Lớp 10 bao nhiêu món?

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 715/UBND-KGVX về phương án tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2022-2023. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đồng ý với phương án trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên theo phương thức thi tuyển với ba bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài là 60 phút với nhiều mã đề để đảm bảo trong một phòng thi hai thí sinh liền kề sẽ không trùng mã đề.

Lịch thi dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 10/6- 20/6.

Trước đó, thông thường kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội gồm có 4 môn, trong đó có ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Môn thi thứ 4 được bốc thăm ngẫu nhiên và công bố vào tháng 3 hàng năm. 

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, năm nay tình hình dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Học sinh lớp 9 chuẩn bị kỳ thi chuyển cấp đã phải học trực tuyến hầu hết thời gian trong năm học. Việc thi tuyển ba môn nhằm “tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh”./.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 có 7.639 thí sinh đăng ký dự thi tại 16 điểm thi. Các thí sinh thi ba môn Ngữ Văn [120 phút], Toán [90 phút] và Tiếng Anh [60 phút] trong một ngày [09/6], cụ thể Ngữ Văn thi buổi sáng, Toán và Tiếng Anh thi buổi chiều. Ngày 10 và 11/6/2022 thí sinh thi các môn chuyên tại điểm thi trường Quốc Học và trường THPT Hai Bà Trưng.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 09/6, tại điểm thi trường THPT Quốc Học, ngay từ sáng sớm, rất nhiều thí sinh đã có mặt để tránh tình trạng kẹt xe và ôn lại bài vở, kiến thức trước khi bước vào môn thi Ngữ Văn.

Trước đó, Sở GD&ĐT cũng đã tăng cường phổ biến cho cán bộ, giáo viên nắm vững quy chế thi, nghiệp vụ thi; đảm bảo an toàn tuyệt đối quá trình chuyển giao đề thi từ địa điểm in sao đến các điểm thi. Nơi bảo quản đề thi, lưu giữ bài thi được lắp đặt camera theo dõi chặt chẽ. Nơi ăn, nghỉ dành cho cán bộ, giám thị coi thi được các điểm trường sắp xếp hợp lý, tạo thuận lợi cho các giáo viên làm nhiệm vụ. Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và có phương án dự phòng nguồn điện thắp sáng tại các địa điểm diễn ra kỳ thi. Bố trí các điều kiện đảm bảo cho cán bộ, giáo viên và thí sinh dự thi, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông…

Năm nay, tỉ lệ chọi khá cao xuất hiện ở các trường THPT Quốc Học [số lượng đăng ký 1.949, chỉ tiêu 420 học sinh], THPT Hai Bà Trưng [số lượng đăng ký 1.259, chỉ tiêu 588 học sinh], THPT Nguyễn Huệ [số lượng đăng ký 1.087, chỉ tiêu 588 học sinh],…

Cuối năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới, chia làm hai giai đoạn gồm Giáo dục cơ bản [lớp 1 đến 9] và Giáo dục định hướng nghề nghiệp [lớp 10 đến 12]. Chương trình này, triển khai từ năm học 2022-2023, sẽ thay thế chương trình hiện hành đã áp dụng từ 2006.

Ở chương trình hiện hành, học sinh phải học 17 môn và hoạt động giáo dục [tính cả môn tự chọn là 18]. Còn với chương trình mới, học sinh sẽ học ít môn hơn và được lựa chọn theo năng khiếu, sở thích của mình.

Theo đó, các em phải học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Các em chọn năm môn khác từ ba nhóm môn [mỗi nhóm chọn ít nhất một môn]: Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật]; Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học]; nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật]. Đây là điểm mới hoàn toàn so với hiện tại, với định hướng nghề nghiệp rất cao.

Theo đúng lý thuyết, nếu để học sinh tự lựa chọn, có 108 cách chọn năm môn này. Một số môn có thể rơi vào tình trạng ít được các em trong cùng một trường lựa chọn.

Bên cạnh đó, học sinh phải lựa chọn ba cụm chuyên đề sao cho phù hợp với nguyện vọng bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Đây cũng là điểm khác biệt. Cụ thể, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề của môn học, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng kiến thức và kỹ năng thực hành để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Chẳng hạn, Ngữ văn lớp 10 có các chuyên đề Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian; Sân khấu hóa tác phẩm văn học; Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết.

Ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và lựa chọn trên, chương trình có hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

Dù học sinh được lựa chọn môn học, chương trình mới cho phép các trường xây dựng tổ hợp môn học từ ba nhóm môn và chuyên đề nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu người học, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

Về thời lượng giáo dục, mỗi ngày học sinh sẽ học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới cũng khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành.

Chương trình mới được đánh giá khoa học, hiện đại, dù sẽ khiến các trường học và địa phương gặp khó khăn ban đầu.

GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cho rằng chương trình này đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, phù hợp với định hướng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như hội nhập quốc tế; giúp phát huy năng khiếu, sở trường của học sinh; đảm bảo nền tảng cho chất lượng nguồn nhân lực.

"Chương trình mới có những ưu điểm rõ ràng so với cũ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cách triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả trong thực tiễn", ông Thành nói và nhận định hai điều tiên quyết là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

Về giáo viên, ông Thành khẳng định khi đi vào triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn bởi một vài lý do. Thứ nhất, hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể tự tin, vững vàng triển khai.

Thứ hai, chương trình mới có thêm những môn lựa chọn mang tính định hướng nghề nghiệp như môn Nghệ thuật [Âm nhạc và Mỹ thuật]. Môn này trước đây không có ở bậc THPT nên khi triển khai sẽ thiếu giáo viên. Việc để học sinh lựa chọn môn học cũng dẫn đến tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn. Ông Thành cho rằng điều này đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có lộ trình và thực hiện từng bước.

"Có thể thấy chỉ riêng về đội ngũ giáo viên, các địa phương, nhà trường cần thay đổi rất nhiều để có thể triển khai tốt", ông Thành chia sẻ.

Với cơ sở vật chất, theo ông Thành, Chính phủ đã có đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2017-2025. Đề án có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để huy động các nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 hồi tháng 8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tỉnh, thành cũng cho rằng có nhiều khó khăn khi triển khai chương trình lớp 10 mới trong năm học tới do quá trình chuẩn bị bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Học sinh lớp 10 học bao nhiêu món?

Học sinh lớp 10 học tám môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương.

Chương trình lớp 10 có bao nhiêu món?

Năm học 2022 - 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các em được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học, bao gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật.

Thi vào 10 phải thi bao nhiêu món?

Kinhtedothi – Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022- 2023, thí sinh phải làm 3 bài thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Muốn đối sánh điểm chuẩn, thí sinh có thể so với bảng điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020- 2021 với số môn thi tương tự năm nay.

Lớp 10 bao nhiêu môn bắt buộc?

TPO - Chiều 3/8, Bộ GD&ĐT thông tin, học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 sẽ học 8 môn bắt buộc và bỏ việc chia nhóm môn như trước đó.

Chủ Đề