Mây tạnh mưa tan là gì

Đề bài:

Câu 1: [2.0 điểm]

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

[Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD, 2015]

a. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? [0.5 điểm]

b. Nhận biết

Chỉ ra cặp đại từ nhân xưng trong đoạn văn trên. [0.5 điểm]

c. Thông hiểu

Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? [0.5 điểm]

d. Thông hiểu

Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Câu 2: [3.0 điểm] Vận dụng cao

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu [chỉ ra phép liên kết đó] và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tình thái [gạch chân thành phần đó]

Câu 3: [5.0 điểm] Vận dụng cao

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa […] Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang 

[Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN, 2015]

Lời giải chi tiết:

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương [Truyền kì mạn lục]

- Tác giả: Nguyễn Dữ

b.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài

Cách giải:

- Từ xưng hô: chàng – thiếp

c.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.

d.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nghĩa tường minh và Hàm ý

Cách giải:

- Hàm ý trong câu là: Nỗi đau đớn thất vọng đến tột cùng khi Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu [chỉ ra phép liên kết đó] và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tình thái [gạch chân thành phần đó]

*Yêu cầu về nội dung:

*Nêu vấn đề.

*Giải thích vấn đề.

- Tự hào là lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.

- Biết tự hào về bản thân là biết mình có những giá trị tốt đẹp nào để phát huy, để sống một cách tự tin và kiêu hãnh.

*Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tại sao mỗi người cần biết tự hào về bản thân?

+ Con người biết tự hào về bản thân là người biết nhận ra những giá trị của mình để sống thật tốt.

+ Biết tự hào về bản thân cũng là biết tự trọng, sống độc lập, tự tin, biết giới hạn.

+ Biết tự hào về bản thân cũng giúp bạn có động lực không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân

- Tự hào về bản thân khác với kiêu ngạo.

- Phê phán những người sống tự ti.

- Liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Vị trí và nội dung đoạn trích.

2. Phân tích

2.1. Khung cảnh ngày xuân [4 câu thơ đầu]

* Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp.

- Hình ảnh “con én đưa thoi”:

+ Tả: cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa -> hình ảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân.

+ Gợi:Thời gian trôi nhanh

         Không gian cao rộng của bầu trời

         Không khí ấm áp của mùa xuân

- Câu thơ “thiều quang…”:

+ Tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân

+ Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm

         Thời điểm tháng 3 mùa xuân là thời điểm thiên nhiên đạt tốc độ rực rỡ nhất, viên mãn nhất.

         Sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh.

=>  Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến, tiếc nuối.

* Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

- Hình ảnh “cỏ non…”:

+ Tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân.

+ Gợi: sự tươi no và sức sống dạt dào của mùa xuân.

- Hình ảnh “cành lê”:

+ Đảo ngữ “trắng điểm” -> tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê.

+“điểm”: gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa.

- Màu sắc:

+ Sắc xanh của cỏ.

+ Màu trắng của hoa

* Hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống.

=>  Với bút pháp chấm phá, tác giả đã rất thành công khi phác họa mọt bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều.

2. 2.Cảnh buổi chiều ngày hội xuân [6 câu thơ cuối]

 Tiêu biểu cho biện biện pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du:

- Cảnh hoàng hôn:

+ Tả: thời gian ngày tàn lặng lẽ, vầng mặt trời ngả dần về phía Tây và những ánh ngày sắp tắt.

  Một không gian buồn vắng khi ngày hội đã tan.

  Tâm trạng tiếc nuối, xao xuyến của chị em Thúy Kiều.

 + Hình ảnh “tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ” -> không gian lắng vào chiều sâu, một khung cảnh nhỏ bé, thân thuộc.

+ Từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”-> mang đến cho bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp tao nhã và cũng phảng phất buồn.

+ Thấm đẫm tâm trạng, cảnh vật như có hồn và đồng cảm với con người

    Người ra về lưu luyến, tiếc nuối một ngày hội đã tàn, cả một mùa xuân sắp đi qua.

    Dòng suối, mặt nước, cây cầu nhuộm vẻ trầm lắng, suy tư của con người.

    Nhân hóa “nao nao…” -> phản chiếu những bồi hồi xao xuyến trong tâm hồn nhân vật.

->    Vừa là sự đọng lại của những cảm xúc trong ngày hội. Vừa là những dấu hiệu của một cuộc gặp gỡ tình cờ mà như có sự sắp xếp của số phận.

->    Nguyễn Du đã mượn cảnh vật để khám phá những rung động tinh tế trong tâm hồn nhân vật, đầy ắp yêu thương, sự đồng cảm tuyệt vời của Nguyễn Du.

3.Tổng kết:

-  Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động, hài hòa. Đồng thời nhà thơ đã biến khung cảnh thiên nhiên ấy thành một phương tiện để khám phá thế giới nội tâm nhân vật.

-  Nghệ thuật:

+ Tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Đặc biệt ông đã sử dụng rất thành công hệ thống từ láy rất giàu giá trị biểu cảm.

+ Biện pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện.

+ Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.

tranthuong

Nêu hàm ý của câu. văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữ

a.

Tổng hợp câu trả lời [1]

- Hàm ý trong câu là: Nỗi đau đớn thất vọng đến tột cùng khi Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi, tình vợ chồng gắn bó lâu nay đã tan vỡ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Có ý kiến cho rằng: câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về kết thúc trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần tình thái. Cho đoạn trích sau: “Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
  • Tại sao xuyên suốt bài thơ là hình ảnh “vầng trăng”, nhưng đến khổ thơ cuối, tác giả lại chuyển thành “ánh trăng”? Khép lại bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”
  • Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nếu cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ trên.\ Đọc kĩ phần văn bản sau vá thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” [Bếp lửa - Bằng Việt]
  • Biện pháp tu từ trong bài Lặng lẽ Sapa?
  • “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người” [Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969] Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. [SGK, Ngữ văn 9, tập I]
  • Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu phía dưới: “Người Việt Nam ta cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.” [Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
  • Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: “Nghĩ cho cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Dưới đây là một phần trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: “Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thể đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy... ”
  • Xác định phép liên kết hình thức trong hai câu đầu của đoạn trích. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” [Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập 2]
  • “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” [Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987] Qua hai tác phẩm : Bếp lửa [Bằng Việt], Ánh trăng [Nguyễn Duy] em hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên.
  • Có ý kiến cho rằng: “Chiếc bóng trên tường đã giết chết Vũ Nương”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng một câu bị động

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề