Liên minh châu phi là gì

EU đã và đang đấu tranh để thực hiện và tôn trọng nhân quyền, và việc xóa bỏ án tử hình trên toàn cầu vẫn là một ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi kỉ niệm Ngày châu Âu và Thế giới chống lại Án tử hình bằng cách tái khẳng định lập trường mãnh mẽ của chúng tôi chống lại hình phạt tử hình.

Tử hình vẫn là một bản án được tuyên ở một số nước trên thế giới. Làm xói mòn nhân phẩm, án tử hình vi phạm quyền được sống như là một quyền của con người. EU tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ án tử hình như là một hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm. Do đó việc bãi bỏ nó là cần thiết cho sự phát triển tiến bộ của quyền con người.

Thật công bằng khi nói rằng việc bãi bỏ án tử hình đang đến gần hơn bao giờ hết: ngày càng nhiều quốc gia nhận ra rằng tử hình không phải là một lựa chọn hợp lý cho công lý. Trong số 193 Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc, 162 quốc gia đã không có vụ hành quyết nào trong ít nhất 10 năm; 112 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong luật. Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã chứng kiến số quốc gia áp dụng hình phạt tử hình giảm, với 7 quốc gia thực hiện các vụ hành quyết vào năm 2019.

Trong số 54 thành viên của Liên minh châu Phi, 47 quốc gia không hành quyết người trong vòng hơn 10 năm qua, 22 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình trong luật, và trong hai năm qua, các vụ hành quyết chỉ diễn ra ở 5 nước châu Phi: Ai Cập, Sô-ma-li, Botswana, Su-đăng và Nam Su-đăng.

Liên minh châu Âu cùng phối hợp với Hội đồng châu Âu và trong một tuyên bố chung hoan nghênh “[….] sự suy giảm tiếp tục của việc sử dụng án tử hình, điều này xác nhận xu hướng chung hướng tới việc bãi bỏ hoàn toàn. Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp việc thi hành án tử hình chỉ được thực hiện ở 20 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mức thấp lịch sử, tuy nhiên 20 nước vẫn là quá nhiều.

Thực tế ác nghiệt vẫn còn tồn tại và vào năm 2019 Ả Rập Xê Út đã xử tử số người kỉ lục.

Liên minh Thế giới chống lại Án tử hình đã dành riêng năm nay cho quyền có được đại diện pháp lý hiệu quả. Các rào cản tài chính thường là trở ngại chính đối với những người dễ bị tổn thương nhất, đặt họ vào tình thế không công bằng để bào chữa cho vụ việc của mình. EU và Hội đồng châu Âu kêu gọi tôn trọng quyền đại diện: “Điều cần thiết là các hệ thống tư pháp phải cung cấp các nguồn lực để chuẩn bị một biện pháp bào chữa hiệu quả, bao gồm cả các dịch vụ biên phiên dịch chính xác nếu cần.” 

//youtu.be/pN1tMol8iIE

Các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình cho rằng bản án này không ngăn chặn được tội phạm cũng không góp phần tạo nên một xã hội an toàn hơn. Ngược lại, giết người như một hình phạt sẽ kéo dài một chu kỳ bạo lực vô nghĩa.

//twitter.com/JosepBorrellF/status/1182203259534086144

Hình phạt tử hình không tương ứng với việc người châu Âu là ai và họ bảo vệ điều gì. Điều quan trọng là cần ghi nhớ rằng tôn trọng mạng sống con người là một phần trong các giá trị cốt lõi của EU.

Thứ nhất, xóa bỏ án tử hình là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của Liên minh.

Thứ hai, EU có quan điểm mạnh mẽ và dứt khoát chống lại án tử hình và là một thể chế hàng đầu chống lại án tử hình. Vào năm 2013, Hội đồng đã thông qua Hướng dẫn của EU về án tử hình, liệt kê những cam kết của Liên minh đối với việc xóa bỏ án tử hình.

Gần đây, một văn kiện chung bao gồm Kế hoạch Hành động của EU về Nhân quyền và Dân chủ 2020-2024 đã được Ủy ban châu Âu và Đại diện Cấp cao thông qua, nơi mà việc bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới được coi như là điểm khởi đầu. Vào ngày hôm đó, Đại diện Cấp cao/ Phó Chủ tịch Josep Borrell cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đề xuất một kế hoạch đầy tham vọng để bảo vệ nhân quyền và dân chủ trên toàn thế giới bằng cách sử dụng tất cả các nguồn lực của chúng tôi nhanh hơn và hiệu quả hơn.”

//twitter.com/JosepBorrellF/status/1242790846040281088

Thứ ba, EU ủng hộ cách tiếp cận chung để bảo vệ nhân quyền. Công việc được thực hiện ở cấp Liên hợp quốc, đặc biệt là việc thông qua nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2017, kêu gọi hoãn áp dụng hình phạt tử hình là một bước đột phá lớn, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết tương tự sau đó, hai năm 1 lần, minh chứng cho xu hướng toàn thế giới tiến tới xóa bỏ hoàn toàn án tử hình.

EU cũng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để xóa bỏ án tử hình, cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ tài chính.

Cùng với Hội đồng châu Âu, EU kêu gọi Belarus, quốc gia duy nhất vẫn còn thực hiện các vụ hành quyết ở châu Âu, bãi bỏ án tử hình và ‘tham gia cùng phần lớn các quốc gia đã từ bỏ thủ tục tàn ác và vô nhân đạo này một lần và mãi mãi.’

Chủ trương xóa bỏ án tử hình không phải là để khoan hồng với những kẻ gây tội ác mà là từ bỏ hình phạt dã man và vô nhân đạo nhất. EU sẽ tiếp tục mạnh mẽ thể hiện quan điểm này và ủng hộ những ai thúc đẩy nó trên toàn thế giới.

Xem thêm

  • World Day against the Death Penalty, 10 October 2020: Joint Declaration by the High Representative of the European Union and the

Chủ Đề