Lạng sơn giáp với tỉnh nào của trung quốc năm 2024

Là nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.

Lạng Sơn có diện tích 8.187,25 km2, dân số 705.000 người gồm 8 dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Cao Lan, H’Mông. Phía Bắc Lạng Sơn tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh; phía Tây tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Lạng Sơn có tới 253 km đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây Trung Quốc; 2 cửa khẩu quốc tế: Hữu Nghị, Đồng Đăng; 2 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma, Bình Nghi và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Đoạn ca dao từ ngàn xưa để lại đã vẽ lên một Lạng Sơn [Xứ Lạng] thật đẹp. Ngày nay, Lạng Sơn đâu chỉ có thị trấn Đồng Đăng và phố chợ Kỳ Lừa sầm uất, có tượng đá thiên nhiên nàng Tô Thị bồng con tạc vào mênh mông trời đất ngàn đời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam son sắt thủy chung. Lạng Sơn còn có một số chợ vùng biên suốt ngày nườm nượp người xe; có núi, sông hùng vĩ với hàng chục hang động kỳ ảo: Nhị Thanh, Hang Gió, Động Tiên...; có khu nghỉ mát Mẫu Sơn nổi tiếng; có những di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm: Mục Nam Quan, Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc, căn cứ cách mạng Bắc Sơn, quê hương người anh hùng Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri...; có 8 dân tộc anh em thuận hòa chung sống mà mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc được giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm lao động sáng tạo và tiếp thu tinh hoa thời đại.

Địa hình chia cắt mạnh phân hóa đất đai trên các nền nham thạch và địa chất khác nhau đã tạo cho Lạng Sơn các loài động thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại cây ôn đới, cận nhiệt đới dài ngày như hồi, trám, quít, đào, hồng, lê, chè và các loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao. Lạng Sơn đã phát hiện 86 mỏ quặng loại vừa và nhỏ thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau, trong đó than nâu Na Dương trữ lượng xấp xỉ 99 triệu tấn và một nguồn nguyên liệu cho xây dựng nhiều như vô tận. Một thế mạnh nữa của Lạng Sơn là lực lượng lao động dồi dào và khá trẻ. Dưới 30 tuổi chiếm 54,4%, dưới 40 tuổi chiếm 75,5%, mỗi năm có khoảng 7.000 - 10.000 thanh niên bổ sung cho thị trường lao động.

Nằm trên các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, nối với Thủ đô Hà Nội, với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân [Quảng Ninh], lại có đường xe lửa liên vận quốc tế chạy qua, Lạng Sơn đang tận dụng lợi thế về vị trí đặc biệt thuận lợi để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế và cơ sở hạ tầng. 5 khu công nghiệp tập trung [Thị xã Lạng Sơn - Cao Lộc, Mẹt - Đồng Mỏ, Lộc Bình - Na Dương - Đình Lập, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng - Tràng Định] đang được xây dựng với tốc độ khẩn trương. Ở đó sẽ xuất hiện những xí nghiệp chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn gia súc, rượu bia, xi măng, phân bón, cơ khí, lắp ráp điện tử, may mặc và khai thác vật liệu xây dựng... Tất cả đều giang tay chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ bao đời nay, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở Lạng Sơn luôn gắn liền với việc củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền Tổ quốc, nhằm tạo ra một hành lang biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng phát triển.

Đến thăm cửa khẩu vùng biên

Từ thị xã Bắc Giang đến địa phận Lạng Sơn chỉ mất chưa đầy 2 giờ xe chạy. Gần đến thị trấn Đồng Đăng, con đường chia làm 2 ngả: một lên cửa khẩu Đồng Đăng và cửa khẩu Hữu Nghị, một lên chợ biên giới Tân Thanh. Cả hai ngả đều đang được mở rộng và gia cố mặt đường theo công nghệ mới.

Ở cửa khẩu Hữu Nghị thường xuyên có hàng trăm chiếc xe mang biển kiểm soát Việt Nam và Trung Quốc làm thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới. Hàng nhập vào Việt Nam chủ yếu là máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện, hóa chất phục vụ cho công nghiệp và giao thông vận tải. Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc - một thị trường rộng lớn gần gũi và tương đối dễ tính, phù hợp với khả năng sản xuất và chế biến của ta, là nông sản, khoáng sản và nguyên liệu cho công nghiệp. Do những chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản và hải sản của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn tăng lên khá nhiều.

Đến Tân Thanh - khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn mới thấy được tầm quan trọng và lợi thế của loại chợ đặc biệt này. So với các cửa khẩu, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là của Việt Nam hay của Trung Quốc, đều được tự do đi lại, mua bán, nhiều khi không cần xuất trình thẻ căn cước vì "họ là người quen!". Rất dễ bắt gặp ở đây những hình ảnh hữu hảo, thân thiện: anh lính biên phòng niềm nở đón tiếp người dân từ bên kia biên giới, hoặc những người dân hai quốc gia gặp nhau tay bắt mặt mừng.

Khu chợ Tân Thanh của Việt Nam [đối diện với khu chợ Pò-chài của Trung Quốc] mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000 khá đồ sộ và hiện đại. Các cửa khẩu và chợ biên giới ở đây đáp ứng rất nhanh và hiệu quả sự điều hòa cung cấp hàng hóa góp phần điều tiết sản xuất, tiêu dùng và cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt các tỉnh biên cương theo chiều hướng tốt đẹp.

Tất cả những thuận lợi đó đang tạo nên sức mạnh để Lạng Sơn vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới - thiên niên kỷ của những đổi thay kỳ diệu, vững vàng

Lạng Sơn có bao nhiêu huyện tiếp giáp với Trung Quốc?

Về vị trí tiếp giáp của CVĐC Lạng Sơn như sau: Phía Bắc tiếp giáp với huyện Văn Lãng, một phần của huyện Bình Gia, Cao Lộc và biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang; Phía Đông tiếp giáp với huyện Đình Lập; Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn.

Lạng Sơn giáp với bao nhiêu tỉnh?

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn ...

Thành phố Lạng Sơn rộng bao nhiêu km?

79 km²Thành phố Lạng Sơn / Diện tíchnull

Lạng Sơn có bao nhiêu cửa khẩu với Trung Quốc?

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn còn có cửa khẩu Bình Nghi nằm tại xã Đào Viên, Tràng Định, Lạng Sơn. Và cửa khẩu Na Hình nằm tại xã Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Hai cửa khẩu này đều giáp với biên giới thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

Chủ Đề