Market Segment La gì

Ta có thể hiểu Segment là một thuật ngữ ám chỉ bộ phận được chia nhỏ từ một khối lớn tổng thể. Trong marketing khi từ segment được sử dụng thì nó có nghĩa là một phân khúc (túc là một thành phần của doanh nghiệp tạo ra doanh thu, tạo ra sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc các dịch vụ cho riêng mình).

Ta có thể gọi theo nghĩa tiếng Việt đó là phân khúc thị trường. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một phân khúc khác nhau và chi phí bỏ ra cho các phân khúc này cũng được chọn lọc riêng.

Thông thường đối với các doanh nghiệp thì họ sẽ lựa chọn phân khúc thị trường của mình dựa vào thực trạng hoạt động (sản phẩm, các dịch vụ, quy mô công ty, khả năng đáp ứng sản phẩm cho thị trường,...). Những phân khúc lựa chọn sẽ có tiềm năng và đem lại cơ hội mang lại lại nhiều lợi nhuận nhất có thể đến cho doanh nghiệp, các phân khúc được chọn sẽ có tỉ lệ cao những đối tượng khách hàng tiềm năng và công chúng trở thành khách hàng tiềm năng, từ đây gia tăng các cơ hội để trở thành khách hàng trung thành và gắn bó với doanh nghiệp.

Market Segment La gì
Segment là gì?

Trong marketing, việc xác định và lựa chọn được Segment phù hợp chính là chìa khóa giúp cho việc định hướng các sản phẩm, việc bán hàng và tiếp thị có thể trở nên hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, việc phân đoạn thị trường sẽ giúp các nhà quản trị hiểu được rõ các nhóm khách hàng sẽ có những sự khác biệt về nhu cầu sản phẩm hay các mong muốn, từ đây lựa chọn thị trường mục tiêu chính để có thể tập trung các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.

Như vậy, market Segment là một khâu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing để đảm bảo cơ sở chính xác và sử dụng có hiệu quả nguồn chi phí.

1.2. Những bước để có thể market Segment hiệu quả nhất

Việc phân khúc thị trường sẽ có hiệu quả khi doanh nghiệp có những quy trình phân khúc cụ thể, logic. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra 6 bước hướng dẫn cụ thể trong quá trình phân đoạn thị trường cho doanh nghiệp, cùng đọc tiếp nhé!

1.2.1. Nghiên cứu thị trường và thực hiện thu thập dữ liệu

Việc nghiên cứu thị trường là bắt buộc, bạn có thể khảo sát qua việc đi thực tế hoặc thu thập thông tin bằng việc thu dữ liệu từ internet, các chuyên gia phân tích thị trường hoặc các báo cáo do các công ty nghiên cứu thị trường làm ra.

Nếu các thông tin chưa đủ, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường trên các quy mô đủ lớn để có thể làm đại diện cho thị trường. Sau khi có dữ liệu thì bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về insight của khách hàng mà mình đang hướng tới.

Market Segment La gì
Nghiên cứu thị trường

1.2.2. Thực hiện phân tích các dữ liệu thị trường

Khi thực hiện xong bước thu thập dữ liệu thị trường thì các chuyên gia của doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích các thông tin để từ đó đưa ra các nhận định về thị trường hiện tại, xu hướng thị trường trong các thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Qua việc đánh giá và tổng kết, doanh nghiệp sẽ xác định được các phân đoạn thị trường trong khả năng của doanh nghiệp có thể đáp ứng được về nhu cầu của khách hàng.

Market Segment La gì
Phân tích dữ liệu thị trường

1.2.3. Mô tả đặc điểm của phân khúc

Mô tả từng chi tiết của phân khúc thị trường sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn rõ nét hơn trong việc định dạng các nhu cầu, quy mô của phân khúc để quyết định có lựa chọn phân khúc đó không.

Một số tiêu chuẩn để bạn tham khảo khi tiến hành mô tả những đặc điểm của từng phân khúc thị trường như sau:

- Tính đồng nhất của phân khúc: Những người tiêu dùng nằm trong cùng một phân khúc thì phải có ít nhất một điểm chung nào đó.

- Tính dị thể: Phân khúc lựa chọn nên khác biệt với những phân khúc còn lại

- Tính đo lường: Cần có một nguồn dữ liệu để đo lường phân khúc thị trường cụ thể

- Tính ấn tượng của phân khúc: Quy mô của phân khúc phải đủ lớn để đảm bảo có lợi nhuận.

- Tính thực tế: Khi lựa chọn phân khúc, doanh nghiệp có thể giao tiếp và phân phối các sản phẩm/dịch vụ đến phân khúc đó.

Nếu như các market segment không thể đáp ứng được những tiêu chí trên thì doanh nghiệp cần cân nhắc lại việc đánh giá và lựa chọn các phân khúc thị trường khác.

Market Segment La gì
Mô tả đặc điểm của phân khúc

1.2.4. Đánh giá sự hấp dẫn của các đoạn thị trường

Khi có những phân khúc tiềm năng, việc tiếp theo doanh nghiệp cần đó là đánh giá về nguồn lực và các vấn đề có liên quan của thị trường đối với đoạn thị trường ấy.

- Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh: Xác định rõ các đối thủ cạnh tranh lớn trong phân khúc đó, cần đánh giá những ưu và nhược điểm của mình để so với từng đối thủ cạnh tranh. Tìm ra được những ưu thế doanh nghiệp của mình để thuyết phục khách hàng lựa chọn.

- Thứ hai, nguồn lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp hiện nay liệu có đủ nguồn lực để đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của phân khúc đã lựa chọn hay không?

- Quy mô phân khúc: Phân khúc có đủ số lượng để tạo ra được doanh thu cho doanh nghiệp? Tốc độ và quy mô phát triển ra sao?

- Khả năng tiếp cận phân khúc: Doanh nghiệp có thể dựa vào các kênh truyền thông và phân phối có tiếp cận đúng đối tượng khách hàng không

Market Segment La gì
Đánh giá thị trường

1.2.5. Chọn thị trường mục tiêu

Sau quá trình đánh giá về các yếu tố có liên quan, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường phù hợp nhất với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cũng như những giá trị mà phân khúc thị trường đó đem lại.

Đến đây, nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ là thực hiện các chiến lược marketing nhằm thu hút và thỏa mãn được tệp khách hàng mục tiêu này.

1.2.6. Định vị thị trường

Cuối cùng, doanh nghiệp cần tạo cho sản phẩm/dịch vụ một cái nhìn riêng, hình ảnh và chất lượng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để có thể lưu giữ hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược marketing mix (như 4P hay 7P) để có thể tìm ra những yếu tố cạnh tranh khác biệt với đối thủ như giá cả, địa điểm phân phối, sản phẩm,....

2. Segment và lợi ích cụ thể

Thị trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh rất khốc liệt, chính vì vậy khi có được những sự phân khúc kinh doanh hay còn gọi là phân khúc thị trường sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Tìm ra được tệp khách hàng mục tiêu. Phân khúc thị trường như một công cụ thiết yếu để giúp doanh nghiệp xác định nhóm khách hàng. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ định hướng được những phương pháp marketing nhằm quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Market Segment La gì
Segment và những lợi ích

Tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng. Thông qua những kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có được những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được những nhu cầu thiết thực, dễ dàng được khách hàng yêu thích và lựa chọn. Từ đó, doanh thu cũng sẽ tăng.

Tạo lợi thế cạnh tranh, từ việc xác định các phân khúc, doanh nghiệp có thể tập trung toàn bộ những nguồn lực để đầu tư và phát triển sản phẩm, các mô hình kinh doanh. Những điều này sẽ tạo ra được điểm mạnh cho doanh nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh của mình.

Có thể thấy, Segment trong lĩnh vực marketing là một chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp xác định rõ hơn về lộ trình cũng như kế hoạch phát triển sản phẩm của mình. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn Segment  là gì và cách thức để có thể xác định được phân khúc thị trường sao cho hiệu quả nhất.

STP là gì? Nó có ý nghĩa và vai trò ra sao trong chiến lược marketing của mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Market segment gồm những gì?

Cụ thể market segment sẽ bao gồm các đặc điểm chung về lối sống, giới tính, sở thích, tuổi tác, v.v..
Phải có sự đồng nhất giữa các nhu cầu chung của nhóm..
Cần có một điểm khác biệt để tạo nên điểm nhấn với các nhóm với nhau..

Market segmentation Theory là gì?

Lý thuyết phân đoạn thị trường (MARKET SEGMENTATION THEORY) lý thuyết lãi suất nói rằng thị trường ngắn hạn và dài hạn hoạt động độc lập với nhau, và các nhà đấu tư có những ưu tiên về thởi điểm đáo hạn cố định. Còn được gọi lý thuyết thị trường phân đoạn.

Chiến lược Multi segment Marketing là gì?

Multiple segment marketing: Doanh nghiệp lựa chọn phục vụ một số phân khúc tiềm năng nhất trong tất cả các phân khúc hiện có.

Consumer Segments là gì?

Custormer Segmentation – Phân khúc khách hàng quá trình phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên các đặc điểm khách hàng mục tiêu chung để các công ty có thể tiếp thị cho từng nhóm một cách hiệu quả và phù hợp. Đây bước khá quan trọng, yếu tố giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.