Lương 1 tháng của bác sĩ là bao nhiêu?

[Dân trí] - Từ ngày 1/7, lương của bác sĩ, y sĩ được tăng lên do lương cơ sở điều chỉnh lên mức 1.800.000 đồng/tháng.

Lương của y sĩ, bác sĩ = Hệ số x Mức lương cơ sở.

Trong đó, bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2. 

Cách xếp lương của viên chức là y, bác sĩ được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:

Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I: Xếp lương như viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Xếp lương như viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III: Xếp lương như viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Y sĩ hạng IV: Xếp lương như viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

Mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7.

Như vậy, bảng lương chức danh bác sĩ cao cấp [hạng I]; Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] như sau:

Bảng lương chức danh bác sĩ chính [hạng II]; Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II]:

Bảng lương chức danh Bác sĩ [hạng III]; Bác sĩ y học dự phòng [hạng III]:

Bảng lương chức danh y sĩ [hạng IV]:

Bảng lương y tá:

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, y tá sẽ được phân theo chức danh gồm: y tá cao cấp thuộc nhóm ngạch viên chức loại A1; y tá chính thuộc nhóm ngạch viên chức loại B; y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 [C1].

Như vậy, bảng lương của y tá cao cấp sẽ áp dụng theo bảng lương của bác sỹ [hạng III] hoặc bác sỹ y học dự phòng [hạng IIII].

Bảng lương của y tá chính sẽ được áp dụng theo bảng lương của y sỹ [hạng IV].

Bảng lương của y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 [C1] sẽ được áp dụng theo bảng lương sau:

Tin liên quan

Lương bác sĩ chưa đến 5 triệu/tháng, 9.000 viên chức y tế xin thôi việc

Theo Công đoàn Y tế Việt Nam, mức lương này đã tính phụ cấp ưu đãi nghề 40%, chưa trừ nộp BHXH, BHYT và chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống.

Lương bác sĩ ở quốc gia nào cao nhất?

Mang trên mình trách nhiệm nặng nề nên nghề bác sĩ chắc chắn luôn cần được hưởng mức lương xứng đáng.

Giám đốc bệnh viện bật khóc vì lương bác sĩ khó sống ở TPHCM

PGS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương bật khóc chia sẻ thực trạng hiện nay khi bác sĩ học tập vất vả nhưng lương ra trường chỉ hơn 7 triệu đồng, khó sống tại TPHCM.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ diễn ra hôm 21-8, bà Đào Hồng Lan - quyền bộ trưởng Bộ Y tế - cho biết thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất cập, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc dẫn đến đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định sửa đổi nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011, trong đó tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%. Đề nghị Chính phủ sớm xem xét và ban hành nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản.

Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh, do thời gian học tập và thực hành kéo dài hơn so các ngành nghề khác.

Tuổi Trẻ Online ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia y tế về vấn đề này.

Học 6 năm trở lên

Ông Lê Thanh Chiến - khoa y, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7,5 năm, trong đó mất 6 năm đi học tại nhà trường và 18 tháng thực hành.

Với đề xuất của Bộ Y tế là sẽ xếp lương bậc 2 với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau tuyển dụng, ông Chiến đồng tình và mong muốn đề xuất này sớm đưa vào quy định.

“Điều này rất tốt, cho thấy có một sự quan tâm, ưu đãi đến lực lượng y bác sĩ khi môi trường làm việc rất vất vả, nguy hiểm, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 vừa qua”, ông Chiến nói.

Chia sẻ về lương khởi điểm cũng như đề xuất lương bậc 2 hiện nay cho các y bác sĩ sau tuyển dụng, ông Chiến nói: “Trong bối cảnh Nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm này làm lực lượng y bác sĩ ấm lòng hơn, có thêm động lực hơn”.

Theo ông Chiến, có nhiều lý do khiến y bác sĩ tại các bệnh viện công nghỉ việc hay chuyển sang bệnh viện tư nhân, trong đó có một phần nguyên nhân là thu nhập, phụ cấp.

Đặc biệt với cơ chế tự chủ khiến nhiều bệnh viện công lập gặp nhiều khó khăn về nguồn thu. Khi nguồn thu giảm, bệnh viện sẽ không đảm bảo các hoạt động chi trả thường xuyên theo cơ chế tự chủ.

Các bác sĩ, điều dưỡng trên xe cứu thương cấp cứu cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN

Bác sĩ mới ra trường lương "chưa nổi 3 triệu"

Giám đốc 1 bệnh viện hạng 2 tại TP.HCM cho biết việc xếp lương bậc 2 đối với các bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau tuyển dụng vào thời điểm này sẽ giúp cho họ có động lực hơn.

Bậc lương của các bác sĩ mới ra trường phải khác với bậc lương của cử nhân vì bác sĩ học 6 năm, cử nhân 4 năm, nếu lương bằng nhau thì sẽ không phù hợp. 

"Hiện bác sĩ mới ra trường nếu tính lương trừ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội lãnh lương cuối tháng chưa được nổi 3 triệu đồng", vị này nói.

"Lương chỉ là một phần là vấn đề không thể thiếu nhưng không phải là tất cả, một môi trường làm việc tốt cũng sẽ giúp họ có động lực làm việc, để cho các y bác sĩ cống hiến cho người bệnh", vị này phân tích.

Nâng lương bậc 2 y bác sĩ sẽ được bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của bác sĩ hiện tại cũng giống như lương của các ngành nghề khác. Với mức lương cơ bản [cơ sở] hiện là 1.490.000 đồng/tháng.

Bác sĩ ra trường được hưởng lương của cử nhân [trình độ đại học nói chung], có hệ số 1 là 2,34 tức là 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng [chưa trừ bảo hiểm], cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 thành hệ số 2 [2,67], rồi hệ số 3 [3,00]... Tối đa có 9 bậc lương [hệ số 9 là 4,98].

Ở cấp học thạc sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 2 là 2,67 và tiến sĩ sẽ được hưởng lương khởi điểm bậc 3 là 3,00. Như vậy, nếu mức lương khởi điểm của bác sĩ được nâng lên bậc 2 [2,67], số lương [chưa tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật] sẽ là 3.978.300 đồng, tăng 491.700 đồng/tháng so với hiện nay.

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông tin về việc nợ lương y bác sĩ

TTO - Sau khi cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh “xuống đường” đòi quyền lợi vào chiều 21-3, tối cùng ngày, ban giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có văn bản báo cáo về sự việc này.

Lương hưu của bác sĩ là bao nhiêu?

Mức lương hưu của bác sĩ cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu tiền?.

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 là gì?

BSCK I, còn gọi là Bác sĩ chuyên khoa I hoặc Bác sĩ chuyên khoa cấp cao, là những chuyên gia y tế chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong lĩnh vực y học. Họ đã hoàn tất đào tạo cơ bản và chuyên khoa và tiếp tục đào tạo cấp cao hơn để đạt được kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực của họ.

Làm công ăn lương bao nhiêu?

Lương của công an mới ra trường hiện nay là bao nhiêu?.

Lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?

Với cấp bậc mầm non, sau ngày 1/7, tiền lương của giáo viên mầm non hạng III sẽ từ 3.780.000 đồng đến 8.802.000 đồng/tháng. Tiền lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng. Tiền lương của giáo viên mầm non hạng I sẽ từ 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Chủ Đề