Laptop màn hình AMOLED

Màn hình AMOLED đang ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều mẫu smartphone và máy tính bảng hiện nay. Nhưng điều gì làm nên sức hấp dẫn của công nghệ AMOLED đối với các nhà sản xuất thiết bị di động? Trong bài viết này,FPT Shopsẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Màn hình AMOLED là gì?

AMOLED là viết tắt của cụm từ tiếng AnhActive Matrix Organic Light Emitting Diode, tạm dịch là "Diode phát quang hữu cơ ma trận động".Về cơ bản, công nghệ này là sự phát triển và nâng cấp của công nghệ màn hình diode phát quang hữu cơ [thường được biết đến với tên chữ viết tắt là OLED].

Nguyên lý hoạt động của màn hình AMOLED là sử dụng các điểm ảnh OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng [TFT] từ đó nên một ma trận các điểm ảnh được sắp xếp dày đặc theo một trật tự nhất định, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của các dòng điện tử [electron]. Điều này sẽ mang lại một chất lượng hiển thị cao cấp cho màn hình, đồng thời giảm bớt việc tiêu tốn điện năng.

Hãng Samsung thường được cho là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ AMOLED vào các thiết bị di động, và thực tế thì hiện nay công ty này đang rất thành công với nhiều dòng smartphone và tablet được trang bị màn hình AMOLED [và phiên bản nâng cấp của nó là Super AMOLED] từ phân khúc bình dân đến cao cấp.

Tuy nhiên,Nokiamới là thương hiệu đầu tiên sản xuất một chiếc điện thoại sử dụng màn hình AMOLED với sản phẩm Nokia N85 được giới thiệu lần đầu vào tháng 8/2008 và ra mắt vào tháng 10 cùng năm.

Trong khi đó, mẫu điện thoại màn hình AMOLED đầu tiên củaSamsunglà i7110, được công bố vào cuối tháng 10/2008 và chỉ chính thức có mặt trên thị trường vào tháng 2/2009, tức chậm hơn Nokia N85 đến 4 tháng.

Ưu điểm của màn hình AMOLED

Màn hình AMOLED cho hình ảnh độ tương phản cao và màu sắc rực rỡ. Điều này cũng dẫn đến hệ quả gia tăng về độ chi tiết và độ sâu của hình ảnh, nhờ đó người xem sẽ có được những cảm nhận hình ảnh đẹp và ấn tượng hơn so với các loại màn hình LED hoặc LCD truyền thống.

Một ưu điểm khác khi so vớimàn hình IPSlàmàn hình AMOLED có khả năng chịu lực cao hơn, nhờ đó hạn chế tốt hơn nguy cơ nứt vỡ khi xảy ra các trường hợp va đập hoặc rơi rớt.

Mặc dù có độ bền như vậy, màn hình AMOLED lại có độ dày mỏng hơn so với màn hình IPS. Điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà sản xuất trong việc chế tạo những thiết bị có kích thước siêu mỏng.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến một ưu điểm tuyệt vời của màn hình AMOLED là khả năng tiết kiệm điện cực tốt so với loại màn hình LCD truyền thống. Thống kê cho thấy công nghệ AMOLED có thể mang lại hiệu quả giảm lượng điện năng tiêu thụ từ 40 đến 50% - một tỷ lệ cực kỳ ấn tượng.

Nhược điểm của màn hình AMOLED

Nhược điểm [có lẽ là duy nhất] của màn hình AMOLED là việc độ sáng của nó vẫn chưa thể ngang bằng với các loại màn hình LCD, do đó trong điều kiện ánh sáng mặt trời, khả năng hiển thị của loại màn hình này vẫn còn đôi chút hạn chế. Samsung đã tìm cách khắc phục nhược điểm này bằng việc nghiên cứu công nghệ Super AMOLED, trong đó giảm bớt khoảng cách giữa các lớp màn hình AMOLED để hạn chế hiện tượng tán xạ ánh sáng, từ đó mang đến chất lượng hiển thị tốt hơn.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về chuẩn màn hình Super AMOLED HD
  • Màn hình Retina là gì? Tại sao chỉ sản phẩm Apple có màn hình Retina?

Trúc Phong

Video liên quan

Chủ Đề