Memberic là gì

Cổng hỗ trợ Tra Cứu & Tìm Kiếm thông tin hữu ích.

Thứ Năm, 13/10/2022

Search for:

Menu

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Giáo Dục
  • Tin Học
  • Ngoại Ngữ
  • Bán Hàng
  • Công nghệ thông tin
  • Liên hệ

HỎI ĐÁP - TƯ VẤN

Cổng hỗ trợ Tra Cứu & Tìm Kiếm thông tin hữu ích.

Menu

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Giáo Dục
  • Tin Học
  • Ngoại Ngữ
  • Bán Hàng
  • Công nghệ thông tin
  • Liên hệ

Tại trang web Englishlab.memberic.com - Xem lựa chọn tìm kiếm câu trả lời phù hợp với bạn

  • Trang Chủ
  • Domain
  • Tại trang web Englishlab.memberic.com - Xem lựa chọn tìm kiếm câu trả lời phù hợp với bạn

Chung tôi đưa ra tất cả gợi ý tìm kiếm tại website Englishlab.memberic.com Tại đây các bạn sẽ tìm kiểm câu trả lời, đáp án và những chia sẻ tư vấn thông tin hữu ích đến vấn đề bạn quan tâm

Hướng dẫn kích hoạt Edupia - Sách Tiếng Anh

Cách 2: Học trên điện thoại. Bước 1: Vào kho ứng dụng CH Play hoặc App Store và nhập từ khóa tìm kiếm "Edupia" và tải ứng dụng về máy. Bước 2: Mở ứng dụng Edupia vừa tải rồi bấm vào các nút được khoan

Xem thêm: Tải Edupia Chi Tiết

Please leave your comments here:

Bạn có những câu hỏi hoặc những thắc mắc cần mọi người trợ giúp hay giúp đỡ hãy gửi câu hỏi và vấn đề đó cho chúng tôi. Để chúng tôi gửi vấn đề mà bạn đang gặp phải tới mọi người cùng tham gia đóng gop ý kiếm giúp bạn...

Gửi Câu hỏi & Ý kiến đóng góp »

Có thể bạn quan tâm

  • › 1 lạng yến
  • › 1 chai bia bao nhiêu ml
  • › 300 bài code thiếu nhi pdf
  • › đi chơi tiếng anh là gì
  • › Truyền thuyết ju mông vietsub
  • › Trick ván trượt
  • › Vương giả thiên hạ phần 3
  • › Bushing là gì
  • › đại lãn là gì
  • › Váy cổ điển châu âu
  • › Xe buýt huế
  • › Doremon tap 13
  • › Fomalin là dung dịch chứa khoảng 40
  • › Xem phim kamen rider w
  • › Hộp quẹt bic

Video mới

Study with me | Working on my thesis | Relaxing BGM

YouTube515K views

STUDY WITH ME ☀️ morning daylight [IU ???? piano music]

YouTube793K views

STUDY WITH ME at Cafe ☕️ | calm piano music ????...

YouTube933K views

2-HOUR STUDY WITH ME ON A RAINY DAY | ???? Calm Piano,...

YouTube381K views

Study abroad at Vietnam National University, Hanoi -...

YouTube570 views

Study abroad in Vietnam: Get more than just a degree...

YouTube4.6K views

Xem Thêm Videos

Hiện nay, trong các chiến dịch Marketing hay quảng cáo rất nhiều doanh nghiệp thường dùng đến sự hỗ trợ của landing page.

Nhưng nếu bạn là một người mới tìm hiểu về marketing, hẳn bạn sẽ thắc mắc: Landing page là gì? Để hiểu rõ về trang đích là gì và cách thiết kế landingpage hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới.

Nội dung bài viết

  • Landing page là gì?
  • Landing page hoạt động như thế nào?
  • Quy trình chuyển đổi của Landing page
    • 1. Kêu gọi hành động
    • 2. Landing page
    • 3. Trang “Cảm ơn”
  • Landing page khác gì với website?
  • 4 loại Landing page phổ biến
    • 1. Lead generation page
    • 2. Sales page
    • 3. Click-through page
    • 4. Landing page cung cấp thông tin hữu ích
  • 5 thành phần thiết yếu tạo Landing page thành công
    • 1. Nội dung ở đầu trang
    • 2. Call to Action [Lời kêu gọi hành động]
    • 3. Cho khách hàng thấy được các lợi ích
    • 4. Social proof [Đánh giá từ khách hàng]
    • 5. Câu kết luận
  • 7. Hướng dẫn tạo Landing page miễn phí, chi tiết theo từng bước
    • Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi bắt đầu thiết kế Landing page
    • Giai đoạn 2: Xây dựng, thiết kế Landing page
    • Giai đoạn 3: Quảng bá Landing page
    • Giai đoạn 4: Đo lường và phân tích kết quả
  • 11 yếu tố tạo Landing page chuyển đổi hiệu quả, thành công
    • 1. Màu sắc
    • 2. Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo
    • 3. Có review, case study của khách hàng
    • 4. Form chỉ thu thập thông tin cần thiết
    • 5. Call to action đúng vị trí, đúng mục tiêu của khách hàng
    • 6. Lời cam kết
    • 7. Giới hạn điều hướng đến trang
    • 8. Thông điệp ngắn gọn, súc tích
    • 9. Cung cấp giá trị thuyết phục người dùng
    • 10. Sử dụng A/B Testing
    • 11. Chèn thêm video
    • Review công cụ Page Builder thiết kế landing page chuyển đổi
  • Kết luận

Landing page là gì?

Landing page hay còn gọi “trang đích” là trang web được thiết kế để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng [Lead] cho doanh nghiệp.

Về cơ bản, landing page khác các trang web thông thường ở chỗ:

  • Có form đăng ký để khách hàng để lại thông tin liên lạc của họ, đi kèm với một lợi ích trao đổi bất kỳ cho họ.
  • Chỉ phục vụ mục đích chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng. Không có điều hướng, các yếu tố gây nhiễu hay phục vụ mục đích khác.

Khái niệm landingpage là gì?

Hãy nhớ rằng mọi trang web đều cần có landing page. Vậy cách thức hoạt động của Landing page là gì và thiết kế landing page như thế nào? Cùng tôi theo dõi các phần tiếp theo nhé!

Landing page hoạt động như thế nào?

Một landing page thường hoạt động theo trình tự:

  • Đầu tiên, khách hàng được thôi thúc để truy cập vào landingpage có chứa form thông tin.
  • Tiếp theo, họ sẽ điền vào form, chuyển mình thành khách hàng tiềm năng thay vì khách truy cập.
  • Sau đó, thông tin sẽ được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu Lead của bạn.
  • Cuối cùng bạn sẽ dựa vào những thông tin có được để tiếp thị đến khách hàng.

Cách thức hoạt động của landing page

Đây thực chất là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Trên thực tế, khách hàng thường sẽ điền thông tin vào biểu mẫu vì cho rằng nội dung đó có giá trị với họ và nhà tiếp thị cũng sẵn lòng cung cấp nội dung cho người truy cập để có được thông tin mà họ mong muốn.

Nếu bạn sử dụng các công cụ Marketingtự động như Hubspot hay Marketo, bạn sẽ có thể biết được:

  • Điều gì khiến khách hàng chuyển đổi?
  • Khi nào họ chuyển đổi?
  • Và điều gì thu hút họ trên trang của bạn?

Những thông tin đó sẽ giúp bạn duy trì các Lead có mục đích hơn bằng cách lựa chọn hình thức Marketing phù hợp.

Các Lead mà bạn có được từ landingpage cũng sẽ dễ dàng trở thành khách hàng tiềm năng để bạn thực hiện chiến dịch Viral Marketing của mình. Điều này sẽ hỗ trợ cho nỗ lực Marketing và quá trình bán hàng của bạn.

Quy trình chuyển đổi của Landing page

Mặc dù landingpage là trung tâm của quá trình chuyển đổi nhưng bên cạnh đó cũng có những hoạt động khác cùng đồng hành để giúp quá trình này diễn ra thành công.

1. Kêu gọi hành động

Call-to-Action thường là một hình ảnh hoặc một câu nhắc khách hàng hoàn thành một hành động cụ thể. Nó sẽ cho khách hàng biết họ cần click vào đâu để có được ưu đãi mà mình muốn.

Nút Call-to-Action hiện diện ở đầu trang trong thiết kế landing page

Call to action [CTA] thường được đặt ở những trang có nội dung ưu đãi hoặc các bài post hỗ trợ ưu đãi.

Nội dung của CTA càng hòa hợp với landingpage và các trang được quảng bá bao nhiêu thì khả năng khách hàng truy cập chuyển đổi càng nhiều.

2. Landing page

Như đã đề cập, đây là nơi mà khách hàng điền thông tin để có được ưu đãi mà mình mong muốn. Nhằm giải thích các lợi ích của ưu đãi và khuyến khích khách hàng truy cập chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Khi biểu mẫu được gửi đi, khách hàng sẽ được chuyển hướng đến trang “Cảm ơn”.

3. Trang “Cảm ơn”

Ở đây bạn nên đưa khách hàng tiềm năng mới đến một trang Cảm ơn chuyên dụng. Ngoài lời Cảm ơn, khách hàng có thể tải xuống ưu đãi mà bạn đã cung cấp thông tin ở trang đích.

Mẫu ví dụ về thiết kế landing page – trang cảm ơn

Sau khi nhận ưu đãi của mình, khách hàng có thể tiếp tục quá trình chuyển đổi với những ưu đãi khác như nhận tư vấn, tham dự hội thảo trên web v.v…

Khách hàng có thể tải tài liệu xuống ngay tại trang cảm ơn của landing page

Tuy nhiên, các ưu đãi phụ này nên được thể hiện ở những biểu mẫu khác hoặc bằng những CTA khác.

Sau khi nhận ưu đãi của mình, khách hàng có thể tiếp tục quá trình chuyển đổi với những ưu đãi khác như nhận tư vấn, tham dự hội thảo trên web v.v…

Landing page khác gì với website?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa landing page và Website.

Tuy nhiên đây là hai nội hình thức hoàn toàn khác nhau. Chúng thường tồn tại song song và hỗ trợ lẫn nhau.

Có thể dễ dàng phân biệt qua các yếu tố bên dưới:

 Landing pageWebsite
Đường dẫn Chỉ chứa một đường dẫn duy nhất. Có nhiều hơn một đường dẫn.
Nội dung Cung cấp thông tin về một chủ đề duy nhất. Bao gồm nhiều chủ đề thông tin khác nhau.
Ví dụ Landing page chỉ chứa thông tin một sản phẩm A duy nhất. Website bao gồm:
  • Trang sản phẩm của doanh nghiệp
  • Trang ưu đãi
  • Trang hướng dẫn mua hàng
  • Trang giới thiệu doanh nghiệp

4 loại Landing page phổ biến

Doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn 1 trong 4 loại hình Landingpage bên dưới tùy thuộc vào mục tiêu chuyển đổi và tiếp thị của mình.

1. Lead generation page

Lead generation page là landing page thu thập khách hàng tiềm năng [Lead].

Bạn có thể dễ dàng nhận diện Lead generation page khi thấy một biểu mẫu đăng ký, đi kèm với các ưu đãi trao đổi như: mã giảm giá, quà tặng, tư vấn miễn phí v.v…

Ví dụ về lead generation landingpage

Thể hiện ở chính tên gọi của nó, loại hình này được sử dụng với mục đích thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Họ tên
  • Số điện thoại
  • Email của Lead
  • Các thông tin khác như khu vực sinh sống, nghề nghiệp v.v… nếu cần.

Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu Marketing sau đó của doanh nghiệp.

Cấu trúc cơ bản của Lead generation page bao gồm:

  • Tiêu đề: với thông điệp mạnh mẽ và đủ lớn để thu hút người đọc [có thể đi kèm tiêu đề phụ].
  • Nội dung giới thiệu quyền lợi của khách hàng.
  • Biểu mẫu thu thập thông tin khách hàng.

2. Sales page

Là Landing page có nội dung chi tiết về những đặc điểm nổi bật, giá cả, lợi ích, chính sách, cam kết… của một sản phẩm hoặc một dịch vụ duy nhất của doanh nghiệp.

Trang bán hàng giúp khách hàng có đầy đủ thông tin để đi đến quyết định mua hàng ngay trên Landingpage đó.

Với mục tiêu bán hàng, cấu trúc của Sales page thường phức tạp hơn.

Các yếu tố cần có trong sale page

Tuy nhiên có thể thay đổi vị trí hoặc thêm bớt nội dung tùy vào mục đích hoặc sản phẩm kinh doanh.

  • Tiêu đề [phải đảm bảo đủ hay và thu hút để người đọc đi tiếp].
  • Thông tin giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ
  • Đặc điểm nổi bật
  • Quyền lợi của khách hàng
  • Cảm nhận/ đánh giá từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm/ dịch vụ
  • Giá cả
  • Cam kết
  • Thông tin khách hàng

3. Click-through page

Là loại hình Landing page chuyển đổi trung gian với mục tiêu dẫn dắt người xem chuyển hướng đến trang nội dung chính, Click-through page chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động để người dùng với một cú click chuột sẽ chuyển hướng đến trang thông tin chính mà không cần điền thông tin vào bất kỳ form mẫu nào.

Trong thương mại điện tử, Landing page trung gian thường được thể hiện với các nội dung mô tả sản phẩm kèm với lời kêu gọi “Đến giỏ hàng” hoặc “Mua ngay”.

Cách làm Landing page loại này thường có cấu trúc đơn giản nhưng cũng gồm 3 phần chính:

  • Tiêu đề
  • Nội dung mô tả quyền lợi
  • Hình ảnh/ câu nhắc kêu gọi hành động

4. Landing page cung cấp thông tin hữu ích

Là các trang có nội dung chuyên sâu, cung cấp thông tin cho người đọc dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh về một chủ đề cụ thể bất kỳ, nhằm tiếp cận khách hàng để có thể nhanh chóng phát triển doanh nghiệp.

Bạn có thể hiểu đây là trang thông tin, blog thông thường của một website với cấu trúc tương tự.

Mẫu ví dụ về landingpage thông tin

Trong một website, nguồn truy cập đến các Landingpage cung cấp thông tin hữu ích thường chiếm nhiều hơn so với loại Landing page thu thập khách hàng tiềm năng, Sales page hay Landing page chuyển đổi trung gian.

Tuy nhiên tùy mục đích Marketing mà doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn Marketing tổng thể để có được sự lựa chọn đúng và phù hợp nhất.

5 thành phần thiết yếu tạo Landing page thành công

Để biết được các thành phần làm Landing page, ta hãy cùng tham khảo hình minh họa dưới đây.

Một số thành phần thiết yếu cần có trên 1 Landing page

Tất nhiên, không phải mọi trang đích đều phù hợp với khuôn mẫu này, nhưng hình minh họa ở trên cho chúng ta một khuôn mẫu cơ bản để nắm được những thành phần cần thiết cho một Landing page thành công và hiệu quả.

1. Nội dung ở đầu trang

Nội dung ở đầu trang là khu vực mà các Maketer dùng để mô tả nội dung trong 600 pixel đầu tiên hoặc hơn của Landing page.

Vì đây là khu vực đầu tiên mà người dùng nhìn thấy trên trang của bạn, cũng là chìa khóa để thu hút khách hàng, nên bạn sẽ muốn làm cho nội dung này thu hút nhất hết mức có thể.

Giờ hãy cùng nhau điểm qua một số nội dung phổ biến trong khu vực đầu trang như hình minh họa:

A. Main Headline [Tiêu đề chính]

Một dòng tiêu đề hay cũng như một ngọn hải đăng soi lối cho khách hàng tiềm năng của bạn. Nó cho họ biết họ đang ở đúng nơi với đúng những gì họ đang mong đợi.

Tuy nhiên, main headline không chỉ nên là nội dung tổng quan về trang đích của bạn, mà nó nên là một nội dung có thể khơi gợi sự quan tâm của người xem theo một cách nào đó.

Tùy vào các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang kinh doanh hoặc những gì bạn muốn mọi người làm trên trang của mình mà bạn có thể sử dụng các loại tiêu đề khác nhau.

Mẫu headline trong thiết kế tạo landing page bằng wordpress

Nếu bạn đang chạy một chương trình đào tạo phi công và bạn muốn mọi người đăng ký khóa học của mình, bạn có thể đặt tiêu đề “HÃY HỌC BAY NGAY HÔM NAY!”.

Nhưng nếu bạn muốn có được danh sách email của mọi người thì “TÌM HIỂU THÊM VỀ TRƯỜNG DẠY BAY” sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

Chìa khóa để viết được một dòng tiêu đề hay là phải biết được:

  • Người xem của bạn là ai?
  • Tại sao họ lại ở trên trang đích của bạn?
  • Họ hy vọng bạn có thể giải quyết vấn đề gì cho họ?

Khi nắm được các thông tin này, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được các tiêu đề phù hợp cho trang của mình.

B. Supporting Line [Tiêu đề phụ]

Nếu không thể giải quyết hết các nội dung “Người xem của bạn là ai?” “Tại sao họ ở đây?” và “Họ ở đây để làm gì?” trên tiêu đề chính, bạn có thể mở rộng thông tin ở tiêu đề phụ.

Tiêu đề phụ

Hãy xem tiêu đề phụ là không gian hỗ trợ bạn thể hiện hết các chi tiết quan trọng khác. Thông điệp chính nằm trong dòng tiêu đề chính, nhưng tiêu đề phụ hỗ trợ thêm chi tiết quan trọng làm cho dòng tiêu đề chính hấp dẫn hơn.

Không phải mọi trang đích đều cần có tiêu đề phụ, nhưng nếu được sử dụng hiệu quả, nó sẽ giúp cho trang đích của bạn thu hút hơn rất nhiều.

C. Hero shot [Hình ảnh]

Là khu vực mà bạn có thể chèn thêm hình ảnh liên quan đến nội dung mà bạn muốn truyền đạt.

Thật khó để được ai đó đáp lại tình cảm chỉ trong một, hai câu ở tiêu đề chính và phụ. May mắn thay, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh để hỗ trợ điều đó.

Thực chất, hình ảnh cũng quan trọng như tiêu đề của bạn.

Hình ảnh là thành phần thẩm mỹ của Landing page để nói với mọi người rằng “Vâng. Bạn đang ở đúng nơi và bạn có thể tin tưởng vào chúng tôi”.

Vì thế hãy chọn những hình ảnh mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nội dung của bạn.

D. Benefit Summary [Lợi ích]

Mục Benefit Summary không phải lúc nào cũng được đưa vào trang đích, nhưng nếu được đưa vào, đây sẽ là một phần rất quan trọng.

Tổng hợp lợi ích của dịch vụ mang lại cho khách hàng

Về cơ bản, phần tóm tắt lợi ích là phần kết nối người đọc từ nội dung đầu trang đến phần còn lại của trang.

Bạn có thể dùng những câu chữ khuyến khích người xem như “Nếu … bạn sẽ nhận được … Còn chần chờ gì mà không kéo xuống để tìm hiểu” v.v…

Tuy nhiên, cần lưu ý nếu quyết định sử dụng bạn nên viết thật ngắn gọn, đơn giản và đi vào trọng tâm.

2. Call to Action [Lời kêu gọi hành động]

Sau khi đưa ra những tiêu đề hoặc hình ảnh thu hút người xem, bạn cần có một lời kêu gọi hành động phù hợp với điều mà bạn muốn mọi người thực hiện trên trang đích của mình.

Lời kêu gọi hành động “Tư vấn ngay” kêu gọi khách hàng để lại thông tin trong form để nhận được tư vấn từ đội ngũ doanh nghiệp.

Hầu hết mọi người sử dụng Internet muốn tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, do đó lời kêu gọi hành động của bạn nên thật rõ ràng và đơn giản.

Ví dụ: “Nhận ngay ưu đãi”, “Liên hệ với chúng tôi ngay để có được ưu đãi 10%”, “Bắt đầu ngay hôm nay” v.v…

Một ưu đãi hoặc lợi ích cụ thể sẽ giúp khách hàng cảm thấy được thôi thúc và khuyến khích họ hành động ngay lập tức.

Cuối cùng, hãy làm cho lời kêu gọi của bạn có màu sắc thật nổi bật so với phần còn lại của trang và đặt nó ở vị trí giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và thực hiện.

3. Cho khách hàng thấy được các lợi ích

Nếu có ai đó bắt đầu lướt qua trang đích của bạn có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng.

Cho dù họ có xem quảng cáo, tiêu đề, hình ảnh hay bất cứ thứ gì đi nữa thì những người đã đọc toàn bộ trang đều chỉ muốn nói với bạn rằng “Tôi quan tâm ! Hãy cho tôi biết lý do tôi nên chuyển đổi!”.

Khi đó, đừng chỉ nói với khách hàng những nhiều đặc biệt tạo nên nét độc đáo cho doanh nghiệp của bạn!

Họ không quan tâm bạn đã làm gì, đã đầu tư bao nhiêu thời gian, công sức để làm nên sản phẩm đó. Họ chỉ quan tâm những điều làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn mà thôi.

Vậy nên tùy thuộc vào những gì bạn đang bán và những người mà bạn đang tiếp thị, hãy cho họ thấy điều họ cần theo những cách khác nhau.

4. Social proof [Đánh giá từ khách hàng]

Sau khi cho khách hàng thấy được các lợi ích mà họ có được nếu thực hiện chuyển đổi, hãy đưa ra các bằng chứng để thuyết phục khách hàng.

Hầu hết mọi người đều không tin tưởng vào những gì mà marketer đang quảng cáo.

Thật khó để tin khi một người bán hàng lại đi khen ngợi về sản phẩm của mình. Do đó, hãy đưa ra các bằng chứng thuyết phục đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được vào mục Social proof trên trang đích của bạn.

Ví dụ

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể hoàn thành được mục Social proof một cách dễ dàng nhất:

  • Trích dẫn nguồn có tính xác thực cao: Nếu CEO hoặc manager của các doanh nghiệp khác [đặc biệt là các doanh nghiệp nổi tiếng cùng ngành] sẵn sàng review rằng bạn rất tuyệt, điều đó sẽ cực kỳ thuyết phục người dùng.
  • Thông tin chi tiết sẽ đáng tin cậy hơn: Nếu review của bạn có đầy đủ chi tiết [tên, vị trí, chức danh, công việc v.v…] để có thể dễ dàng xác minh thì review sẽ đang tin cậy hơn.
  • Hình ảnh: Nếu lời chứng thực của bạn đi kèm với hình ảnh thì người xem sẽ cảm thấy tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn.
  • Chứng thực bằng video: Lời chứng thực bằng video thậm chí còn khó làm giả hơn và còn thể hiện được sự nhiệt tình thực sự của người chứng thực đối với sản phẩm của bạn.
  • Đưa ra nhiều lời chứng thực: Mọi người thường nghĩ chỉ một lượng nhỏ khách hàng có thể sẵn sàng review tốt cho bạn, vậy nên nếu càng có nhiều thông tin chứng thực bạn sẽ càng được tin tưởng nhiều hơn.

Theo một số khảo sát, đánh giá của khách hàng giúp tăng doanh số bán hàng lên đến 18%.

Tuy nhiên đừng chỉ duy trì những đánh giá cũ mà hãy khiến khách hàng nghĩ rằng “Mình thật ngốc nếu không chuyển đổi”.

5. Câu kết luận

Cuối cùng, nếu có ai đó xem đến cuối trang đích của bạn, đây sẽ là cơ hội cuối để bạn thuyết phục họ chuyển đổi.

Với một lập luận hay một tuyên bố, bạn nên tóm tắt mọi thứ mà bạn đã đề cập trước đó và đưa vào bất kỳ nội dung bổ sung nào mà bạn nghĩ có thể giúp ích cho khách hàng chuyển đổi.

Hầu hết mọi người thường sẽ không đọc lập luận kết thúc này, nhưng với những người đã tìm hiểu hết trang của bạn thì một kết luận tốt có thể ảnh hưởng đến quyết định nhấn nút quay lại hoặc chuyển đổi của họ.

Một Landing page tốt đương nhiên cần phải đưa người dùng đến kết luận rằng chuyển đổi sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho họ, do đó hãy biết chính xác những gì mà bạn muốn khách hàng làm, những gì mà họ muốn ở bạn, từ đó tạo ra một Landing page phù hợp.

7. Hướng dẫn tạo Landing page miễn phí, chi tiết theo từng bước

Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các giai đoạn để tạo được một Landing page hoàn chỉnh.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi bắt đầu thiết kế Landing page

Trước khi có thể đi sâu vào cách tạo Landing page miễn phí, hãy đảm bảo bạn đã thực hiện các điều cơ bản bên dưới:

1. Xác định chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng là đại diện nửa hư cấu về những khách hàng lý tưởng của bạn. Chân dung này có thể được xác định dựa trên các nghiên cứu thị trường và dữ liệu khách hàng hiện tại.

Xác định chân dung khách hàng là bước đầu tiên trong việc thiết kế landing page

Các nghiên cứu này có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết, rõ ràng về hành vi của khách hàng và cách nghĩ của họ, từ đó cho phép bạn phát triển các nội dung có giá trị nhất để cung cấp cho khách hàng của mình.

Khi tạo landing page, bạn chỉ nên nhắm mục tiêu đến chỉ một chân dung khách hàng cụ thể nhất định để hành động của bạn được tập trung hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu bạn cố gắng điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, chắc chắn nội dung đó sẽ không thể phù hợp với tất cả mà chỉ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.

Hãy tập trung thay vì cố gắng thu hút tất cả mọi người trong tình huống này.

2. Cung cấp các ưu đãi

Các ưu đãi được tạo ra để cung cấp lợi ích cho khách hàng truy cập trang web ngoài các sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán.

Các ưu đãi này có thể là ebook miễn phí, hội thảo trên web v.v… đi kèm với các nội dung mà khách hàng của bạn đang trải nghiệm cùng với hành trình mua hàng của họ.

3. Xác định hành trình khách hàng

Cuối cùng, hành trình của người mua là thứ bạn cần phải xác định khi tạo Landing page.

Hành trình của người mua [Buyer Journey] là việc nghiên cứu quá trình mà khách hàng tiềm năng sẽ trải qua để dẫn họ đến quyết định mua hàng.

Tổng quan hành trình mua hàng

Quá trình này được chia thành ba giai đoạn riêng biệt mà ở đó mỗi giai đoạn nên có những nội dung khác nhau để giúp mọi người chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.

  • Nhận thức [awareness]: Khách hàng nắm bắt được các vấn đề hay các cơ hội tiềm ẩn nhưng chưa biết chính xác đó là gì. Họ sẽ tìm hiểu để xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra chúng.
  • Cân nhắc [consideration]: Khách hàng đã xác định được vấn đề và đang muốn tìm cách giải quyết vấn đề.
  • Quyết định [purchase]: trong giai đoạn này, khách hàng tiềm năng đã biết được các giải pháp, đang thực hiện so sánh các nhà cung cấp trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Giai đoạn 2: Xây dựng, thiết kế Landing page

Sau khi đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản như hướng dẫn ở trên, giờ là lúc để tạo landing page hoàn chỉnh.

Có một công thức đặc biệt được tổng hợp và hoàn thiện bởi các Inbound Marketer trên toàn thế giới mà sau đây bạn sẽ được tìm hiểu để làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích của mình.

1. Tạo một tiêu đề thật thu hút!

Vì tiêu đề là thứ khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi truy cập trang đích của bạn nên hãy tạo một tiêu đề thu hút sự chú ý để khách hàng truy cập ngay lập tức và khiến họ muốn đọc tiếp những nội dung còn lại.

2. Truyền tải giá trị của các ưu đãi!

Truyền tải giá trị của ưu đãi một cách ngắn gọn, hiệu quả.

Thường chỉ mất một cái “nháy mắt” [3 – 5 giây] để ai đó quyết định xem họ có ở lại trang đích của bạn hay không, vì thế hãy truyền tải thông điệp này trước khi khách hàng của bạn có thời gian để chớp mắt.

3. Sử dụng các gạch đầu dòng!

Để thu hút người xem, tránh viết các đoạn nội dung quá dài trên trang đích của bạn, mà thay vào đó hãy làm một bản tóm tắt ngắn gọn về ưu đãi của bạn, gạch đầu dòng những điều khách hàng có thể mong đợi nếu download dữ liệu.

Sử dụng gạch đầu dòng khiến landing page gọn gàng hơn

Việc trình bày thông tin bằng cách gạch đầu dòng sẽ giúp thu hút người xem, đồng thời cũng cho họ nắm được những gì sắp diễn ra, điều này có thể thu hút họ chuyển đổi.

4. Xây dựng biểu mẫu

Khi xây dựng form để lại thông tin cho trang đích của mình, số lượng trường thông tin trên biểu mẫu cần phải phù hợp với các giai đoạn trong hành trình mua hàng của người mua [đã được nêu lên ở mục trước].

Luôn dùng form ngắn gọn để thu thập được các thông tin cơ bản từ người dùng

Thông thường, đối với giai đoạn nhận biết, hãy để biểu mẫu thật ngắn gọn để nắm các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, email.

Càng về sau, bạn nên cân nhắc thêm các trường thông tin vì lúc này khách hàng tiềm năng đang tiến gần đến việc mua hàng. Khi họ ở giai đoạn quyết định là lúc bạn muốn có thêm nhiều thông tin nhất để giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ hơn về khách hàng khiến họ dễ dàng chốt giao dịch hơn.

5. Loại bỏ điều hướng trang

Hãy xóa tất cả các điều hướng trang web khỏi trang đích để khách hàng truy cập chỉ tập trung vào nội dung hiện có, thay vì bị phân tâm bởi các liên kết khác trên trang web của bạn.

6. Chèn thêm hình ảnh

Hình ảnh liên quan và thu hút sẽ làm lôi cuốn khách hàng truy cập, làm tăng khả năng ở lại trang của người xem.

7. Thêm các biểu tượng chia sẻ lên mạng xã hội

Mặc dù chúng ta đã nói cần loại bỏ điều hướng trang nhưng các biểu tượng chia sẻ lên mạng xã hội là rất cần thiết để khách hàng có thể chia sẻ trang đích của bạn đến người khác trên các nền tảng xã hội của họ.

Các nút chia sẻ mạng xã hội giúp landing page được nhiều người biết đến hơn

Tuy nhiên, hãy đảm bảo khi khách hàng nhấp vào biểu tượng, nó sẽ mở ra trong cửa sổ mới để khách hàng không bị chuyển điều hướng ra khỏi trang đích của bạn.

8. Cung cấp các bằng chứng có liên quan

Ngày nay, mọi người thường xem các đánh giá về sản phẩm, dịch vụ trước khi mua hàng nên hãy đảm bảo rằng các đánh giá trên trang đích của bạn liên quan trực tiếp đến những gì bạn đang quảng cáo.

9. Đảm bảo các hướng dẫn phải thật rõ ràng

Hãy hướng dẫn các khách hàng truy cập những điều họ cần làm một cách đơn giản nhưng dễ hiểu, giúp họ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn. Chẳng hạn như “Để nhận ưu đãi, vui lòng điền thông tin vào form bên dưới” v.v…

Ngoài những bước cơ bản cần thực hiện để hoàn thành trang đích, hãy đảm bảo việc rà soát, kiểm tra lại các thông tin, bố cục trang của bạn trước khi đưa nó đến tay khách hàng; truyền đạt thông điệp thật súc tích và gói gọn mọi thứ trong đầu trang và kiểm tra toàn bộ quy trình với tư cách là người dùng.

Giai đoạn 3: Quảng bá Landing page

Sau khi tạo được Landing page hoàn chỉnh, việc bạn cần làm tiếp theo là phải quảng bá để thu hút được sự chú ý và tiếp cận của người dùng đến trang của bạn. Có thể quảng bá thông qua các hình thức bên dưới như:

  • Nút kêu gọi hành động: Đây là một cách hiệu quả để quảng bá trang đích của bạn. Hãy đặt các nút này trên các trang web có nhiều lượt truy cập, nội dung có liên quan đến ưu đãi và các bài blog hỗ trợ ưu đãi.
  • Email: Gửi email quảng cáo đến danh sách mục tiêu mà bạn đã lập ra trước đó. Danh sách này càng liên quan đến trang đích của bạn thì khả năng mọi người tiếp cận và chuyển đổi càng cao.
  • Social media: Như bạn đã biết, đây là công cụ tuyệt vời để quảng bá nội dung của bạn. Hãy chọn các nền tảng mà khách hàng của bạn là người dùng để thực hiện chiến dịch cho hiệu quả.

Giai đoạn 4: Đo lường và phân tích kết quả

Khi chiến dịch quảng bá đã bắt đầu chạy, lượng truy cập đã bắt đầu tăng, đừng chỉ ngồi yên và quan sát.

Hãy kiểm tra kết quả thường xuyên nhưng đừng quên mất các xu hướng ngày càng khác biệt, nhu cầu của khách hàng cũng theo đó mà thay đổi.

Luôn đo lường hiệu quả các chỉ số của landing page

Hãy tự hỏi “Các ưu đãi của mình có còn hoạt động tốt không?”, nếu không thì điều gì đã thay đổi?

Nếu có nhiều ưu đãi khác nhau trên nhiều trang đích, hãy so sánh chúng và tìm xem tại sao có những cái hoạt động tốt hơn?

Liên tục kiểm tra, phân tích và cải thiện không ngừng để trang đích của bạn đạt được kết quả tốt hơn.

11 yếu tố tạo Landing page chuyển đổi hiệu quả, thành công

Để thiết kế Landing page hiệu quả, chuyển đổi thành công, ngoài các thao tác cơ bản đã hướng dẫn làm Landing page trước đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài tips để bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Màu sắc

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của con người. Khi truy cập trang web lần đầu, màu sắc là yếu tố sẽ để lại ấn tượng đầu tiên với người dùng, do đó bạn phải chọn màu sắc chủ đạo phù hợp đối tượng mà mình đang hướng đến.

Ngoài ra, màu sắc cũng nên đồng bộ với logo của thương hiệu để tạo cảm giác quen thuộc và độ tin tưởng với khách hàng.

Ví dụ: bạn là doanh nghiệp mỹ phẩm có logo thương hiệu màu trắng và hồng, đối tượng bạn đang hướng tới là khách hàng nữ từ 18 – 25 tuổi, bạn có thể chọn tone màu chủ đạo cho page của mình là màu trắng và hồng.

2. Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo

Hãy sử dụng những từ ngữ mang tính thuyết phục cao, thể hiện được điểm nổi trội của sản phẩm nhưng vẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Riêng với các Sales page, hãy đảm bảo thêm rằng nội dung của bạn cần phải khớp với những gì mà bạn đang quảng cáo.

3. Có review, case study của khách hàng

Dù bạn có cố gắng làm bất cứ điều gì để thu hút khách hàng thì đánh giá của những người đã từng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ vẫn là điều làm khách hàng tin tưởng nhiều nhất.

4. Form chỉ thu thập thông tin cần thiết

Việc thu thập quá nhiều thông tin từ người dùng sẽ khiến con đường đến với thao tác chuyển đổi của khách hàng dài hơn và làm giảm độ tin cậy của họ với trang của bạn.

Do đó hãy chỉ yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin thật sự cần thiết đối với bạn.

5. Call to action đúng vị trí, đúng mục tiêu của khách hàng

Các lời kêu gọi hành động của bạn nên có nội dung phù hợp và được đặt ở những vị trí thật hợp lý như đầu, giữa hoặc cuối trang Landingpage, để các thông tin mà bạn đã đưa ra không trở nên lãng phí và trở nên vô nghĩa cho mục tiêu của bạn.

6. Lời cam kết

Sau khi đưa ra các nội dung để có được lòng tin từ khách hàng, hãy đưa ra lời kết luận, cam kết cuối cùng cho những gì mà bạn vừa trình bày.

7. Giới hạn điều hướng đến trang

Để khách hàng không bị xao nhãng, hãy chỉ tập trung vào nút kêu gọi hành động của bạn.

8. Thông điệp ngắn gọn, súc tích

Đảm bảo nội dung của bạn không bị thừa thãi để không ảnh hưởng cách tiếp cận của người dùng.

9. Cung cấp giá trị thuyết phục người dùng

Khi khách hàng đã đặt niềm tin vào bạn, hãy cho họ thấy những gì họ đã bỏ ra là xứng đáng.

10. Sử dụng A/B Testing

Để chắc chắn rằng chiến dịch của bạn sẽ không xảy ra bất cứ sai sót nào.

11. Chèn thêm video

Sử dụng thêm video trên trang đích sẽ giúp tương tác của bạn tăng lên đến 86%.

Chắc hẳn đến đây, bạn đã phần nào có kiến thức khái quát về landing page là gì & cách tạo landing page miễn phí mang lại hiệu quả chuyển đổi tốt nhất. Tuy nhiên …

Làm sao để tạo được các landing page thu hút này? Công cụ page builder nào là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn ngay lúc này?

Review công cụ Page Builder thiết kế landing page chuyển đổi

Tham khảo video bên dưới để có một số góc nhìn đối với từng công cụ page builder nhé!

Bên cạnh những kiến thức về landing page đã chia sẽ ở bài viết trên. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết khác về thuật ngữ trong Marketing như: Marketing Online, Trade Marketing, Wifi Marketing, Inbound Marketing,… để đa dạng hóa các hình thức kinh doanh cho danh nghiệp của bạn hơn nhé!

Kết luận

Giờ thì chắc bạn đã hiểu Landing page là gì rồi đúng không nào? Để đạt được hiệu quả kinh doanh, mỗi trang web của doanh nghiệp đều nên sử dụng các landingpage. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cho tạo landing page miễn phí trải nghiệm trong thời gian đầu, bạn có thể tham khảo.

Tùy vào đối tượng khách hàng và mục tiêu hay hình thức Digital Marketing mà bạn đang hướng đến, hãy chọn cho mình cách thức phù hợp nhất để tạo nên một landing page hiệu quả, mang lại thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về Landing page thì hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ cho chúng tôi.

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo dịch vụ Marketing Online giá rẻ hoặc chạy Google Adwords giá rẻ tại FIEX để tăng doanh thu cho doanh nghiệp một cách nhanh hơn nhé!

Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

  1. What is a Landing Page? Do I Need One?: //www.disruptiveadvertising.com/landing-pages/landing-page/
  2. Back to Basics: What Are Landing Pages and How Do They Work?: //www.smartbugmedia.com/blog/back-to-basics-what-is-a-landing-page-and-how-do-they-work
  3. Landing Pages: What Are They and Why You Need Them: //www.bluehost.com/blog/landing-pages-what-are-they-and-why-you-need-them/

Chủ Đề