Lấy một ví dụ về quá trình thiết kế

Mục tiêu chính của thiết kế web là giúp người dùng tương tác với trang web dễ dàng hơn. Có nhiều cách để làm điều này, nhưng bây giờ chúng ta sẽ nói về thiết kế lấy người dùng làm trung tâm.

Mục tiêu của một nhà thiết kế giao diện web tốt là đáp ứng yêu cầu của người dùng, không phải để đáp ứng yêu cầu của các công cụ tìm kiếm. Xét cho cùng, yêu cầu chính của Google là cung cấp cho mọi người nội dung lấy người dùng làm trung tâm, nghĩa là phải làm họ thoả mãn. Nếu bạn thiết kế các trang web của mình theo một công thức mà người dùng cuối là trung tâm, thì bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của mình.

Chúng ta sẽ nói về thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là gì và cách triển khai nó trong bài viết này. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị các ví dụ về thiết kế trang web lấy người dùng làm trung tâm cho bạn và mô tả các quy trình liên quan đến việc triển khai thiết kế.

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là gì?

Ngay từ tiêu đề, bạn đã hiểu nguyên tắc của thiết kế web doanh nghiệp này là đặt nhu cầu và mục tiêu của người dùng làm trung tâm. Nhưng điều đó có nghĩa gì?

Giả sử bạn đang thiết kế một trang web dành cho người chạy bộ. Bạn cần tập trung vào nhu cầu của ai? Đúng vậy, những người sẽ sử dụng trang web của bạn để thực hiện các bài tập. Rất dễ nhận biết, nhưng rất ít nhà thiết kế lưu ý điều này trong quá trình xây dựng thiết kế.

Phân tích đối tượng của bạn là điều cần thiết trong trường hợp này. Bạn phải làm tốt công việc suy nghĩ về chủ đề này. Điều gì có ý nghĩa đối với khách hàng cuối của bạn? Bạn có thể mang lại cho người dùng giá trị nào với trang web hoặc ứng dụng của mình? Bạn có thể tăng khả năng tương tác dễ dàng với trang web của mình bằng cách nào khác?

Đặt những câu hỏi này, tìm câu trả lời và lôi kéo người dùng cuối tham gia vào tất cả các giai đoạn phát triển sản phẩm. Bằng cách này, bạn không chỉ biết bạn đang tạo dự án cho ai mà còn biết khách hàng quan tâm đến điều gì và bạn có thể giải quyết những yêu cầu nào. Trang web doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các mong đợi của khách hàng, chứ không phải khách hàng nên điều chỉnh theo trang web.

Đã đến lúc chuyển sang các ví dụ về thiết kế lấy người dùng làm trung tâm. Hãy cùng tìm hiểu các công ty đặt thiết kế người dùng của họ làm trọng tâm. Chúng tôi chắc chắn rằng bạn đã nghe và thấy hầu hết chúng.

Không có gì ngạc nhiên vì việc triển khai thiết kế website doanh nghiệp lấy người dùng làm trung tâm sẽ làm tăng cơ hội phổ biến và thành công cho sản phẩm của bạn.

Trello

Trello là một trong những bộ lập lịch tác vụ phổ biến nhất trên thế giới. Bạn có thể sử dụng Trello cho các nhiệm vụ cá nhân hoặc nhóm. Bạn sẽ không tìm thấy một giao diện phức tạp — mọi yếu tố đều đã được suy nghĩ và kiểm tra cẩn thận. Bằng cách thiết kế bộ lập lịch tác vụ này, bạn có thể dễ dàng sử dụng nó mà không cần kinh nghiệm trong các website tương tự.

Các nhà phát triển và nhà thiết kế đã hoàn thành tốt công việc của họ. Mọi thứ đều đơn giản và trực quan nhất có thể trong ứng dụng này. Do đó, kết quả là một sản phẩm vừa ý, hữu ích và dễ sử dụng. Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách nguyên tắc trung tâm người dùng có thể giúp phát triển doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn chưa từng sử dụng Trello trước đây, lần đầu tiên bạn tương tác với cả ứng dụng dành cho thiết bị di động và phiên bản website dành cho máy tính để bàn, bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ dễ dàng của nó. Mọi chi tiết ở đây đều đóng một vai trò quan trọng đối với người dùng. Nhờ phân tích đối tượng mục tiêu của họ, những người tạo ra kế hoạch đã có thể nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm tiện lợi nhất cho họ.

Duolingo

Ví dụ tiếp theo trong danh sách này là một ứng dụng để học ngoại ngữ, được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam sử dụng có tên là Doulingo. Các nhà phát triển đã thiết kế càng đơn giản càng tốt vì họ hiểu rằng đối tượng mục tiêu của ứng dụng là rất lớn và đa dạng. Nó giúp cho mọi người ở mọi lứa tuổi và từ bất kỳ quốc gia nào đều có thể học một ngôn ngữ mới. Giao diện đơn giản hóa cho phép người dùng cảm nhận việc học tập không phải là một nhiệm vụ khó khăn mà là một trò chơi thú vị.

MailChimp

Gửi email đến tệp khách hàng của bạn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng nó lại là điều mà các nhà thiết kế và phát triển tại MailChimp đã làm rất tốt! Bạn không cần phải là một nhà tiếp thị email để tìm ra các cài đặt và thông số để gửi email.

Có các mẫu tiện dụng, nhiều mẹo và quá trình tạo và gửi email rất trực quan. Cá nhân hóa làm cho công nghệ trở nên dễ hiểu hơn đối với mọi người. Đó là nguyên tắc mà MailChimp đã lấy làm cơ sở.

[Chưa có đánh giá]

Loading...

Bạn có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không biết cách triển khai thành một sản phẩm đồ họa. Bạn đang tự học phần mềm thiết kế, nhưng thiết kế của bạn mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm mô phỏng theo ví dụ có sẵn. Vậy bạn có biết, đó là dấu hiệu của việc bạn đang thiếu một yếu tố cực kỳ quan trọng để thành công trong các mảng của ngành thiết kế đồ họa – tư duy thiết kế. Vậy, tư duy thiết kế là gì? Tư duy thiết kế gồm những giai đoạn nào? Hãy để Green Academy bật mí cho bạn nhé!

Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế là một quá trình phi tuyến tính được lặp đi lặp lại. Với các Designer, họ thường sử dụng tư duy thiết kế để thấu hiểu mong muốn của đối tượng mục tiêu, đặt ra và kiểm tra các giả định, xác định lại vấn đề cũng như sáng tạo các giải pháp cho các mẫu test thử nghiệm và nguyên mẫu Prototype.

Tư duy thiết kế là một quá trình 5 bước. Với các Designer, đây là một trong những công cụ cực kỳ hữu giúp giúp giải quyết những vấn đề khó khăn hoặc những vấn đề chưa xác định rõ ràng.

Tầm quan trọng của tư duy thiết kế

Năm 1969, Herbert A.Simon – nhà khoa học đã đạt giải Nobel, lần đầu tiên đề cập đến tư duy thiết kế trong The Sciences of the Artificial. Ngoài ra, ông cũng đã có rất nhiều nghiên cứu giúp xây dựng bộ nguyên tắc của tư duy thiết kế. 

Tiếp nối thành công của Herbert A.Simon, nhiều chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau [bao gồm cả kiến trúc và kỹ thuật] cũng đã góp phần giúp định nghĩa này trở nên hoàn thiện hơn. Ngày nay, tư duy thiết kế ngày càng thể hiện tầm quan trọng đối với ngành thiết kế đồ họa. Đó là:

  • Điều chỉnh lại xu hướng phát triển của sản phẩm thiết kế, lấy con người làm trung tâm, đi sâu vào insight của người dùng.
  • Giải quyết những vấn đề khó khăn và chưa xác định rõ ràng trong quá trình thiết kế.
  • Giúp Designer khám phá ra những phương pháp mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
  • Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tiến hành cải tiến trong kinh doanh.
  • Tư duy thiết kế giúp Designer tiếp cận những thông tin chi tiết của các vấn đề, nâng tầm khả năng sáng tạo.

Chính vì thế mà trong những năm gần đây, các bộ môn về tư duy thiết kế đã được các trường đại học, cao đẳng và học viện thiết kế hàng đầu thế giới đưa vào chương trình đào tạo của mình.

5 giai đoạn của tư duy thiết kế

Hasso-Plattner của học viện thiết kế Stanford đã mô tả tư duy thiết kế là một quá trình gồm 5 giai đoạn. Vậy, 5 giai đoạn đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:

Giai đoạn 1: Đồng cảm – nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của đối tượng mục tiêu

Sự đồng cảm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm. Sự đồng cảm cũng giúp Designer gạt bỏ những giả định mang tính chủ quan về thế giới cũng như có một cái nhìn thật sự sâu sắc về nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Để tìm kiếm sự đồng cảm với các đối tượng mục tiêu, Designer có thể tiến hành các nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp.

Giai đoạn 2: Xác định – định danh nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu

Đây là quá trình tổng hợp lại những thông tin và đưa đến kết luận dựa trên những thông tin đã được tích lũy ở giai đoạn 1. Từ đây, Designer có thể xác định lại các vấn đề cốt lõi trong các bản báo cáo.

Personas là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay giúp xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2 của tu duy thiết kế, Personas đại diện cho một “nhân vật” mà khách hàng và Designer đều có thể tham gia và sử dụng hiệu quả trong quá trình thiết kế. Personas thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm truyền thông, tiếp thị hoặc nhằm phản ánh quan điểm của con người về tư duy trong lĩnh vực thiết kế đồ họa [tư duy thiết kế đồ họa].

Giai đoạn 3: Ý tưởng – thách thử các giả định để tạo ra ý tưởng mới

Nền tảng kiến thức đã tích lũy trong giai đoạn 1 và 2 chính là đòn bẩy giúp Designer tạo ra các ý tưởng mới. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là tư duy “think out of the box”. Đây chính là giai đoạn Designer sẽ tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và độc đáo [branstorm].

Giai đoạn 4: Tạo mẫu – Biến những ý tưởng trở thành các giải pháp thực thụ

Tạo mẫu Prototype chính là bước tiếp theo trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Bước này giúp Designer tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong mỗi vấn đề. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, thông thường các nhóm thiết kế thường tạo ra một số phiên bản prototype thu nhỏ của sản phẩm để kiểm tra ý tưởng của mình.

Giai đoạn 5: Kiểm tra – đánh giá các giải pháp

Đây là bước cuối cùng trong 5 giai đoạn tư duy thiết kế. Tuy vậy, tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục và Designer cũng có thể liên tục lặp lại các giai đoạn trước nhằm bổ sung thêm, tìm kiếm hoặc loại trừ cái giải pháp thay thế.

Trên đây là 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ là 5 giai đoạn này không phải là các bước tuần tự. Trong quá trình vận dụng, Designer có thể bỏ qua một số bước hoặc lặp đi lặp lại 1 bước nhiều lần. Bởi, suy cho cùng thì mục tiêu xuyên suốt của tư duy thiết kế chính là đạt được sự hiểu biết sâu sắc về người dùng cũng như tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

Mối quan hệ giữa tư duy thiết kế và công cụ thiết kế

Thông qua các cuộc khảo sát, Alves, R. và Jardim Nunes đã thu thập hơn 164 phương pháp và công cụ liên quan đến thiết kế. Dựa trên nhiều khía cạnh như: động cơ sử dụng, đối tượng, các hình thức đại diện, hoạt động trọng quá trình thiết kế… họ đã nhóm chúng lại thành những nhóm phương pháp phù hợp nhất.

Hầu hết các phương pháp này đang được sử dụng để xác định vấn đề. Do vậy, lựa chọn các phương pháp và công cụ thiết kế phù hợp đặc biệt quan trọng trong những bước đầu tiên trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế.

Trên góc độ thiết kế, có thể coi tư duy thiết kế đóng vai trò chủ đạo. Trong đó, lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp là một trong những tiền đề quan trọng giúp triển khai các giai đoạn của tư duy thiết kế. Có một lưu ý nhỏ chính là, các công cụ thiết kế thông thường là công cụ vật lý. Chẳng hạn: bút, giấy, bảng hoặc các phần mềm thiết kế đồ họa.

Ngoài ra, vai trò của các công cụ thiết kế cũng được thể hiện ở việc tạo các mẫu Prototype, giúp đánh giá tính khả thi của ý tưởng thiết kế.

Designer có thể căn cứ các tiêu chí như: kỹ thuật trực quan hóa, khả năng tăng cường giao tiếp, đối tượng hướng đến… để lựa chọn công cụ thiết kế phù hợp.

Kết luận:

Giữa việc học tư duy thiết kế và học công cụ thiết kế có một mối quan hệ mật thiết. Trong đó, tư duy thiết kế giúp cho ý tưởng của Designer được triển khai một cách bài bản, có hệ thống. Công cụ thiết kế lại giúp triển khai tư duy thiết kế [trong một số công đoạn]. Vậy nên, sau khi đã tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa và nhận thấy bản thân có những dấu hiệu phù hợp để trở thành Designer, đừng quên học tư duy thiết kế song song rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa.

Khóa THIẾT KẾ ĐỒ HỌA của học viện Green Academy hiện đang sử dụng giáo trình chuẩn Hàn Quốc. Bên cạnh việc đào tạo kỹ năng sử dụng công cụ, khóa học này còn giúp học viên xây dựng nền tảng và nâng tầm tư duy thiết kế, giúp đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng, đảm bảo học viên có thể đi làm ngay sao khi tốt nghiệp:Và nếu bạn vẫn lăn tăn học thiết kế đồ họa ở Green Academy có tốt không? Hãy cùng thử xem khóa học này có gì đặc biệt bạn nhé! 

  • Học thực hành 100% với đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp.
  • Không yêu cầu bằng cấp 3, đại học.
  • Design dành cho mọi đối tượng, không yêu cầu biết vẽ trước đó. 
  • Lộ trình và phong cách giảng dạy đậm chất Hàn Quốc, luôn bắt kịp xu thế phát triển của ngành.
  • Học viên tốt nghiệp được hỗ trợ việc làm miễn phí trọn đời.

Và muôn vàn những điều “siêu thú vị” đang chờ bạn khám phá tại lớp học Thiết kế đồ họa 2D. Liên hệ ngay với Green Academy qua:

Fanpage: Green Academy Việt Nam

Zalo: GIT Academy Việt Nam

Website: Đăng ký ngay TẠI ĐÂY

Page 2

Những năm gần đây, học thiết kế đồ họa đã và đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. Nắm bắt được nhu cầu đó, rất nhiều trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa được mở ra. Bên cạnh có nhiều hơn các sự lựa chọn, điều này cũng đang ra khá nhiều bối rối cho các bạn chưa biết gì về ngành thiết kế đồ họa. Đừng lo lắng, với 6 tiêu chí dưới đây, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn một địa chỉ học thiết kế đồ họa phù hợp.

>> Khám phá nghề thiết kế đồ họa từ A đến Z

>> 9 dấu hiệu cho thấy bạn sinh ra để làm designer

>> 9 dạng cơ bản trong ngành thiết kế đồ họa

Và dưới đây là 6 tiêu chí giúp lựa chọn một trung tâm học thiết kế đồ họa phù hợp:

1. Giáo trình đào tạo chuẩn quốc tế, thường xuyên được cập nhật

Chương trình đào tạo là một trong những tiêu chí hàng đầu khi bạn lựa chọn trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa. Bởi, cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, làn sóng các trào lưu, xu hướng mới của thế giới được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Nó đã và đang tác động đến thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là thế hệ gen Y và Z.

Là một trong những ngành gắn lền với Tiếp thị, truyền thông – những ngành có tốc độ thay đổi chóng mặt, thiết kế đồ họa cũng bắt buộc có tốc độ cập nhật tương xứng. Ngoài ra, các công cụ thiết kế [bộ phần mềm thiết kế, phân tích…] cũng được cập nhật không ngừng. Chính vì vậy, lựa chọn trung tâm để học thiết kế đồ họa cần xem xét đến giáo trình học chuẩn quốc tế và thường xuyên được cập nhật.

Green Academy Việt Nam hiện đang sử dụng bộ giáo trình giảng dạy từ Green Academy Hàn Quốc – một trong những đất nước đi đầu trong việc cập nhật các xu hướng thiết kế. Ngoài ra, chương trình học còn được thiết kế theo hướng project-based, cung cấp các kiến thức thực tiễn cho học viên và giúp họ làm quen với môi trường làm việc thực tế.

Bên cạnh giáo trình chính, Green Academy còn sở hữu thư viện và thư viện số với hàng ngàn đầu sách, hỗ trợ học viên trong quá trình tiếp thu kiến thức.

2. Chương trình học chú trọng thực hành

Để hành nghề thiết kế đồ họa, bên cạnh tư duy thiết kế thì kỹ năng sử dụng các công cụ thiết kế cũng quan trọng không kém, nhất là kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Để thành thạo các kỹ năng này, thực hành chính là yếu tố then chốt. Quá trình thực hành giúp bạn rèn luyện kỹ năng và tốc độ thiết kế. Ngoài ra, các kiến thức đã học cũng trở nên dễ thấm, dễ ngấm hơn. Học thực hành cũng là quá trình giúp bạn kiểm định lại thông tin, nhận ra cái sai của bản thân, rút ra bài học quan trọng... Tất nhiên, thực hành sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Tại Green Academy, các học viên khóa thiết kế đồ họa được học 100% thực hành trên máy tính dưới sự chỉ dẫn của các giảng viên là các Leader, Manager lại công ty thiết kế. Ngoài ra, học viện cũng trang bị dàn máy tính cấu hình cao với các phần mềm thiết kế hàng đầu.

Ngoài những giờ học trên lớp, học viên còn có thể sử dụng máy tính tại học viện để thực hành hoặc làm bài tập.

3. Giảng viên đứng lớp

Đi lạc đường, học lan man, thực hiện các kỹ năng sai lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, tốn thời gian vô ích… là những khó khăn mà hầu hết các bạn đang tự học thiết kế đồ họa đều gặp phải. Tất cả những vấn đề trên đều sẽ được giải quyết nếu bạn chọn được trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa có những giảng viên giàu nhiệt huyết và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

Tại Green Academy, giảng viên đứng lớp là các Leader, Manager bộ phận thiết kế ở những doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu. Với những kiến thức, kỹ năng và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, họ không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là những mentor trong tương lai giúp học viên dễ dàng gia nhập vào ngành thiết kế đồ họa.

4. Đào tạo kiến thức đi kèm với kỹ năng mềm

Mỗi năm, Việt Nam cần hơn 1 triệu lao động ngành thiết kế đồ họa. Thế nhưng, một số sinh viên ngành thiết kế đồ họa ra trường lại khá chật vật để tìm kiếm việc làm. Nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế, kiến thức được đào tạo ở các trường đại học thiết kế đồ họa không hẳn đáp ứng được 1001 yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Bởi, bên cạnh kiến thức cần có cũng như kỹ năng của ứng viên, các nhà tuyển dụng còn quan tâm đến rất nhiều yếu tố khác. Kỹ năng mềm là một trong số đó. Tuy nhiên, ở trường đại học, nhiều bạn chỉ tập trung vào cập nhật kiến thức mà quên trang bị các kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm,…

Tại Green Academy, bên cạnh các tiết học chính thức, học viện thường xuyên tổ chức các buổi workshop để giúp học viên trang bị những kiến thức và kỹ năng mềm như: kỹ năng viết CV, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trả lời phỏng vấn… Ngoài ra, học viện cũng thường xuyên tổ chức các buổi tham quan doanh nghiệp và các kỳ thực tập, thực tế [khóa chính quy], giúp học viên có cái nhìn toàn cảnh về ngành học thiết kế đồ họa.

5. Chính sách việc làm

Yếu tố thứ 5 để lựa chọn trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa chính là những chính sách hỗ trợ việc làm cho học viên. Như đã đề cập phần 4, ngành thiết kế đồ họa có nhu cầu tuyển dụng khá cao nhưng không đồng nghĩa ai học ngành này ra cũng đều có việc làm. Bởi, một trong những đặc thù của chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa chính là sự kết hợp giữa các bài học về chuyên môn cũng như nâng tầm tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém. Vậy nên, nếu trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa có các chính sách hỗ trợ việc làm cho bạn, điều này chứng tỏ quy trình đào tạo của họ phải đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Là cầu nối giữa học viên và doanh nghiệp, Green Academy hiện là đối tác cung cấp nguồn nhân lực thiết kế cho rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, học viện còn có chính sách hỗ trợ việc làm miễn phí trọn đời cho học viên sau khi tốt nghiệp.

6. Chi phí học tập

Yếu tố cuối cùng mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn địa điểm học thiết kế đồ họa chính là chi phí học tập cũng như các hình thức thanh toán phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Chi phí học tập ở đây không chỉ đơn thuần chỉ là học phí đầu vào. Bạn nên liệt kê rõ những chi phí khác sẽ phát sinh trong quá trình học tập. Chẳng hạn: chi phí mua sách vở, giáo trình, máy tính với cấu hình cao,… Có rất nhiều bạn đã phải chùng bước khi nhìn thấy con số này.

Riêng tại Green Academy, học viện luôn có các chương trình thanh toán linh hoạt, phù hợp cho mọi đối tượng. Ngoài ra, học viện cũng thường xuyên có các chương trình ưu đãi và chương trình trả góp 0% lãi suất. Giúp bạn gạt nỗi lo học phí, tăng tốc đến thành công. Đặc biệt, Học viên sẽ cấp miễn phí giáo trình cho học viên trong suốt quá trình học, cam kết không phát sinh các khoản thu khác ngoài học phí.

Đặc biệt, Green Academy đã trang bị dàn máy tính cấu hình cao đã được cài đặt đầy đủ các phần mềm cần thiết. Ngoài việc sử dụng máy tính trong suốt thời gian học tại lớp, bạn cũng có thể sử dụng để thực hành hoặc làm các bài tập ngoài giờ. Giờ đây, khoản đầu tư máy tính cấu hình cao lên đến vài chục triệu đồng sẽ không còn cản trở được chinh phục ngành thiết kế đồ họa nữa rồi nhé!

Về Green Academy:

Green Academy là một trong những trung tâm giáo dục Công nghệ thông tin – Thiết kế với 26 năm kinh nghiệm tại Hàn Quốc. Từ năm 2016, Green Academy quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân tiếp theo với sự ra đời của chi nhánh thứ 20.

Green Academy định hướng phát triển thành tập đoàn giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, đưa người trẻ Việt Nam đến gần hơn với công việc mơ ước. Các chương trình đào tạo tại Green Academy được thiết kế theo hướng project-based, giúp học viên cung cấp kiến thức thực tiễn cũng như làm quen với môi trường làm việc thực tế. Đi kèm với đó là sự đổi mới và cập nhật liên tục chương trình đào tạo, giúp đáp ứng nhu cầu của hầu hết học viên. 

Ngoài ra, Học viện còn có chính sách hỗ trợ hỗ trợ học viên trong việc xây dựng và tìm kiếm việc làm kể cả trong và sau khóa học.

Fanpage: Green Academy Việt Nam

Zalo: GIT Academy Việt Nam

Website: Đăng ký ngay TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề