Latex dụng để làm gì

Hầu hết người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm làm đẹp có latex trong mỹ phẩm mà không gặp tác dụng phụ. Dẫu vậy, một số trường hợp dị ứng với latex trong mỹ phẩm vẫn xảy ra. Vì vậy, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] đã thực hiện giám sát và kiểm tra để cung cấp đến người tiêu dùng danh sách mỹ phẩm có chứa mủ cao su latex trang điểm.

1. Những điều cần biết về dị ứng cao su latex trong mỹ phẩm

Mủ cao su tự nhiên là một chất lỏng màu trắng đục chứa các hạt cao su cực nhỏ có nguồn gốc từ thực vật, chủ yếu là từ cây cao su H. brasiliensis.

Mủ cao su tự nhiên chứa nhiều hợp chất tự nhiên, bao gồm polyme cis-1,4-polyisoprene và các protein thực vật khác nhau, đó là những kháng nguyên protein có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Một số protein kháng nguyên này cũng có thể gây ra dị ứng, điều đó có nghĩa là chúng có thể khiến một người nhạy cảm với latex trong mỹ phẩm bị dị ứng. Độ nhạy cảm với latex cao su có thể tăng dần theo thời gian, đặc biệt là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với chất này.

Mủ cao su tự nhiên thường có trong các loại mỹ phẩm như keo dán tóc, sơn vẽ mặt và cơ thể, bút kẻ mắt và keo dán lông mi. Các phản ứng dị ứng với latex trong mỹ phẩm có thể xảy ra từ mức độ nhẹ như kích ứng da hoặc phát ban trên da cho đến các vấn đề về hô hấp và thậm chí là sốc phản vệ.

2. Làm thế nào để nhận biết latex trong mỹ phẩm?

Cách duy nhất để nhận biết mỹ phẩm có chứa latex hay không là đọc thông tin thành phần được in trên nhãn sản phẩm. Mặc dù các loại mỹ phẩm không bắt buộc phải cảnh báo dị ứng latex trên nhãn, nhưng FDA yêu cầu nhãn mỹ phẩm phải bao gồm danh sách các thành phần, theo thứ tự giảm dần.

Vì vậy, trước khi mua hàng, người tiêu dùng nên xem xét thông tin nhãn sản phẩm để kiểm tra xem có latex trong mỹ phẩm hay không. Thông thường, danh sách thành phần được in trên bao bì, nơi người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy.

Nếu sản phẩm được mua bán theo hình thức trực tuyến, danh sách thành phần có thể nằm trực tiếp trên bao bì hoặc người tiêu dùng có thể được hướng dẫn xem danh mục sản phẩm hoặc trên trang web hoặc nhà sản xuất sẽ cung cấp thông tin cụ thể đến người mua.

Thông tin về latex trong mỹ phẩm có thể được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, vì vậy người tiêu dùng cần lưu ý đến những thành phần sau có trong mỹ phẩm trước khi quyết định mua hàng, ví dụ như cao su thiên nhiên, mủ cao su tự nhiên, chất kết dính có nguồn gốc từ cao su, ...

Các nhà sản xuất mỹ phẩm có chứa latex có thể thay đổi thành phần sản phẩm bất kỳ lúc nào, vì vậy người tiêu dùng nên kiểm tra danh sách thành phần mỗi khi mua sản phẩm, kể cả khi đã từng sử dụng trước đó.

Latex thường có trong keo dán tóc, sơn vẽ mặt và cơ thể, bút kẻ mắt và keo dán lông mi

3. Phòng ngừa dị ứng latex trong mỹ phẩm

Người tiêu dùng lo ngại về khả năng bị dị ứng mủ cao su tự nhiên có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa dị ứng latex trong mỹ phẩm:

  • Tránh sử dụng tất cả những sản phẩm có chứa thành phần mủ cao su tự nhiên [ví dụ như sơn vẽ lên người, mỹ phẩm dùng cho nghệ sĩ sân khấu, keo dán tóc, keo dán lông mi], kể cả khi mủ cao su không được liệt kê trong thành phần của sản phẩm.
  • Để hiểu rõ về thành phần sản phẩm, hãy tìm kiếm thông tin và liên hệ với nhà sản xuất.
  • Nói chuyện với bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ nếu có hoặc nghi ngờ bị dị ứng latex trong mỹ phẩm để tránh tiếp xúc có thể xảy ra.

Nếu bị dị ứng với mủ cao su tự nhiên và có phản ứng với mỹ phẩm có chứa latex, hãy ngừng sử dụng sản phẩm và liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Latex trong mỹ phẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng với những người bị dị ứng với mủ cao su tự nhiên. Vì vậy, trước khi mua mỹ phẩm, người tiêu dùng nên tìm hiểu thông tin thành phần của sản phẩm được in trên nhãn cũng như tìm hiểu bản thân có bị dị ứng với chất này không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Phòng tránh rôm sảy cho trẻ vào mùa hè
  • Cách làm sạch cọ trang điểm của bạn
  • Trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ trên má nên bôi thuốc gì?

LaTeX là một công cụ soạn thảo tài liệu miễn phí. Mặc dù không phải là công cụ soạn thảo kiểu WYSIWYG như Word của Microsoft Office nhưng cũng khá mạnh và thân thiện. Mỗi công cụ đều có những ưu và khuyết điểm riêng của nó, LaTeX cũng vậy.

Sơ lược về LaTeX

LaTeX là một gói các tập lệnh cho phép tác giả có thể soạn thảo và in ấn tài liệu của mình với chất lượng bản in cao nhờ việc thống nhất cách trình bày từ trước. LaTeX được thiết kế bởi Leslie Lamport dựa trên việc sử dụng công cụ định dạng của TeX [một chương trình được thiết kế bởi Donald E. Knuth - tác giả của cuốn sách “The Art of Programming”]. Ngày nay, LaTeX được duy trì và phát triển bởi một nhóm những người yêu thích và nghiên cứu về TeX, một trong số đó là Frank Mittlebach.

Những điểm mạch và yếu của LaTeX

Khi đánh giá một sản phẩm người ta thường xét những điểm mạch và điểm yếu của sản phẩm đó và đem so sánh với các sản phẩm có cùng mục đích ứng dụng hiện có. Cũng vậy, khi nói đến LaTeX thì người ta thường đem nó ra so sánh nó với các phần mềm soạn thảo kiểu WYSIWYG [như Word chẳng hạn]. Những người đã quen dùng Word sẽ đem ra những lý lẽ riêng để nâng tầm cái công cụ yếu thích của mình và những người ưa dùng LaTeX cũng vậy. Thực ra thì LaTeX có những điểm mạch sau đây:

  • LaTeX có sẵn các mô hình trình bày bản in chuyên nghiệp. Điều này giúp cho người soạn thảo tài liệu dễ dàng tạo ra các bản in chuyên nghiệp và đẹp mắt.
  • LaTeX hỗ trợ tối đa việc soạn thảo các công thức toán học, kỹ thuật.
  • Người sử dụng chỉ cần học một số lệnh dễ nhớ để xác định cấu trúc lôgíc của tài liệu và gần như không phải suy nghĩ nhiều đến việc trình bày bản in. Việc trình bày bản in được thực hiện một cách tự động bởi công cụ sắp chữ TeX.
  • Tạo các cấu trúc phức tạp như chú thích, tham chiếu, biểu bảng, mục lục,… một cách dễ dàng.
  • Có thể sử dụng các gói công cụ bổ sung miễn phí mà LaTeX không hỗ trợ một cách trực tiếp. Ví dụ: các gói hỗ trợ đưa hình ảnh PostScript hay các gói hỗ trợ việc lập danh mục sách tham khảo.
  • LaTeX khuyến khích người soạn thảo viết những tài liệu có cấu trúc rõ ràng.
  • TeX là công cụ miễn phí và có thể chạy trên hầu hết các hệ thống phần cứng và hệ điều hành khác nhau.

Bên cạnh những điểm mạnh trên thì LaTeX cũng có một số điểm yếu như:

  • Người soạn thảo phải học cách soạn thảo dựa trên các dòng lệnh. Việc ghi nhớ đối với những người mới bắt đầu là khó khăn.
  • Việc thiết kế một kiểu trình bày mới khá vất vả và mất nhiều thời gian.
  • Biên soạn các tài liệu không có cấu trúc, hoặc cấu trúc lộn xộn,… rất khó khăn.
  • Bạn không thể hình dung ra hình dáng của tài liệu trước khi dịch.

TeX dùng cho Hệ điều hành Windows

Có nhiều chuẩn TeX khác nhau dùng cho Hệ điều hành Windows nhưng theo mình thì MIKTEX là chuẩn TeX khá tương thích với nhiều chương trình soạn thảo trong Windows. Miktex hiện có phiên bản 2.7 [phiên bản 2.8 đang trong quá trình xây dựng]. Các bạn có thể download phiên bản mới nhất tại đây. Với những người dùng thông thường thì chỉ cần cài bản basic [khoảng 82 MBytes] là ổn. Bản basic này đáp ứng hầu hết các yêu cầu soạn thảo văn bản, tài liệu kỹ thuật,. Việc cài đặt bản đầy đủ chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết nhằm tiết kiệm không gian bộ nhớ của bạn. Với lại, khi dùng bản basic bạn cũng có thể download bổ sung các gói tiện ích khác nếu cần.

Shell hay các đầu cuối GUI dùng cho TeX

TeXnic Center — Khuyên dùng [đã có phiên bản hỗ trợ UTF-8].

WinShell — Dùng được với Unicode [hỗ trợ UTF-8, gõ tiếng Việt bằng Unikey]

LaTeX Editor [LEd] — Khuyên dùng.

Winedt — Chưa thử.

TeXShell — Chưa thử.

Bắt đầu soạn thảo LaTeX với một ví dụ đơn giản

LaTeX sử dụng ngôn ngữ đánh dấu văn bản để mô tả cấu trúc và sự biểu diễn của tài liệu. Công việc mà LaTeX thực hiện đó là chuyển đổi nguồn văn bản dạng text kết hợp với các thẻ đánh dấu để tạo ra một tài liệu có chất lượng cao.

Để làm quen với việc soạn thảo tài liệu bằng LaTeX, chúng ta bắt đầu từ một đoạn mã ngắn gọn với một vài dữ liệu đầu ra, tương tự như khi chúng ta làm quen với các ngôn ngữ lập trình bắt đầu từ chương trình “Hello World !”. Ví dụ, chúng ta bắt đầu với đoạn mã sau:

% Xin_chao.tex - Vi du dau tien ve Latex !

\documentclass{article}

\begin{document} Xin chao cac ban! Day la chi la mot ban thu.

\end{document}

Tài liệu hướng dẫn soạn thảo với LaTeX

//www.tug.org/tex-archive/info/lshort/vietnamese/ — Tài liệu hướng dẫn về LaTeX bằng Tiếng Việt - do Nguyễn Tân Khoa dịch.

//www.comp.leeds.ac.uk/andyr/misc/latex/index.html — Tutorial ngắn gọn về LaTeX. Một số liên kết có liên quan đến LaTeX

//www.latex-project.org/ — Website của dự án phát triển LaTeX.

//www.tug.org/ — Website của TeX Users Group.

//en.wikibooks.org/wiki/LaTeX — Wikibook về LaTex [khuyên dùng]

Trần Xuân Tú

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề