tại điện Hòn Chén, đền Thiên Sanh, các điện thờ tự phát tại các gia đình cũng có tục xin xăm, cầu đảo thần linh. Và cũng có không ít trường hợp sau khi bốc được quẻ xăm xấu thì đâm ra bi quan, chán nản, bỏ dở nhiều cơ hội làm ăn, gia đình tan nát. Còn những người được quẻ xăm tốt thì hồ hởi, cúng tạ… nhưng xăm tốt hay xấu, thầy bói hay hoặc dở đều do “phước chủ” của mình, do bàn tay mình làm nên. Trong đời sống làng quê và cả ở thành thị Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn đang nở rộ tình trạng đồng bóng. Mà thường thể hiện rõ nét nhất trong các đợt Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 21 Miền Trung - Tây Nguyên Các thầy cúng người Tà Ôi đang chữa bệnh bằng mê tín. làm đám chay của các gia đình, dòng họ “Trong lễ trai đàn [hay trai đàn bạt độ] là đại lễ của một dòng họ hay chi phái từ một tín ngưỡng pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Bắc tông, nhằm giải oan cho các vong hồn được siêu thoát. Trong lễ này sẽ có tổ chức ngồi đồng để người sống có cơ hội tiếp xúc với linh hồn người thân và hò hát khi đưa đò để vong linh đoạn tuyệt với quá khứ đau thương, trở về nơi an nhiên cực lạc. Trên thực tế, việc ngồi đồng do tín chủ yêu cầu, không thuộc vào nghi lễ chính, việc hò hát khi đưa đò cũng linh hoạt về hình thức, thời gian do sự thỏa thuận và khả năng của chủ, của thầy. chết ứng đồng, thân nhân có thể chuyện trò, xưng hô như khi còn sống. Ngoài chuyện tâm sự, thân nhân người chết thường đặt ra những vấn đề về sức khỏe. Điều được trả lời thường giống nhau là: vì nghèo khổ, đói khát đã bắt bán hay cho đi ở một số con cháu ở nơi bà Thủy, bà Hỏa hay một cô, một cậu, một ông hoàng, bà chúa nào đó. Nếu chủ mua đã bắt về [tức người sống phải chết để hồn về phục vụ chủ] đủ số, thì không việc gì, còn nếu chưa đủ [điều này thường xảy ra], thân nhân phải nhờ pháp sư cầu đảo, van nài phía chủ mua, xin được nộp hình nhân [nộm nan, con ảnh…] kèm theo núi bạc non vàng [bằng hàng mã], để thế mạng”.18 Có hai hình thức đồng bóng thường gặp, tạm theo quan hệ với tín chủ mà phân thành “đồng đuổi” và “đồng thương”. Gần 30 năm vắng bóng kể từ năm 1975, lễ trai đàn có rộ lên trong những năm trở lại đây, cũng chỉ thuần túy về nghi lễ, nhưng lại tốn kém không ít tiền của của con cháu trong gia đình, dòng họ, lãng phí về thời gian, công sức lao động và đặc biệt là lãng phí về các vật tế lễ, đốt vàng mã, gây mất lòng con cháu, mâu thuẫn nội bộ từ các gia đình đến dòng họ. Đồng đuổi diễn ra khi cúng thí thực, trước lễ khai ngục trị đàn, ít ra, cũng trước khi hầu “đồng thương”. Đây là cuộc gọi các cô hồn ngoại tộc, ma tà quỷ dữ, cho chúng được ăn uống, sau đó nhập xác đồng rồi tống tiễn đi nơi khác, để các vong hồn của dòng tộc đang được cứu vớt khỏi bị quấy rầy. Người ngồi đồng do vậy mà phải chạy thật xa và không được quay trở lại chỗ trai đàn. Đồng thương được cầu bằng lối hát dỗ vong [tương tự như hát ru, nhưng nhịp điệu chậm, trầm buồn], tên tuổi người chết và người cầu được nêu trước. Khi người 22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Một số điện, am thờ tư nhân vẫn thường tổ chức hầu đồng quy mô cũng không kém như ở các điện am thờ lớn. Mỗi giá hầu đồng tiêu tốn từ 10 - 30 triệu đồng, phục vụ cho nhạc công, đồ vàng mã, cơm cộ, lễ vật cúng tế, thuyền rồng đi vớt linh hồn các cô trầm thủy. Tình trạng đồng bóng thường diễn ra nhiều ngày đêm, hò hát nhảy múa inh ỏi đã gây nên không Miền Trung - Tây Nguyên ít hệ lụy cho xóm giềng, khu phố và gây ô nhiễm môi trường khi đốt vàng mã, gây lãng phí tiền của và thời gian công sức. Theo quan niệm của người Việt, thờ cúng tổ tiên xuất phát từ tình yêu tự nhiên của con người, kính trọng tiền nhân, một phương diện thuộc phạm trù đạo đức, không chỉ là sự nhắc nhở, là bổn phận của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Cho nên, việc cúng đồ mã cho người quá cố trong sở nguyện của một bộ phận chỉ là món quà để tỏ lòng thành kính của người sống đối với người đã khuất, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ, bổn phận của con cháu đối với việc thờ cúng tổ tiên “Việc cúng đồ mã cũng không nằm ngoài mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người chết và đó cũng chỉ là món quà thể hiện lòng tôn kính của người sống đối với người đã khuất”.19 Hoặc “Việc hiếu [tang ma, giỗ chạp, lăng mộ…] là đại sự trong gia đình, trở thành chuẩn đạo đức - văn hóa cao cả của cư dân Huế. Người ta tin có cuộc sống ngoài cõi trần: Kiếp sau và hương trầm, khói nhang sẽ phần nào nâng đỡ, tiễn đưa linh hồn người chết ra đi được thanh thản; người sống đốt vàng mã như biến thể của nhu cầu vật chất thường nhật từ cõi trần sang thế giới bên kia”.20 Thế nhưng “…ở một phương diện nào đó, tục đốt đồ mã cũng không hoàn toàn là việc làm đáng bị lên án và cần phải chặn đứng ngay, nhưng do những tác động từ nhiều nguyên nhân, phần đông dân chúng đã bị cuốn theo trào lưu và đã biểu hiện những sự lạm dụng thái quá trong việc cúng tế phẩm vật. Từ bộ đồ mã giản đơn cổ truyền, có khi chỉ là những hình tranh, ảnh giấy, qua thời gian đã biến đổi thành những loại đồ mã hiện đại, cầu kỳ với giá rất cao, nên chi phí cho việc cúng đồ mã ngày càng lớn, vượt khỏi khả năng kinh tế của đại đa số các gia đình. Khi đó, cuộc sống cũng như tâm lý con người bị lệ thuộc một cách quá đáng, trở thành một vấn nạn của xã hội. Vì vậy, từ một cổ tục, ít nhiều mang nét đẹp văn hóa - đạo lý của người Việt, một số ít cá nhân vụ lợi đã biến thành phong trào và làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng vốn dĩ của nó”.21 Việc đốt vàng mã, áo binh, những thứ không thật đã bị lên án và bãi bỏ từ đầu thế kỷ XX. Như trong Điều khoản xã Lễ Khê cũng đã nhấn mạnh sự kiện này “Nước ta từ nội thuộc trở về sau, tập quán theo phương Bắc [Trung Quốc], phần nhiều dùng các thứ không thật [như minh khí, tranh vẽ, hình tượng], mang công mắc nợ, đến nỗi khánh kiệt cửa nhà. Nghĩ rằng các lễ kỵ, lễ giỗ ở nhà riêng, trừ thân quyến và thông gia tụ tập làm lễ bái ra, đến như đối với bạn bè và hàng xóm, không được dùng đủ trầu rượu, phẩm vật mời mọc lại qua. Sau khi lễ xong, tùy nhà có hay không mà đón tiếp, đãi đằng [khách khứa chỉ nên đi không là đủ]”.22 Sách Đại Nam thực lục từng chép, năm Mậu Ngọ Khải Định thứ 3 [1918 - Tây lịch], nhân bàn chuyện tế lễ vua có nói “...vả lại trước nay dân gian tế lễ nhiều người dùng các loại giấy tiền vàng bạc, thật rất vô ích, phải theo việc cải lương dần dần thay đổi để không ném tiền suông vào việc vô dụng”.23 Thế mà hiện nay, nhiều địa phương, dòng họ, gia tộc mỗi lần cúng tế, chi phí rất tốn kém cho việc đốt vàng mã, có cả xe ô tô, xe máy, nhà lầu, vàng thoi, bạc nén, đó là mê tín dị đoan. Do nhu cầu tiêu thụ quá lớn và rất đa dạng nên các cơ sở sản xuất đã nắm bắt được thị hiếu, tâm lý của người tiêu dùng nên đồ vàng mã đã có những cải tiến về mẫu mã, chủng loại. Bởi vậy, tuy giá cả đắt nhưng người mua vẫn không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn sắm đủ mọi vật dụng cần thiết bằng giấy cho ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia dùng trong năm mới, và như vậy, với họ, là một hình thức báo hiếu “Bởi con người có chung một nỗi sợ hãi từ phía thần linh luôn cảm thấy bất an, cho nên, cúng bái là một phương thức tâm linh, nhằm tránh bị thần linh quở phạt, để báo hiếu và cũng cho người đời khỏi chê cười là bất hiếu. Với lối tư duy đó, tục đốt đồ mã từ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng dần đổi sang hoạt động mê tín”.24 Để chấn chỉnh tình trạng đó, ngày 21.8.2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 56/2014/ QĐ-UBND, về việc ban hành Quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2015, định hướng đến năm 2020, trong đó có quy định về hiện tượng vàng mã như sau: Vận động cán bộ và người dân thực hiện tang lễ không quá 03 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang. Quy định thí điểm những tuyến đường không rải vàng mã khi đưa tang, trên địa bàn thị xã Hương Thủy gồm các đường Nguyễn Tất Thành, Sóng Hồng, Tân Trào, Nguyễn Khoa Văn. Trên địa bàn thị xã Hương Trà gồm các đường Thống Nhất, Lý Bôn, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn. Trên địa bàn thành phố Huế gồm các đường Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Hùng Vương [từ cầu Trường Tiền đến Ngã 4 Bà Triệu - Nguyễn Huệ - Hùng Vương], Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão, Đống Đa, Chu Văn An. Quy định thì như vậy, nhưng có chấp hành tốt quy định đó hay không thì phụ thuộc vào ý thức của người dân, cán bộ địa phương, chứ hiện tại vẫn chưa thấy ai đứng ra kiểm tra, theo dõi ở những con đường Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 23 Miền Trung - Tây Nguyên nói trên và tình trạng rải và đốt vàng mã vẫn còn bay tung tóe sau những chiếc xe đưa tang, sau những đêm rằm, và các dịp lễ cúng bái khác. III. Kết luận Tóm lại, bên cạnh những tục lệ tốt đẹp trong các nghi lễ truyền thống của cư dân Thừa Thiên Huế - trừ lễ gia quan đã không còn - thì việc hôn, tang, tế ở trong các gia đình, dòng họ tại Thừa Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế như đã trình bày ở trên. Hi vọng rằng, với đời sống ngày càng văn minh, tiến bộ thì những hủ tục hà khắc, những tập quán lạc hậu đã khiến không biết bao nhiêu người rơi nước mắt, gây xa hoa, lãng phí, ô nhiễm môi trường… sẽ được xóa bỏ trong nay mai. Nhưng để làm được điều này cần có sự đồng bộ từ trong gia đình, dòng họ đến bên ngoài là xã hội và cộng đồng thì sẽ loại trừ được những mặt hạn chế không đáng có đã từng diễn ra. T.N.K.P. Phaùt trieån Đỗ Bang, Trần Đình Hằng, “Đặc điểm đạo thờ cúng tổ tiên ở vùng Huế”, Huế Xưa và Nay, Số 47 [9 - 10]/2001, 44, 40. 1, 20 Trần Nguyễn Khánh Phong, “Nghiên cứu phong tục tập quán có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và gia đình của người Tà Ôi”, trích in trong sách: Lê Thị Nhâm Tuyết: Những hủ tục bất công đối với người phụ nữ Việt Nam, [Hà Nội: Thanh Niên, 2010], 71. 2 Cùng với nghi lễ thờ cúng, thì nghi lễ tang ma, cưới hỏi nên tổ chức đơn giản hơn, văn minh hơn vì mỗi lần nhà có việc hiếu hỉ, người ta xem như có dịp dự một lễ hội lớn, tổ chức nhiêu khê, cùng nhau ăn uống linh đình, say xỉn, xích mích dẫn đến xô xát thậm chí ẩu đả. Lại có những trường hợp nhìn kẻ sau cố làm to hơn kẻ trước vì sự sĩ diện hão huyền, đến nỗi khuynh gia bại sản phải suốt đời cong lưng trả nợ cũng vì việc đó. Vậy thì xin mượn những lời của cụ Phan Bội Châu, khi cụ phê phán những hủ tục lạc hậu trong đời sống của chúng ta cách đây hơn thế kỷ mà vẫn còn nguyên giá trị “Thờ cúng tổ tiên cha mẹ để tỏ ra không dám quên ơn người xưa. Nhưng chỉ nên trai giới để tỏ lòng kính, ngồi yên tưởng nhớ để tỏ lòng thương. Như vậy đã là đủ rồi. Chưa một ai chết rồi mà còn có thể ăn thịt, uống rượu được. Nếu như tổ tiên có thể ăn uống được, mà suốt trong một năm chỉ được cúng trong một ngày giỗ thì chắc là chết đói mất, kẻ làm con đời nào lại nhẫn tâm làm như vậy?”. Còn về khoản tế thần với cỗ bàn ê hề thì ông nói: “Nếu cho là không có thần thì nỡ nào vứt một số tiền hữu dụng để cúng tế những cái mô đất, tượng gỗ vô ích như thế? Nếu cho là có thần thì thần cũng chỉ là một hơi hương phảng phất, đời nào lại đi ăn nhờ các thức ăn, hơi khói lửa của nhân gian để sống? Nếu không có thần thì ta không cúng tế cũng được. Nếu có thần thì chỉ nên cúng tế với hình thức ăn chay mà thôi. Còn ăn uống no say, giết hại sinh vật, mà bảo thế là kính thần thì thật vô lý. Lấy việc đó để mà kính thần, thần nhất định không ban phúc”.25 24 CHÚ THÍCH Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Huỳnh Công Bá, Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, [Huế: Thuận Hóa, 2005], 243, 236, 50, 51 3,4,5,6,7 Trần Đại Vinh, “Sự phê phán lễ tục của Phan Bội Châu cách đây hơn trăm năm”, Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, tháng 12.2015, 13. 8 Xin xem: Trần Nguyễn Khánh Phong, “Tục Tăp aboh của người Tà Ôi”, Dân tộc và Thời đại, Số 84. 2005. 9 Phan Thị Đào, “Tục cưới của người Pa Cô, nỗi ám ảnh của người nghèo”, Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, tháng 12.1995. 10 Trần Nguyễn Khánh Phong, “Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống qua trường hợp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Hội nghị Thông báo Dân tộc học 2014, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, ngày 12.12.2014. 11 Lê Nguyễn Lưu, “Hương ước - Khoán định của làng xã xứ Huế ngày xưa”, Huế Xưa và Nay, Số 67 [1 - 2]/2005, 94, 95,92. 12,17,22 Trần Đại Vinh, “Sự phê phán lễ tục của Phan Bội Châu cách đây hơn trăm năm”, Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, tháng 12.2015, 14. 13 Ngọc Trang, “Đặc điểm truyền thống của gia đình xứ Huế”. Huế Xưa và Nay, Số 46 [6 - 7]/2001, 48. 14 Bùi Thị Tân, “Mấy vấn đề về làng xã truyền thống ở Thừa Thiên Huế”, Huế Xưa và Nay, Số 5 [41]/2000, 86, 87. 15 Nguyễn Văn Mạnh, “Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt - một nét đẹp của văn hóa dân tộc”, Huế Xưa và Nay, số 55[1 - 2]/2003, 83. 16 Triều Nguyên, “Một số hình thức diễn xướng dân gian trong lễ trai đàn ở Thừa Thiên Huế”, Huế Xưa và Nay, số 64 [7 - 8]/2004, 64, 65, 66. 17 19,21,24 Tôn Nữ Khánh Trang, “Tục đốt vàng mã”, Huế Xưa và Nay, Số 43[1 - 2]/2001, 63, 65, 64. Cao Tự Thanh dịch: Đại Nam thực lục chính biên, đệ thất kỷ. [Thành phố Hồ Chí Minh: Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012], 212. 23 Trần Đại Vinh, “Sự phê phán lễ tục của Phan Bội Châu cách đây hơn trăm năm”, Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, tháng 12.2015, 14, 15. 25

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề