Luyện tập trang 113 toán 6

Câu 26: Trang 113 - sgk Toán 6 tập 1

Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB. Hỏi:

a] Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?

b] Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?

Bài Làm:

Hình vẽ như sau:

TH 1: điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.

 

TH 2: điểm M không nằm giữa 2 điểm A và B.

a] Cả hai trường hợp thì điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A.

b]

  • TH 1: điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.
  • TH 2: điểm B nằm giữa 2 điểm A và M.

Sách giải toán 6 Luyện tập trang 113 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Luyện tập [Trang 113-114]

Bài 26 [trang 113 SGK Toán 6 Tập 1]: Vẽ tia AB. Lấy điểm M thuộc tia AB. Hỏi:

a] Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A?

b] Điểm M nằm giữa hai điểm A và B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và M?

Lời giải:

Chúng ta có hai hình vẽ tương ứng với vị trí của điểm M:

– Trường hợp 1: điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.

– Trường hợp 1: điểm M không nằm giữa 2 điểm A và B.

a] Trong cả hai trường hợp thì điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A.

b]

– Nếu vẽ theo trường hợp 1 thì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B.

– Nếu vẽ theo trường hợp 2 thì điểm B nằm giữa 2 điểm A và M.

Luyện tập [Trang 113-114]

Bài 27 [trang 113 SGK Toán 6 Tập 1]: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a] Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với …

b] Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc …

Lời giải:

a] Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với A.

b] Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là một tia gốc A.

Luyện tập [Trang 113-114]

Bài 28 [trang 113 SGK Toán 6 Tập 1]: Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm M thuộc tia Oy. Lấy điểm N thuộc tia Ox.

a] Viết tên hai tia đối nhau gốc O.

b] Trong ba điểm M, O, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Lời giải:

* Cách 1: Dựa theo lập luận.

a] M thuộc tia AB suy ra tia AM và tia AB trùng nhau.

Tia AB và tia AC đối nhau

Suy ra tia AM và tia AC đối nhau.

Do đó A nằm giữa M và C.

b] N thuộc tia AC suy ra tia AN và tia AC trùng nhau

Tia AB và tia AC đối nhau

Suy ra tia AN và tia AB đối nhau.

Do đó A nằm giữa N và B

* Cách 2: Dựa vào hình vẽ.

Bài toán này có bốn trường hợp hình vẽ như sau:

Cả bốn trường hợp trên thì :

+ Trong ba điểm A, M, C thì điểm A luôn nằm giữa hai điểm còn lại.

+ Trong ba điểm A, B, N thì điểm A luôn nằm giữa hai điểm còn lại.

Luyện tập [Trang 113-114]

Bài 29 [trang 114 SGK Toán 6 Tập 1]: Cho hai tia đối nhau AB và AC.

a] Gọi M là một điểm thuộc tia AB. Trong ba điểm M, A, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b] Gọi N là một điểm thuộc tia AC. Trong ba điểm N, A, B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Lời giải:

Vẽ hình:

a] Trong ba điểm M, A, C thì điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.

b] Trong ba điểm N, A, B thì điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.

Ngoài ra, vì đề bài không nêu rõ vị trí của M và N nên chúng ta còn có một cách vẽ hình khác mà cũng cho ra các kết luận như trên:

Luyện tập [Trang 113-114]

Bài 30 [trang 114 SGK Toán 6 Tập 1]: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì:

a] Điểm O là gốc chung của …

b] Điểm … nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Lời giải:

a] Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Oy.

b] Điểm O nằm giữa một điểm bất kì khác O của tia Ox và một điểm bất kì khác O của tia Oy.

Ví dụ: Trên Ox lấy một điểm A bất kì khác O, trên Oy lấy một điểm B bất kì khác O. Ta thấy điểm O luôn nằm giữa A và B.

Chủ Đề