Moodys đánh giá tín nhiệm lòa

Việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm đưa ra đánh giá của các nhà đầu tư quốc tế cũng như người cho vay về khả năng trả nợ của quốc gia đó tốt hay không. Vì vậy, theo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, việc Việt Nam được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm đồng nghĩa với việc chúng ta được tổ chức này đánh giá tốt hơn so với trước đây, chi phí đi vay sẽ giảm đi bao gồm cả khu vực nhà nước và khu vực của doanh nghiệp.

"Đối với khu vực nhà nước, việc xếp hạng tín nhiệm đồng nghĩa với việc đi huy động vốn bên ngoài sẽ rẻ hơn, kéo theo các doanh nghiệp dựa trên mức sàn của chính phủ cũng huy động được rẻ hơn và các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các khu vực của nền kinh tế nhiều hơn", ông Trương Hùng Long cho hay.

Ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

Liên quan đến việc thu hút đầu tư trong thời gian tới, ông Trương Hùng Long cũng cho rằng, khi các quốc gia đánh giá Việt Nam ở mức tín nhiệm cao hơn thì sẽ sẵn sàng đầu tư vốn vào với sự tin tưởng là khả năng mất vốn sẽ thấp đi, nên sẽ tập trung vốn vào nhiều hơn với chi phí rẻ hơn.

Vì vậy, việc Việt Nam được nâng xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp huy động được các nguồn vốn cả trực tiếp và gián tiếp từ khu vực bên ngoài vào trong nước sẽ tốt hơn.

Sự thay đổi đáng chú ý của Việt Nam để được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm

Có hai yếu tố quan trọng trong việc Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2.

Thứ nhất là sức mạnh kinh tế thể hiện ở khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và khả năng chống chọi của nền kinh tế trước cú sốc từ bên ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tốt hơn hẳn các nước đồng hạng.

Thứ hai là nền tảng về chính sách tài khóa, Việt Nam đã thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, bội chi được giảm xuống, nợ công được kiểm soát chặt chẽ, tái cơ cấu nợ công hiệu quả, chi phí đi vay đang thấp xuống. Viêt Nam cũng đang chuyển dần từ vay nước ngoài là chính sang vay trong nước là chính.

Đó là những yếu tố cơ bản để Moody’s đánh giá trong thời gian vừa qua và nâng xếp hạng tín nhiệm đối với Việt Nam.

Hãng đánh giá tín dụng Moody’s vừa nâng xếp hạng của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định. Ảnh minh họa.

Để tiếp tục đạt được các mức nâng xếp hạng tiếp theo, theo Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, thời gian tới có hai yếu tố sẽ phải quan tâm và làm tốt hơn đó là sức mạnh về thể chế, quản trị và các cải cách của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để giảm thiểu rủi ro có thể có.

Đối với nghĩa vụ sức mạnh về thể chế và quản trị thể hiện ở tính hiệu lực, hiệu quả của các chính sách và thực thi chính sách, thể hiện ở việc công bố công khai kịp thời và đầy đủ các chỉ số về quản trị. Đối với cải cách khu vực ngân hàng thì phải nâng cao hiệu quả của thực thi chính sách tiền tệ, tăng khả năng giám sát khu vực ngân hàng và kiểm soát các chất lượng tài sản. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước còn đang hiện hữu tỷ lệ tương đối lớn.

"Việc kiểm soát đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước và giảm thiểu nghĩa vụ nợ dự phòng từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với nghĩa vụ của ngân sách sẽ là việc chúng ta phải quan tâm trong dài hạn", ông Trương Hùng Long nhấn mạnh.

Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ nay đến 2030, Chính phủ đã có một đề án để từng bước để tiến tới xếp hạng đầu tư của năm 2030. Với nền tảng về kinh tế như hiện nay, cùng với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như với các lộ trình đã được định hình, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu xếp hạng đầu tư.

Một số mục tiêu của "Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030" của Chính phủ là: Đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 [đối với Moody's] hoặc BBB- [đối với S&P và Fitch] trở lên; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước [GDP] bình quân cả giai đoạn khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP.

Đề án cũng đặt mục tiêu kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, phấn đấu bội chi ngân sách Nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service vừa nâng mức xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội [SHB] từ ổn định thành tích cực.

Theo đó, dựa trên các yếu tố nền tảng mà SHB đã tạo dựng và triển khai thành công trong năm 2021, đánh giá kế hoạch kinh doanh 2022 và định hướng chiến lược của SHB trong 3 – 5 năm tới, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service đã quyết định nâng mức xếp hạng tín nhiệm của SHB từ ổn định lên tích cực.

Cụ thể, Moody’s đã nâng mức xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SHB từ B2 lên B1, nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản [BCA] của SHB từ B3 lên B2, đồng thời thay đổi triển vọng xếp hạng của SHB từ ổn định thành tích cực.

Việc nâng mức xếp hạng đối với SHB của Moody’ phản ánh chất lượng tài sản của Ngân hàng được cải thiện rõ rệt, do trong năm 2021 SHB đã thu hồi nợ và tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC, Vinashin trước thời hạn, thể hiện sự kỳ vọng của cơ quan xếp hạng về việc cải thiện hơn nữa hồ sơ tín dụng của SHB, nhờ vào sự cải thiện vốn của Ngân hàng.

Moody’ cũng ghi nhận và đánh giá cao năng lực tài chính của SHB, khi vốn điều lệ của Ngân hàng liên tục được nâng cao, đặc biệt năm 2021 đã được tăng lên mức 26.674 tỷ đồng. Lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng rõ rệt do chi phí hoạt động và chi phí tín dụng ngày càng thấp hơn.

Năm 2021, mặc dù gặp không ít khó khăn bởi đại dịch COVID – 19, song SHB vẫn nỗ lực kinh doanh, gặt hái những thành công lớn.

Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của SHB đạt 506,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2020. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 53.114 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt 379 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; dư nợ cấp tín dụng đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 6.260 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ, hoàn thành 102% kế hoạch năm.

SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để tiến tới chuyển đổi phương pháp tính vốn nâng cao [FIRB], đáp ứng các chuẩn mực Basel III về rủi ro thanh khoản, sau khi đã hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II; kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần [CIR] xuống 24,27%, là một trong các ngân hàng TMCP kiểm soát chi phí tốt nhất.

Cũng trong năm 2021, SHB đã chuyển giao dịch cổ phiếu của SHB từ HNX sang HOSE, tạo ra luồng gió mới đối với thị trường và các nhà đầu tư.

Vốn hóa của SHB tại thời điểm 31/12/2021 đã đạt hơn 59.471 tỷ đồng [2,7 tỷ USD], gấp 8,2 lần so với 5 năm trước, đứng thứ 9 trong các Ngân hàng TMCP tư nhân và thuộc Top 30 doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất HOSE, trở thành một trong những ngân hàng thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài hiệu quả.

Đặc biệt, cổ phiếu SHB luôn thanh khoản dồi dào, minh bạch và nằm trong nhóm những cổ phiếu có giá trị đầu tư đáng chú ý tại thị trường.

Năm qua, thương vụ thoái 100% vốn của SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri – Thái Lan là thương vụ M&A giá trị cao thứ 2 trong các thương vụ mua bán Công ty Tài chính Tiêu dùng trên thị trường, đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông SHB, nâng cao năng lực tài chính và vị thế của Ngân hàng.

Hiện đại hóa công nghệ, thực hiện chuyển đổi số và số hóa hoạt động đã trở thành điểm nhấn đáng chú ý của SHB trong năm 2021, ngoài những kết quả thành công trong kinh doanh đáng chú ý nêu trên.

Ngân hàng tiếp tục nâng cao trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, đẩy mạnh số hóa các dịch vụ để góp phần tăng trưởng mạnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn [CASA].

Đến nay, SHB đã lần lượt triển khai thành công nhiều sản phẩm số, đặc biệt là đã đưa Robot thông minh – sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI ứng dụng vào cung cấp dịch vụ và tiếp tục mở rộng số lượng điểm giao dịch sử dụng Robot hỗ trợ khách hàng, triển khai không gian giao dịch số trên toàn hệ thống, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số được yêu thích nhất.

Tiếp nối nền tảng thành công của năm 2021, năm 2022 SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất là nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng, SHB dự kiến tăng lần lượt 9,8% và 14,4%, đạt 504.539 tỷ và 421.715 tỷ đồng vào cuối năm nay. Nợ xấu kiểm soát dưới 1,3%.

Mới đây, SHB đã chính thức công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với kết quả kinh doanh ấn tượng: Tổng tài sản của SHB đạt 515.553 tỷ đồng, tăng 1,8% so với đầu năm, huy động vốn thị trường 1 đạt 388.116 tỷ đồng, tăng 2,6%, dư nợ cấp tín dụng đạt 388,196 tỷ đồng, tăng 5,3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.227 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, cùng với việc nỗ lực đạt các mục tiêu trong kinh doanh, SHB sẽ tiếp tục hợp tác với các tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới BCG, IFC, IBM… nhằm cung cấp các giải pháp toàn diện nâng cao hiệu quả kinh doanh, thông qua việc đổi mới mô hình kinh doanh có sự kết nối trong hoạt động của SHB với các sáng kiến chiến lược then chốt.

Trong giai đoạn tiếp theo, chuyển đổi số tiếp tục là trụ cột phát triển của SHB, hướng tới phát triển ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, ngày càng kinh doanh hiệu quả và vươn tầm quốc tế. Đồng thời SHB tiếp tục chú trọng xây dựng chiến lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, hệ sinh thái, lấy khách hàng làm trọng tâm, trong đó tập trung phát triển khách hàng mới, chú trọng phát triển phân khúc khách hàng mục tiêu, tệp khách hàng truyền thống, khách hàng đa ngành, khai thác hệ sinh thái khách hàng, đem lại hiệu quả cao phù hợp với tiềm năng của vùng miền, địa bàn.

SHB cũng vừa tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 30, bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2022 – 2027. Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục được Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới bầu và quyết nghị giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Năm 2022, ngoài việc hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh, kế hoạch kinh doanh do Đại hội cổ đông đề ra, SHB sẽ quyết liệt thực hiện 4 trụ cột chiến lược phát triển, bao gồm: Cải cách thể chế, cơ chế; Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự; Lấy khách hàng làm trọng tâm; Nền tảng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2021 cùng những ghi nhận kịp thời của các tổ chức uy tín trong, ngoài nước là minh chứng cho sự phát triển an toàn, bền vững và toàn diện của SHB. Ngân hàng đã và đang không ngừng đổi mới hoạt động, nỗ lực kinh doanh, tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và SHB.

Chủ Đề