Lỗi rút chìa khóa xe mazda khóa volang

Vào một ngày đẹp trời, bạn đang chạy con xe ô tô bình thường. Tắt máy, xuống xe như mọi ngày tuy nhiên vô lăng lại cứng ngắt không thể di chuyển cũng như không thể nổ máy. Trường hợp này hoàn toàn là có thật mà khách hàng của mình đã gặp phải. Thực tế đây là tính năng khóa cổ xe giông như xe máy thôi chứ không phải là lỗi gì của xe đâu. Thế nhưng, trong trường hợp này ta phải làm gì. Mời các bạn cùng Đình Hoàng – Ford Đà Nẵng thử tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Có hai lý do chính đáng để kích hoạt tính năng này. Đầu tiên, đây là một thiết bị chống trộm: nếu ai đó đột nhập vào xe, tay lái xe bị khóa theo một hướng. Thứ hai, đó là một thiết bị an toàn: khi đỗ xe trên đồi và quay bánh về phía lề đường, tay lái bị khóa sẽ giữ cho xe không bị đâm thẳng xuống dốc trong trường hợp dừng/đỗ xe không thành công.

Xe ô tô có bị khóa cổ không ? Cách để hủy khóa vô lăng

Cách khắc phục lỗi khóa vô lăng

Thông thường, trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với mọi loại xe đều có đề cập đến tính năng khóa vô lăng. Thế nhưng, phần đông người sử dụng thường không để ý mấy đến vấn đề này. Đại đa số các hãng xe thường để mục này ở phần: Hướng dẫn sử dụng khóa điện hoặc nút bấm khởi động.

Nếu bạn chưa đọc thì cũng không sao, hãy thực hiện theo các bước sau đây để thực hiện thao tác tắt tính năng khóa vô lăng cụ thể như sau:

Bước 1: Tra [cắm] chìa vào ổ khóa

Xe ô tô có bị khóa cổ không ? Cách để hủy khóa vô lăng 2

Bước 2: Vặn chìa khóa từ vị trí LOCK [hoặc 0] đến vị trí ACC [hoặc I], kèm theo đó ta xoay vô lăng sang trái hoặc phải. Đối với các dòng xe Ford thì ta cần thêm động tác đạp thêm chân phanh liên tục.

Đối với dòng xe khởi động bằng nút bấm thì ta vẫn làm thao tác tương tự nhưng thay vì vặn chìa khóa thì bạn bấm liên tục nút Start/stop.

Xe ô tô có bị khóa cổ không ? Cách để hủy khóa vô lăng 3

Thao tác mở khóa vô lăng

Một số trường hợp khách cần lưu ý

Ngoài ra, nếu chìa khóa cũng bị khóa cứng cùng với vô lăng, chúng ta nên xoay vô lăng tới lui cùng lúc với vặn chìa khóa. Không nên cố gắng xoay chìa vì có thể làm cong vênh, hư hỏng chìa khóa, thậm chí chìa khóa bị gẫy và nằm lại trong ổ.

Xe ô tô có bị khóa cổ không ? Cách để hủy khóa vô lăng 3

Bên cạnh khóa vô lăng, người dùng cũng cần phân biệt lỗi này với các lỗi sẽ thường gặp ở hệ thống lái như xì dầu thước lái, hư hỏng rotuyn lái ngoài và rotuyn lái trong, rò rỉ dầu trợ lực, hư bơm trợ lực, xỉa lái… Thông thường thì khi bị những lỗi trên xe của bạn sẽ không bị cứng vô lăng mà chỉ xảy ra một số hiện tượng như là điều khiển xe không đúng hướng mong muốn. Hoặc tay lái nặng hơn bình thường. Đồng thời, xe vẫn sẽ nổ máy bình thường thay vì không thể nổ máy như trường hợp khóa vô lăng.

Tổng kết

Tổng kết, khóa vô lăng đơn giản chỉ là một tính năng an toàn, không phải là một lỗi và không ảnh hưởng đến vận hành của chiếc xe. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần tránh xoay vô lăng khi đã rút chìa khóa ra khỏi ổ hoặc bấm nút tắt động cơ. Điều này sẽ khiến hệ thống lái tự động khóa cứng vô lăng nhằm đảm bảo an toàn.

Xe ô tô có bị khóa cổ không ? Cách để hủy khóa vô lăng 4

Trên đầy là cách xử lý khi xe ô tô gặp trường hợp khóa vô lăng mà Đình Hoàng – Ford Đà Nẵng đã tìm hiểu được. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích với các bạn. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về bảng giá xe Ford Đà Nẵng xin vui lòng liên hệ đến số hotline: 093.52.999.55 để được tư vấn cụ thể hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Hiện tượng vô lăng bị khóa là hiện tượng thường gặp khi lái xe mà bất kỳ tài xế nào cũng đã từng gặp phải. Khi gặp hiện tượng kể trên đa số các tài xế đều rất hoang mang vì không biết xử lý như thế nào cho đúng. Để xử lý nhanh gọn hiện tượng trên, các bạn hãy cùng làm theo hướng dẫn sau đây nhé.

\>> Những điều cần biết trước khi bọc vô lăng ô tô

\>> Hướng dẫn cách cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái đúng tư thế

1. Nguyên nhân của hiện tượng vô lăng bị khóa

Hiện tượng khóa vô lăng là hiện tượng mà vô lăng ô tô của bạn bị cứng, không xoay hay xê dịch gì được. Đa số hiện tượng này thường xuất hiện ở những mẫu xe ô tô giá rẻ và phổ thông. Vì đang lái mà vô lăng bị cứng không thể xử lý tình huống tiếp theo nên sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người cầm lái nên vô cùng nguy hiểm.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do:

+ Tài xế tắt động cơ ô tô. Lúc đó bơm trợ lực cũng không hoạt động nữa và dẫn đến hiện tượng vô lăng bị khóa cứng

+ Do tài xế cố tình xoay vô lăng vài độ sang trái hoặc phải để chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy xe.

2. Vô lăng bị khóa có gây hại cho xe?

Theo nguyên lý làm việc thì vô lăng ô tô bị khóa là để bảo đảm hoạt động của xe hay còn được xem là một tính năng an toàn. Khi vô lăng bị khóa sẽ không gây ra hư hỏng, thiệt hại gì đến hệ thống lái của xe. Bởi theo nguyên nhân của hiện tượng trên, khóa vô lăng chỉ được kích hoạt nếu xe tắt máy và khi tài xế quay vô lăng lệch đi quá nhiều lúc này ổ khóa sẽ gắn với khe khóa, ngăn không cho vô lăng quay thêm.

Không những không gây hại mà tính năng khóa vô lăng còn giúp bảo đảm an toàn của xe. Cụ thể, trong những trường hợp xế hộp bị trộm, đột nhập thì khi đó tay lái xe bị khóa theo một hướng khiến kẻ gian không thể cầm lái. Ngoài ra, đây cũng được xem là một thiết bị an toàn khi giữ cho xe không bị đâm thẳng xuống dốc trong trường hợp dừng/đỗ xe ở đoạn dốc không thành công.

3. Cách khắc phục hiện tượng vô lăng bị khóa

Tuy tính năng khóa vô lăng xe rất hữu ích trong một số trường hợp nhất định nhưng về tổng thể thì khi xảy ra hiện tượng này sẽ cản trợ và gây khó khăn cho tài xế. Cách khắc phục đơn giản nhất của vấn đề này là chỉ cần khởi động lái máy thì vô lăng tự động sẽ được mở khóa. Để tránh hiện tượng này, trước khi dừng/đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau đó, không chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.

Xem thêm: màn hình android o to , android box cho oto

Nếu trường hợp mở máy mà vô lăng xe vẫn chưa được mở khóa thì có thể bạn đã vô tình khóa vô lăng lúc nào mà không biết. Khi đó các bạn hãy kiểm tra ngay xem có rút chìa khóa ra khỏi ổ vô lăng hay không? Nếu có thì cách xử lý tình huống này khá đơn giản. Đầu tiên các bạn cắm chìa khóa vào ổ khóa sau đó vặn nhẹ nhàng để mở khóa. Sau đó xoay vô lăng theo hướng ngược lại bên có chốt khóa đồng thời vặn chìa khóa để mở khóa. Khi thực hiện thao tác này tài xế cần chú ý không tạo quá nhiều lên vô lăng, không lắc và đá vô lăng.

Cuối cùng nếu cả 2 cách xử lý trên đều không thể khắc phục được hiện tượng vô lăng bị khóa thì có thể ổ khóa vô lăng của xe bạn đã bị hư hỏng và cần thay mới ngay. Lúc đó bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ sửa khóa ô tô chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Còn trường hợp nếu bạn đang đi xa, trên những đoạn đường quốc lộ hoặc vùng núi không thể gọi dịch vụ sửa chữa thì có thể tự thay ổ khóa theo các bước hướng dẫn như sau: Tháo nắp cổ vô lăng –> Dùng các loại tô vít tương ứng để mở ổ khóa –> So sánh 2 ổ khóa trước khi thay ổ khóa mới –> Thay ổ khóa mới vào cụm khóa, đảm bảo rằng các vị trí đều được cắm đúng vị trí như ban đầu –> Lắp cụm khóa trở lại xe và khởi động, mở vô lăng để kiểm tra.

Vô lăng bị khóa là hiện tượng thường gặp và không gây bất kỳ hư hỏng nào đến xe do đó nếu gặp phải thì các bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và xử lý tình huống như trên bài viết này để vừa đảm bảo an toàn bạn thân cũng như đảm bảo hoạt động của xe diễn ra tốt nhất. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích

Chủ Đề