Mua bán giao dịch tại hội chợ triển lãm

Nói một cách đơn giản, hội chợ là nơi các đơn vị kinh doanh tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định. Đây là nơi để trưng bày, giới thiệu các hàng hóa và dịch vụ của mình nhằm tìm kiếm thêm nhiều khách hàng.

Theo thường lệ, hội chợ triển lãm sẽ được tổ chức theo định kỳ (tuần, tháng, quý…) tại một địa điểm thích hợp. Người mua và người bán có thể tự do giao dịch tại hội chợ và triển lãm với nhau (trao đổi hàng hóa, ký hợp đồng…).


Mua bán giao dịch tại hội chợ triển lãm

Hội chợ là gì?

Xem thêm: Booth sự kiện là gì? Thiết kế booth triển lãm thu hút

Ưu nhược điểm của hội chợ triển lãm:

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thì hội chợ cũng có những nhược điểm mà bạn cần nắm rõ. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm của hội chợ triển lãm.

1. Ưu điểm của hội chợ triển lãm:

  • Hội chợ triển lãm là một hình thức tuyệt vời để quảng cáo sản phẩm của bạn đến thị trường mục tiêu. Đồng thời tạo ra độ nhận diện về thương hiệu cho sản phẩm của bạn.

  • Đây là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình đến một nhóm khách hàng rộng hơn. Nhóm khách hàng tiềm năng có thể có rất ít thông tin hoặc không biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

  • Tham gia hội chợ triển lãm là cơ hội tốt để bạn thực hiện nghiên cứu thị trường, xu hướng của người tiêu dùng. Từ đó, điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường hơn.

2. Nhược điểm của hội chợ triển lãm:

  • Để tham gia trưng bày hàng hóa tại hội chợ bạn sẽ tốn một khoản phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, nguy cơ bạn không thu hồi được vốn lại khá cao.

  • Tại hội chợ sẽ có nhiều đơn vị kinh doanh cùng trưng bày giới thiệu sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Do đó, việc sản phẩm của bạn phải cạnh tranh với những đối thủ khác là không thể tránh khỏi.

  • Nếu chọn sai chủ đề hội chợ phù hợp để trưng bày sản phẩm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất chi phí nhưng không thu lại được gì.

Mua bán giao dịch tại hội chợ triển lãm

Ưu nhược điểm của hội chợ và triển lãm

Xem thêm: Kiosk là gì? Tiện ích của mô hình ki ốt bán hàng

Cách thức, quy trình tổ chức hội chợ triển lãm:

Để tổ chức hiệu quả, bạn cần thực hiện theo quy trình tổ chức hội chợ triển lãm như sau:

  • Bước 1: Đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm cần đăng ký. Và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước (xã, quận, huyện, thành phố…) về thương mại tại nơi tổ chức hội chợ.
  • Bước 2: Phải xác định rõ các ngành hàng, nội dung, chủ đề về các mặt hàng sản phẩm sẽ được trưng bày tại hội chợ triển lãm.
  • Bước 3: Xác định thời gian và địa điểm để tổ chức hội chợ (trong nhà hoặc ngoài trời).
  • Bước 4: Liên hệ với các doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với chủ đề của hội chợ triển lãm để mời tham dự.
  • Bước 5: Tiến hành gửi thư mời đến các cơ quan báo chí truyền thông, khách mời có tầm ảnh hưởng, chính quyền tại nơi tổ chức. Thư cần thông báo và tuyên truyền giới thiệu về hội chợ triển lãm sắp diễn ra.
  • Bước 6: Setup khu vực hội chợ triển lãm và tiến hành thực hiện tổ chức theo kịch bản chương trình đã định sẵn.

Xem thêm: Phát sampling độc đáo với máy bán bán hàng tự động Kootoro

Tăng trải nghiệm hội chợ triển lãm với máy bán hàng Kootoro:

Mua bán giao dịch tại hội chợ triển lãm

Tăng trải nghiệm hội chợ triển lãm với máy bán hàng Kootoro

Để tăng thêm tiện ích cho khách hàng khi đến tham quan & mua sắm tại hội chợ triển lãm, bạn có thể lắp đặt máy bán hàng tự động Kootoro. Máy bán hàng tự động Kootoro với nhiều loại máy bán hàng đa dạng mẫu mã như máy snack & nước, cà phê, máy bán mỳ, đến các máy bán dừa tươi hay máy bán kẹo bông gòn... Kootoro đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phong phú.

Ngoài ra, Kootoro sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, đúng quy chuẩn. Quy trình lắp đặt tiện lợi và nhanh chóng. Chiếc máy không chiếm quá nhiều diện tích nhưng tăng gấp đôi tiện ích cho người sử dụng.

𝐓𝐎𝐑𝐎 - Mô hình kinh doanh máy bán hàng tự động số 1 Việt Nam

Địa chỉ: Số 03 Quốc Hương, P. Thảo Điền, TP. Thủ Đức, HCM

Hotline: 19003009

Fanpage: https://www.facebook.com/Toro.VendingMachine

Website:https://kootoro.com

Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp như hiện nay, các hội chợ hay triển lãm thương mại được tổ chức thường xuyên không còn là một điều mới mẻ. Tuy nhiên, đối với những người không có cơ hội tiếp cận do ở các tỉnh lẻ thì đây vẫn là một điều xa xỉ. Vậy hội chợ hay triển lãm thương mại là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại 2005

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định, để thương nhân trưng bày; giới thiệu hàng hoá dịch vụ, tài liệu về hàng hoá dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy; tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Hội chợ là hoạt động mang tính định kì được tổ chức tại một địa điểm, thời gian thích hợp; là nơi người bán, người mua trực tiếp giao dịch mua bán. Triển lãm có hình thái gần giống hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu; quảng cáo chứ không phải nhằm mục đích bán hàng tại chỗ. Pháp luật thương mại không có sự phân biệt điều chỉnh đối với hội chợ và triển lãm thương mại.

Hội chợ, triển lãm chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một thời .gian và địa điểm nhất định.

Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam; chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hoá; dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ; triển lãm thương mại thực hiện. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức; tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ; triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.

Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm.

Nếu tổ chức tại Việt Nam thì phải được đăng ký và được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Trường hợp tổ chức ở nước ngoài phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải:

  • Không thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh; chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật (đối với hàng hoá, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng);
  • Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày; kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại; phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ở Việt Nam, để tham gia hiệu quả về hoạt động hội chợ triển lãm, thương mại cần tìm hiểu các thông tin về ngành hàng của mình một cách thường xuyên liên tục. Các thông tin về kế hoạch triển khai hộ chợ triển lãm; thương mại thường được cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) và sở công thương các tỉnh tổ chức.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty trong lĩnh vực xúc tiến thương mại cần liên hệ; trao đổi trực tiếp với họ để tìm kiếm các cơ hội để đưa ngành hàng của mình phù hợp với mục tiêu của chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức hàng tháng, quý hoặc theo năm.

Việc tham gia hội chợ, triển lãm có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ được ký kết với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm.

Về hình thức: văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Về nội dung: Các điều khoản về các bên ký kết, nội dung dịch vụ, địa điểm; thời gian thực hiện dịch vụ, phí dịch vụ và các chi phí khác…

Thương nhân thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ hàng hoá; tài liệu, thông tin về hàng hoá hoặc phương tiện cho bên kinh doanh dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng; kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước bị xử lý như thế nào?
  • Quy định của pháp luật về hành vi khuyến mại hàng hóa hết hạn

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.

Hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Tập quán thương mại là gì?

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?

Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.