Mùa Đông 2023

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

TS. Trần Du Lịch. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo TS. Trần Du Lịch, thế giới đang trong thời kỳ bất ổn, chúng ta cũng không biết bất ổn kéo dài đến bao giờ và có bất ổn hơn không. Đối chiếu lại, từ đầu năm, tất cả hệ thống kinh tế vĩ mô của chúng ta đã chống chọi lại bất ổn của thế giới tương đối thành công, nhưng sắp tới liệu chống chịu như thế nào?

Từ đó, TS. Trần Du Lịch cho rằng, thách thức sắp tới sẽ là rất lớn. Trên tinh thần điều hành vĩ mô "dĩ bất biến ứng vạn biến", TS. Trần Du Lịch đề xuất 3 ý kiến.

Thứ nhất, dự báo tăng trưởng của chúng ta năm 2022 là 7,5%, TS. Trần Du Lịch cho rằng chắc chắn sẽ thành công, nhưng cái khó là năm tới sẽ như thế nào khi dựa trên nền tăng trưởng cao của năm 2022?

Những nền tảng ổn định chúng ta tạo được trong năm 2022 thì năm tới sẽ như thế nào? Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2023 thế giới là "mùa Đông kinh tế 2023", những cái chúng ta tạo được trong tăng trưởng từ xuất khẩu, thu ngân sách… tất cả cái đó năm 2023 sẽ còn cỡ nào để phát triển?

“Tôi cho rằng, bây giờ đã đến lúc chúng ta chuẩn bị kịch bản cho năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực”, TS. Trần Du Lịch nói.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần vốn, nhưng cái cần hơn, cấp thiết hơn là hấp thụ vốn. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt. Một vấn đề đặt ra hiện nay là có cần nới tín dụng hay không, trong đó có vốn cho thị trường bất động sản?

TS. Trần Du Lịch đánh giá là không cần, vấn đề quan trọng là nguồn vốn ưu tiên cho lĩnh vực bất động sản nào, tín dụng bất động sản phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng công nghiệp…

Thứ ba, phải phát triển cân đối thị trường chứng khoán, trái phiếu và cả thị trường tiền tệ, chứ không phải đẩy gánh nặng vốn trong trung và dài hạn cho chính sách tiền tệ.

Còn theo chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành, cuối năm nay và năm 2023 động lực cho xuất khẩu sẽ suy giảm đáng kể. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường hay mở rộng thị trường là giải pháp quan trọng. Ví dụ, với Hiệp định EVFTA thì thị trường chính của chúng ta vẫn là các thị trường cũ, do đó ngay trong EVFTA chúng ta có thể mở rộng thêm thị trường và tham gia sâu hơn.

TS. Võ Trí Thành. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về đầu tư, TS. Võ Trí Thành hy vọng trong năm nay và năm sau đầu tư công là khâu quyết định chiếm 1/3 tổng đầu tư xã hội cả năm, hiện tại đang giải ngân rất chậm cho nên đầu tư công sẽ là cú huých cho cả năm sau.

Về tiêu dùng, TS. Võ Trí Thành không nghĩ mức tiêu dùng năm tới sẽ như năm nay vì người tiêu dùng thắt chặt kinh tế một phần và việc tiêu dùng kiểu "trả thù" cũng bớt dần, du lịch cũng giảm đi. Như vậy, nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng từ du khách quốc tế. Do đó, các chính sách visa làm sao để thu hút được thêm du khách quốc tế là việc quan trọng.

Một động lực nữa thu hút đầu tư từ FDI, bên cạnh thu hút đầu tư tư nhân thì bài học Euro Cham cho thấy đến nay các nước châu Âu chưa phê chuẩn Hiệp định về bảo hộ đầu tư, nhưng rõ ràng việc thu hút FDI chất lượng chưa được như kỳ vọng.

Bên cạnh vấn đề hạ tầng, giải phóng mặt bằng, nhân lực, thể chế ưu đãi, theo TS. Võ Trí Thành có 3 điều quan trọng trong thu hút FDI chất lượng. Đó là, môi trường đầu vào phải xanh, môi trường số phải tốt, môi trường sống cho các chuyên gia phải tốt thì mới hy vọng thu hút được FDI có chất lượng.

Về kinh tế vĩ mô, TS. Võ Trí Thành cho rằng, nên thận trọng với cung tiền. Với tốc độ tăng tín dụng, giả thiết năm nay 14%, năm sau cũng 14% thì đây là con số không thấp.

Vấn đề nợ xấu không trừ hẳn đi, vấn đề tăng vốn cho ngân hàng thương mại, tỉ lệ tín dụng trên GDP chưa kể áp lực ngắn hạn đối với tỉ giá, chúng ta không muốn làm cho tỉ giá mất giá nhiều. Chưa kể những áp lực về lãi suất, lãi suất không thể tăng quá mức… Như vậy, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu cũng như trong những năm tới có thể chế tốt để phát hành trái phiếu là vấn đề quan trọng.

Cuối cùng là linh hoạt trong mức tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất động sản, đặc biệt là nhà ở công nhân, nhà ở xã hội… Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn, ở đây không có nghĩa là tháng 3 năm nay so với tháng 3 năm sau cũng phải tăng 14%, có thể có tháng lên, tháng xuống cần theo chu kỳ sản xuất của các nhóm mặt hàng, quan trọng là con số tổng thể cả năm.

Dự báo tăng trưởng 7,5% năm 2022 của Việt Nam có thể đạt được, song theo các chuyên gia, khó khăn là năm 2023 khi thế giới phải đối mặt với “mùa đông kinh tế 2023”.

TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. Ảnh: Nhật Bắc.

Chia sẻ tại Hội nghị ổn định kinh tế vĩ mô do Chính phủ tổ chức chiều 12/9, TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, cho rằng thế giới đang trong thời kỳ bất ổn, không biết bất ổn kéo dài đến bao giờ và có bất ổn hơn không.

Theo ông Lịch, từ đầu năm, tất cả hệ thống kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã chống chọi lại bất ổn của thế giới tương đối thành công, nhưng sắp tới liệu chống chịu như thế nào? Thách thức sắp tới rất lớn.

Chuyên gia này cho rằng, dự báo tăng trưởng năm nay là 7,5% chắc chắn sẽ thành công, nhưng cái khó là năm tới sẽ như thế nào khi dựa trên nền tăng trưởng cao của năm 2022?.

“Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2023 thế giới là “mùa đông kinh tế 2023”, những cái chúng ta tạo được trong tăng trưởng từ xuất khẩu, thu ngân sách… tất cả cái đó năm 2023 sẽ còn cỡ nào để phát triển? Bây giờ đã đến lúc chúng ta chuẩn bị kịch bản cho năm 2023 trên tất cả các lĩnh vực”, ông Lịch nêu.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam hiện cần vốn, nhưng cái cần hơn, cấp thiết hơn là hấp thụ vốn. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp tốt.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là có cần nới tín dụng hay không, trong đó có vốn cho thị trường bất động sản? Ông Lịch cho rằng, không cần nới tín dụng, vấn đề quan trọng là nguồn vốn ưu tiên cho lĩnh vực bất động sản nào, tín dụng bất động sản phải ưu tiên cho các dự án nhà ở xã hội, hạ tầng công nghiệp…

Thứ ba, phải phát triển cân đối thị trường chứng khoán, trái phiếu và cả thị trường tiền tệ, chứ không phải đẩy gánh nặng vốn trong trung và dài hạn cho chính sách tiền tệ.

Không để đồng Việt Nam mất giá

Ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng dù một số nước tăng trưởng giảm thấp, nhưng bức tranh tại Việt Nam ngược lại. Tăng trưởng của Việt Nam có thể trên 6,5%, thậm chí 7%; lạm phát có thể kiểm soát được.

Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức 3,6% so với đầu năm bắt nguồn từ 2 kinh nghiệm chúng ta đã quản lý giá rất tốt bên cạnh việc quản lý lãi suất.

Cũng theo ông Phước, ngày 21/9 tới, Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm phục vụ tăng tỉ giá. Song, theo ông, Việt Nam cần tiếp tục kiên định sự ổn định của tỉ giá.

“Nếu không cho đồng Việt Nam tăng giá thì thôi chứ không để cho đồng Việt Nam giảm giá”, ông Phước nhận định, và lý giải kiềm chế lạm phát chúng ta đạt được như ngày hôm nay có sự đóng góp rất thầm lặng của chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, cùng với ổn định tỷ giá ngăn ngừa sự lan tỏa của lạm phát trên thế giới tới Việt Nam.

Việc nới tín dụng của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là thích hợp, song cần theo dõi chặt chẽ để có lộ trình trong tương lai bỏ room tín dụng.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ cần phải định hướng dòng chảy tín dụng qua các hệ số rủi ro. Việc xác định room tín dụng cho các ngân hàng cần dựa vào cơ cấu tín dụng và các hệ số rủi ro. Nếu ngân hàng cho vay với các ngành nghề rủi ro nhiều thì hệ số rủi ro cao.

Ông Phước cũng đề nghị thí điểm cơ chế trái phiếu gắn với tài sản đảm bảo. Hiện thị trường Mỹ, châu Âu đang phát triển rất nhiều, tránh tình trạng trái phiếu phát hành ra không có tài sản đảm bảo gây nên rủi ro khi hoàn trả.

“Có thể nói, một thị trường không chặt quá, không lỏng quá, không cầu toàn làm sao để giải tỏa bớt áp lực lên thị trường tiền tệ nếu không thì dòng tiền mà từ Ngân hàng Nhà nước đưa ra qua chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tăng trưởng, đây có thể nói vòng luẩn quẩn trong xung đột chính sách”, chuyên gia này nêu.

Theo Mai Hà/Thanh Niên

Chủ Đề