Lỗ liên hợp đốt sống là gì

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là tình trạng khá nguy hiểm đáng chú ý. Vậy thực sự bản chất của chứng bệnh này là gì? Có những vị trí nào thường bị hẹp lỗ liên hợp? Cùng An Dược tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé.

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ C5C6

Bị hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ là một dạng bệnh lý khá phổ biến thời gian gần đây. Những triệu chứng của chúng thường khá giống với thoái hóa hoặc thoát vị. Vì thế người bệnh thường bỏ qua và chỉ phát hiện khi bệnh đã nặng. Chính vì sự chủ quan này mà nhiều người bệnh rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.

Bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ C5C6 là dạng thường gặp nhất. Đây là vị trí đốt sống cổ thường chịu nhiều tổn thương, tác động đến từ bên ngoài. Vì thế lỗ liên hợp tại đây thường bị chèn ép, gây áp lực đến rễ thần kinh. Từ đó, gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu cho người bệnh.

Các triệu chứng của hẹp lỗ liên hợp thường khá dễ nhận biết. Bạn sẽ thấy đau cổ thường xuyên. Mỗi ngày cơn đau lại tăng lên khó chịu. đau sau nhiều hơn lần trước. Lâu dần phần cổ gần vai trở thành vẹo sang một bên. Mỗi khi ngủ dậy chúng lại cứng, khó xoay lắc, di chuyển.

Nguyên nhân chính gây hẹp đốt sống cổ là do thoái hóa xương khớp, lão hóa hoặc di truyền. Đây là những tổn thương bên trong cột sống nên nguyên nhân thường do bẩm sinh.

Triệu chứng điển hình của chứng hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ C5C6:

Triệu chứng bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ
  • Đau vùng cổ liên tục. Khi uống thuốc thì giảm rồi lại tái phát. Cơn đau sau mỗi lần bị lại nặng hơn nhiều.
  • Dây thần kinh tại lỗ liên hợp bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn dòng máu lưu thông. Vì thế người bệnh thấy đau nhức, khó chịu. Vùng cổ cơ cứng, khó vận động.
  • Người bệnh nếu chỉ làm việc trong một tư thế thì vùng cổ cũng đứng yên như vậy. Nếu muốn xoay chuyển cần dùng tay để đẩy từ từ cổ về vị trí ban đầu.
  • Nhiều bệnh nhân do bệnh đã nặng dẫn đến tê bì cánh tay. Mất kiểm soát di chuyển của cánh tay.

Chính vì vậy có thể thấy chứng hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ C5C6 không quá phức tạp. Nhưng nếu không có hướng điều trị sớm, kịp thời và đúng đắn sẽ rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng teo cơ, liệt và khó chữa dứt điểm.

Vì thế khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra. Như vậy bạn đã có thể yên tâm về tình hình sức khỏe bản thân rồi nhé.

Hẹp lỗ ghép đốt sống cổ

Hẹp lỗ ghép đốt sống cổ vô cùng nguy hiểm. Lỗ ghép đốt sống là nơi bảo vệ nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Tại đây là nơi bắt đầu của rễ thần kinh và đường tủy sống. Như vậy chứng hẹp lỗ ghép đốt sống sẽ gây chèn ép đến dây thần kinh, tắc nghẽn lưu thông máu. Và dẫn đến những triệu chứng vô cùng nguy hiểm.

Theo tiếng Hy Lạp, hẹp ống sống hay hẹp đốt sống là bóp nghẹt. Tức là các dây thần kinh bị bóp nghẹt, chèn ép và tạo ra những cơn đau dây thần kinh tọa. Không những vậy khi bị bệnh hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Dấu hiệu điển hình của hẹp lỗ ghép đốt sống cổ bao gồm:

  • Tê bì cánh tay, vùng vai cổ khó xoay chuyển
  • Đau đầu, thi thoảng hoa mắt chóng mặt.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt là vùng cổ bị cơ cứng sau khi ngủ dậy.
  • Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng liệt, teo cơ. Nhiều bệnh nhân bị mất kiểm soát chức năng cầm nắm.

Vì thế, chứng hẹp lỗ ghép đốt sống khá nguy hiểm. Đây là một bệnh lý cần đề phòng để tránh những biến chứng xảy ra. Từ đó bảo vệ tối đa sức khỏe cho chúng ta.

Một điều cần chú ý đó là với những người bị hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ nên cẩn thận. Bạn phải chú ý từ chế độ dinh dưỡng đến việc tập luyện hàng ngày khoa học. Để từ đó phòng tránh bệnh và đẩy lùi triệu chứng thuyên giảm nhanh nhất.

Tìm hiểu chi tiết về chứng hẹp lỗ tiếp hợp C4

Hẹp lỗ liên hợp C4

Như chúng ta đã tìm hiểu trước đây, lỗ tiếp hợp C4 là vị trí giao giữa các đốt sống cổ quan trọng. Khi lỗ tiếp hợp này bị chèn ép khiến cho đốt sống giao nhau bị bào mòn, tổn thương. Tình trạng hẹp lỗ tiếp hợp thường do bệnh lý xương khớp gây ra. Một số bệnh thường gặp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,… Vì thế khi phát hiện bệnh cần được chụp X quang để chẩn đoán chính xác nhất.

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ, cụ thể ở lỗ tiếp hợp C4 khiến nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là vị trí quan trọng, là xuất phát điểm của rễ dây thần kinh quan trọng. Việc chèn ép sẽ gây áp lực cho cột sống, cơn đau nhức kéo đến liên tục. Các cơn đau dữ dội hơn khiến người bệnh khốn khổ.

Hẹp lỗ liên hợp nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Hơn nữa, vùng đốt sống này trực tiếp cùng đốt C1 nâng đỡ vùng đầu. Cùng với đó, chúng thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy và đưa máu lên nuôi dưỡng não bộ.Khi chúng tắc nghẽn sẽ làm cho dòng máu lưu thông không dễ dàng. Vì thế, bạn sẽ thấy đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Thi thoảng bị hoa mắt, chóng mặt và có thể bị ngất nếu thiếu máu lên não.

Trong 3 trường hợp được nêu nên ở trên thì có lẽ chứng hẹp lỗ tiếp hợp C4 nguy hiểm nhất. Vì tại đây chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động cơ thể.

Nếu bạn bị hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám. Việc bạn lơ là sức khỏe chính là yếu tố tác động khiến chúng nặng hơn. Như vậy việc chữa trị dứt điểm cũng khó khăn hơn bao giờ hết.

Cách tốt nhất để phát hiện bệnh đó là chụp Xquang hoặc MRI để xác định. Vì bệnh lý này cũng có nhiều đặc điểm giống với bệnh xương khớp khác.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống cổ. Mọi người hãy chú ý để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Chúc quý bạn đọc luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Bệnh lý hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ do thoái hóa cột sống cổ gây ra. Phương pháp điều trị hiệu quả là phẫu thuật nội soi giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ.

Cột sống cổ cóng đặc điểm cơ bản nào?

- Theo giải phẫu, cột sống cổ trên cơ thể con người do 7 đốt sống cổ hợp thành, cong lồi ra phía trước, nối phần đầu, mặt với thân người. 

- Mỗi đốt sống được cấu tạo bởi 2 thành phần đó là:

+ Thân đốt sống hình trụ dẹt ở phía trước; 

+ Cung đốt sống tạo vành tròn bao quanh lỗ đốt sống ở phía sau. 

- Hai mặt trên và dưới của thân đốt sống hơi dẹt, tiếp khớp với đốt sống lân cận bằng đĩa điệm. 

- Cung đốt sống được cấu tạo bởi 2 mảnh cung. 

- Lỗ của các đốt sống chồng lên nhau tạo ống sống cho tủy sống. 

- Hai bở trên và bờ dưới của các chân cung đốt sống đều khuyết, khi ghép với đốt sống liền kề sẽ tạo nên lỗ gian đốt sống, đây chính là nơi các dây thần kinh sống và mạch máu đi qua.

Chức năng và bệnh học thần kinh của cột sống cổ

- Chức năng nâng đỡ: Cột sống cổ có nhiệm vụ nối phần đầu, mặt với thân người, đồng thời giúp nâng đỡ phần lớn trọng lượng của phần đầu,mặt.

- Chức năng vận động: Phần đầu và cổ có được những động tác linh hoạt là do các khớp cột sống cổ tạo ra. Ngoài ra nó còn đảm bảo những chức năng khác của cơ thể như nghe, nhìn, biểu cảm, giữ thăng bằng,...

- Cột sống cổ tạo cấu trúc cho các thành phần quan trọng như: Tủy sống, dây thần kinh sống và mạch máu, mạch đốt sống… đi qua.

Phẫu thuật nội soi giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ

Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ là bệnh lý do thoái hóa cột sống gây ra. Nó khiến đường ra của rễ thần kinh cổ tương ứngbị hẹp do các diện khớp trên và dưới bị phì đại, kết hợp với sự phì đại của khớp Luschka khiến người bệnh bị bệnh lý rễ cổ.

Phương pháp phẫu thuật giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ được thực hiện sẽ giúp giải áp rễ thần kinh cổ. Để thực hiện phương pháp này, cần sử dụng khoan mài cao tốc để mài diện khớp trên và dưới, bộc lộ rễ thần kinh và lấy nhân đệm đĩa đệm cổ.

Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật

- Người mắc bệnh lý rễ cổ

- Những người đã được điều trị bảo tồn với thời gian trên 2 tháng nhưng không hiệu quả.

- Qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ [MRI]  phát hiện cột sống cổ có hiện tượng hẹp lỗ liên hợp.

- Thực hiện chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ thấy hình ảnh phì đại lỗ liên hợp do phì đại mỏm khớp ở tầng tương ứng của rễ thần kinh.

- Khớp Luschka không có hiện tượng phì đại.

Trường hợp chống chỉ định phẫu thuật

- Người mắc kèm bệnh lý tủy cổ

- Ống sống cổ bị hẹp bẩm sinh

- Người bị mất vững cột sống cổ

- Những người bị mắc các bệnh lý kèm theo không thể gây mê phẫu thuật.

Chuẩn bị cho phẫu thuật

- Nhân sự thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa và những người phụ tá

- Chuẩn bị phương tiện phẫu thuật theo quy định của phẫu thuật nội soi.

- Đối với người bệnh: Dựa theo quy trình phẫu thuật cột sống thường quy, người bệnh được xét nghiệm tiền phẫu, khám tiền mê. Ngoài ra, bác sĩ cần thông báo cho người 
bệnh về mục đích phẫu thuật, quy trình thực hiện và các nguy cơ tai biến có thể xảy ra…

- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.

Tiến hành phẫu thuật

- Người bệnh được đặt nằm sấp, tư thế cột sống cổ trung tính

- Dùng khung Mayfieldđể cố định đầu bệnh nhân 

- Sử dụng máy xác định chính xác vị trí cần giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ.

- Rạch một đường trênda, sau đó dùng hệ thống nong Metrix để nong dần các lớp cơ cạnh cột sống, đặt hệ thống banh cơ có cánh tay cố định.

- Sử dụng camera nội soi có đường rãnh thích hợp đặt trên hệ thống banh.

- Sử dụng khoan mài tốc độ cao có đường kính mũi khoan mài kim cương 2mm để  thực hiện giải pháp lỗ liên hợp. Tiến hành mài từ trong ra ngoài, bắt đầu từ ranh giới của cột khớp và ống sống. Bộc lộ toàn bộ rễ thần kinh từ trên xuống dưới dọc theo đường đi của rễ, xác định rễ thần kinh đã được giải áp bằng phương pháp dùng probe.

- Các tĩnh mạch ngoài màng cứng cần được cầm máu

- Sáp xương

- Súc rửa sạch vết mổ

- Đóng vết mổ 3 lớp và không đặt dẫn lưu

- 4 tuần sau phẫu thuật có thể cho bệnh nhân mang nẹp cổ mềm 

Theo dõi người bệnh sau phẫu thuật

- 3 ngày sau phẫu thuật, người bệnh cần được dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

- Cho người bệnh dùng thuốc giảm đau

- Ngay sau khi thoát gây mê cần cho người bệnh vận động nhẹ nhàng.

- Theo dõi tình trạng của người bệnh, lưu ý các tai biến sau phẫu thuật có thể xảy ra như: máu tụ ngoài màng tủy, tổn thương rễ thần kinh,... để có biện pháp xử trí 
phù hợp.

- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng sau khi thực hiện phẫu thuật nội soi giải phóng lỗ liên hợp cột sống cổ.

- Người bệnh có thể xuất viện sau phẫu thuật 3 – 5 ngày. Sau khoảng 2 tuần thì tái khám lần 1, sau 4 tuần tái khám lần 2 và tái khám lần 3 sau 3 tháng.

Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động thể dục thể thao để phòng ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, trong đó có thoái hóa xương. Bên cạnh đó là liệu pháp massage.

Trên các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ nhiệt nóng, có thể kết hợp nhiệt với xoa bóp để giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ xương. Chế độ không trọng lực, bài massage kéo giãn cũng giúp giảm áp lực lên xương, làm giãn các đốt sống. Việc sử dụng ghế massage thường xuyên không chỉ thư giãn mà còn chăm sóc sức khỏe rất tốt!

Video liên quan

Chủ Đề