Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian

Nhiều người thuận tình ly hôn chỉ mong sao nhanh chóng hoàn tất thủ tục để “đường ai nấy đi”. Vậy theo quy định của pháp luật, thời gian giải quyết ly hôn thuận tình là bao lâu?Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình mất bao lâu? như sau:

Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình mất bao lâu?

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?

Như phân tích ở trên, thời gian Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình cao nhất là 10 ngày. Sau đó, trong vòng 05 ngày, vợ, chồng thực hiện nộp lệ phí ly hôn tại Tòa.

Sau đó, theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Trong thời gian này, Tòa án sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu chứng cứ.
  • Triệu tập người làm chứng, giám định, định giá tài sản…
  • Mở phiên hòa giải.
  • Mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình.

Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.

Do đó, việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài trong khoảng từ 02- 03 tháng tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu có vấn đề bất khả kháng, sự kiện khách quan khác… thì việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài hơn.

Thủ tục thuận tình ly hôn

Khi vợ, chồng cùng đồng thuận ký vào đơn ly hôn thì việc yêu cầu Toà án công nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đó sẽ được giải quyết theo thủ tục của việc dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong thủ tục này thì điểm đặc biệt cần lưu ý chính là tiến hành hoà giải.

Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình chỉ được diễn ra trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã đạt được những thoả thuận liên quan khác. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn bao lâu thì có quyết định ly hôn?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà vợ, chồng không thay đổi ý kiến về việc ly hôn thuận tình thì hết 07 ngày, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của vợ, chồng.

Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp này là người chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho vợ, chồng và Viện kiểm sát cùng cấp.

Đặc biệt, khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự khẳng định:

1. Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Theo quy định này, ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị thì Quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về hòa giải cơ sở thì việc hòa giải cơ sở được khuyến khích thực hiện:

Điều 52 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”

Như vậy với quy định trên, thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn.

Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ. Đồng thời giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc tại tòa án. Điều này được quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Như vậy dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải, nhằm mục đích hàn gắn lại quan hệ vợ chồng.

Giải quyết thuận tình ly hôn theo quy định pháp luật

???? Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng qua hotline 0385953737

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó, nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn [bản chính];

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng [bản sao có chứng thực];

+ Giấy khai sinh của các con [bản sao có chứng thực];

+ Sổ hộ khẩu gia đình [bản sao có chứng thực];

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn [Theo mẫu của Tòa]

– Nơi nộp hồ sơ:

Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai vợ, chồng

Thuận tình ly hôn giải quyết như thế nào?

– Thời gian giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu;

+ Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc;

+ Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: thời hạn chuẩn bị là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án phải quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự;

+ Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp;

+ Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Như vậy, tổng thời gian giải quyết việc thuận tình ly hôn sẽ khoảng gần 2 tháng – 3 tháng. Có nhiều trường hợp có thể sẽ bị kéo dài hơn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty FBLAW chúng tôi. Nếu các bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Chủ Đề