Mục đích lai kinh tế là gì

Mục đích của công tác lai tạo giống là tạo ra con lai [hoặc giống mới] sản xuất sữa và thịt có hiệu quả trong điều kiện nuôi dưỡng và môi trường của địa phương.

Các giống bò chuyên dụng [thịt và sữa] có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất . Tuy vậy chúng ta không thể nhập những giống này về nuôi thuần với quy mô rộng lớn vì một số lý do sau: - Tiền nhập bò giống rất cao. - Bò thuần nhập nội có yêu cầu cao về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng mà trong điều kiện chăn nuôi thiếu đầu tư khó đáp ứng được. - Khả năng sinh sản thấp. - Không thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và khả năng chống chịu kém đối với kí sinh trùng [ve, ruồi, muỗi] và bệnh do kí sinh trùng gây ra.

Mong muốn của chúng ta là có một giống bò tập hợp được những đặc điểm quý của bò Vàng Việt Nam và khả năng sản xuất cao của bò ngoại. Để đạt được mục đích trên, phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đường lai tạo.

Vì khối lượng bò Vàng rất nhỏ [bò cái khoảng 180kg] không thể mang thai bò ngoại [đực giống ngọai 800-1000kg], vì vậy mà con đường lai tạo phải được tiến hành qua 2 bước.

Trước hết là sử dụng đực Zebu [Sind, Sahiwal, Brahman] để cải tạo bò Vàng tạo ra con lai Zebu. Con lai Zebu về cơ bản giữ được những đặc điểm qúy của bò Vàng nhưng khối lượng tăng lên rõ rệt [bò cái 270-320kg tùy mức độ lai máu]. Với khối lượng như vậy con lai Zebu có đủ khả năng mang thai bò chuyên thịt hoặc chuyên sữa và điều rất quan trọng nữa là bò mẹ đủ sữa nuôi bê lai từ bò bố hướng sữa hoặc hướng thịt.

Thực tế cho thấy, việc lai tạo ra con lai không khó, chỉ thông qua kỹ thuật TTNT trong một vài thế hệ. Tuy nhiên để con lai sống được và cho năng suất cao đúng với tiềm năng di truyền của nó thì dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì vậy trước khi chúng ta muốn lai tạo cải tiến chất lượng đàn bò địa phương thì điều trước tiên cần làm là cải tiến nguồn thức ăn cho chúng. Mọi chương trình cải tạo giống, mọi thử nghiệm giống năng suất cao sẽ thất bại nếu chúng ta không bảo đảm được điều kiện nuôi dưỡng mà trong đó quan trọng nhất là thức ăn và dinh dưỡng.

Trong công tác cải tiến giống bò địa phương cần tiến hành đồng thời công việc chọn lọc đàn bò cái nền địa phương và tiến hành lai tạo một cách có kế họach.

1. Các phương pháp lai tạo phổ biến - Lai kinh tế [lai cố định] - Lai tạo giống - Lai tạo có hệ thống

Lai tạo giống [mục đích tạo giống mới]

Thường áp dụng cho bò sữa. Có 3 phép lai phổ biến - Lai luân hồi 2 máu: trong phép lai này bò đực của hai giống có thể thay phiên làm bố để tạo ra con lai, bò cái lai F1 thu được có thể dùng làm giống.

- Lai luân hồi 3 máu: Trong phép lai này bò đực của 3 giống được thay phiên làm bố, con lai có thể dùng làm giống.

Phép lai luân hồi sẽ khống chế tỷ lệ máu của các nhóm giống trong con lai, không cho giống nào chiếm ưu thế về tỷ lệ máu.

- Lai cải tạo [còn gọi là lai cấp tiến]: Một giống bò căn bản là xấu, chỉ có một vài tính trạng tốt cần giữ lại, cần cải tạo giống bò đó, bằng cách dùng bò cái của giống đó lai với bò đực của giống tốt. Con lai tiếp tục phối với đực của giống tốt đến khi đạt được mục tiêu đề ra thì dừng lại.

Ví dụ sử dụng bò đực Hà Lan [rất tốt về sản xuất sữa] lai liên tục với bò địa phương [sữa rất kém nhưng thích nghi với điều kiện dinh dưỡng kém, chống chịu nóng, chống chịu bệnh ], qua vài bước lai con lai có sản lượng sữa cao, chống bệnh tốt. Sau 5 bước lai liên tiếp thì con lai rất gần với giống bò Hà Lan thuần. - Lai cải tiến: Một giống căn bản là tốt chỉ còn một vài đặc điểm xấu cần khắc phục, cần cải tiến. Dùng cái đó lai với đực giống có đặc điểm tốt. Con lai tạo ra cho lai lại với đực của giống cũ [đực đi cải tiến chỉ sử dụng một lần].

Lai tạo có hệ thống

Là chương trình lai tạo có quản lý và linh hoạt theo sự thay đổi của môi trường và nhu cầu thị trường., khai thác ưu thế lai.

Phương pháp thông thường là sử dụng lai luân hồi 2 máu.

Thí dụ ở vùng nhiệt đới nóng không muốn con lai có tỷ lệ máu bò ôn đới cao thì con lai F1 cho phối lại với đực địa phuong:

Đối với vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hoà hơn thì sau hai lần lai với bò đực ôn đới [thu được con lai có 3/4 máu ôn đới] mới lai ngược lại với bò đực địa phương.

Thí dụ về một vài giống lai - Giống bò thịt Santa Gertrudis có 5/8 máu Shorthorn và 3/8 máu Brahman - Giống bò sữa Jamaica Hope có 20% máu Sahiwal, 70- 75% máu Jersey và 5 -10% máu Holstein Friesian [năng suất sữa trung bình 2000-3000 kg/chu kỳ]

- Giống bò sữa AMZ có 3/8- 1/2 máu Sahiwal; 5/8- 1/2 máu Jersey [năng suất sữa trung bình 2280 lít/275 ngày; cao nhất 4850 lít/chu kỳ]

- Giống bò sữa AFS có 1/2 máu Sahiwal; 1/2 máu Holstein Friesian [năng suất sữa trung bình 2405 lít/265ngày, cao nhất 5500 lít] - Bò lai HF của Việt Nam hiện nay là kết quả của phép lai cấp tiến giữa bò đực giống HF và bò cái Vàng, năng suất trung bình 3800-4000 kg/chu kì.

Tiếp tục phối tinh HF thuần vào cái lai F3 HF ta có con lai F4 HF với tỷ lệ máu LS giảm đi ½, còn 1/16 khi đó máu HF bằng 15/16.

Tiếp tục phối tinh HF thuần vào cái lai F4 HF ta có con lai F5 HF với tỷ lệ máu LS giảm đi ½, còn 1/32 khi đó máu HF bằng 31/32.

Nếu cứ tiếp tục sử dụng tinh HF thuần từ các nước ôn đới phối cho bò lai HF Việt Nam thì con lai có máu HF cao [từ F4 trở lên] sẽ không thích nghi với khí hậu nóng và nuôi dưỡng kém vì vậy hiệu quả chăn nuôi không cao. Tùy thuộc vào khí hậu và mức độ đáp ứng dinh dưỡng mà quyết định dừng lai ở bước lai nào cho thích hợp.

Mục đích của phép lai kinh tế là gì?

Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm. Lai kinh tế thú y thường được áp dụng trong việc nuôi chăn gia súc, gia cầm và các loại động vật thú y khác như ngựa, lợn, gà, bò, cừu, v.v.

Tại sao con lai F1 chỉ được sử dụng vào mục đích kinh tế?

Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng con lai F1 làm sản phẩm, sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp lai kinh tế để tạo con lai có năng suất và chất lượng đem lại hiệu quả cao.

Mục đích của việc lai giống là gì?

- Lai giống là: Cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ. - Mục đích của lai giống là: Tạo được ưu thế lai từ đó làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.

Tại sao không sử dụng còn lai kinh tế để nhân giống?

- Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống. - Không dùng con lai kinh tế làm giống vì thế hệ tiếp theo xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

Chủ Đề