Mụn lẹo bao lâu thì hết

Chào bác sĩ, 2 ngày gần đây, mắt em bị nhiên đau, đỏ, ấn vào mi thấy sưng. Vì trước đây em bị lẹo mắt một lần rồi nên thấy rất giống các triệu chứng trước đây hay gặp phải. Xin hỏi bác sĩ, lẹo mắt có bị tái phát không, thường gặp mấy lần trong đời hay chỉ bị một lần rồi thôi. Đợt trước thì em để nó tự khỏi nhưng bác cạnh nhà nói khi bị lẹo phải chích mủ ra thì mới không bị lặp lại nữa. Mong bác sĩ cho lời khuyên. [Hoàng Hồng Như - TPHCM]

Bạn thân mến,

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo thường xuyên tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Triệu chứng:

  • Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Lẹo mắt thường bị nhầm lẫn với chắp. Mặc dù hai triệu chứng bệnh này tương đối khó phân biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số biểu hiện tiêu biểu giúp phân biệt được 2 căn bệnh này. Về tổng thể, chắp mắt gây viêm nhiễm, còn lẹo mắt thì không. Viêm nhiễm sẽ tạo mưng mủ ở đỉnh của nốt chắp mắt.

Lẹo mắt khiến cho mắt bạn có cảm giác đau nhức, lộm cộm, sưng tấy, ngứa ngáy, thậm chí còn chảy nhiều nước mắt và mỏi mắt khi tiếp xúc với ánh sáng. Còn lẹo mắt thì nhẹ hơn, không khiến mắt bị đau ngứa mà chỉ vướng víu, sưng cộm mắt ở phía ngoài.

Vậy, Lẹo mắt có tự khỏi không?

Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách:

- Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn.- Áp dụng nén ấm cho mắt 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Sự nén ấm này cũng có thể giúp mở ra một lỗ bị chặn để có thể tiêu thoát và bắt đầu chữa bệnh.- Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Bạn không nén nhiệt trong lò vi sóng vì nó có thể trở nên quá nóng và có thể tổn thương mí mắt. Đặt miếng nén trên mắt sau khi bạn đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát [thường là 5-10 phút]. Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm.- Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt. Hãy chắc chắn rằng, bất cứ loại thuốc mỡ nào bạn mua mà không cần toa phải là để điều trị cho mắt chứ không phải cho tai để làm giảm sự khó chịu của lẹo mắt.

Nếu bạn muốn chữa trị một chiếc mụn lẹo ở mí mắt không phải tại nhà thì bạn có thể đến gặp bác sĩ. Khi ấy bác sĩ có thể kê một toa thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho lẹo mắt của bạn. Không nên tự ý dùng dao, kéo hoặc dùng tay nặn, chích lẹo ở nhà vì nguy cơ nhiễm trùng cao, rất nguy hiểm.

Bạn chỉ nên rạch chắp/lẹo nếu đi khám và bác sĩ nhận thấy điều đó là cần thiết. Thủ thuật rạch chắp, lẹo được thực hiện trong điều kiện đảm bảo vô khuẩn. Sau khi chích, mắt bạn sẽ được băng lại trong vài giờ. Bạn sẽ được kê toa, dùng thuốc theo chỉ định.

Trân trọng!

Một số câu hỏi thường gặp về lẹo mắt - Chuyên gia giải đáp:

phuongnguyen

Làm gì khi mắt bị lẹo?

Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ bị khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần, gây đau, khó chịu,... người ...

Đọc thêm

Lẹo mắt là hiện tượng bệnh lý, thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Mụn lẹo mắt bao lâu thì khỏi, điều trị thế nào, kiêng gì là những câu hỏi phổ biến của người bệnh.

Lẹo mắt là gì?

Nhiều nơi, vẫn còn quan niệm lạc hậu, lẹo mắt là do trực tiếp nhìn việc “quan hệ” của người hoặc động vật. Đây thực chất là quan niệm sai lầm, việc nhìn ngó gì đó không trực tiếp gây ra hiện tượng lẹo mắt.

Mắt bị lẹo là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên.

Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ.

Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Lẹo mắt

Lẹo mắt bao lâu thì khỏi?

Khi bị lẹo mắt, cảm giác rất khó chịu và gây trở ngại cho việc ra ngoài, giao tiếp. Khả năng nhìn xa hay nhìn gần của bạn sẽ không bị ảnh hưởng khi bị mọc lẹo.

Sau 3 đến 4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ và thường tự tiêu tan sau nhiều tuần.

Lẹo mắt có lây không?

Như đã đề cập, lẹo mắt là bệnh do tụ cầu khuẩn gây nên. Do đó, lẹo mắt là một căn bệnh có thể lây lan, đặc biệt rất dễ lây truyền từ mi mắt này sang mi mắt khác.

Do đó, cần chủ động vệ sinh, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh để hạn chế lây lan.

Lẹo mắt ở trẻ em

Điều trị lẹo mắt thế nào?

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén [chườm] ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát [thường là 5-10 phút]. Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng ấm thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo và chắp trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng [không dùng thuốc dùng dở và để lâu], không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Nếu phải tra thuốc mỡ kháng sinh cho mắt thì nên thoa một lớp mỏng trên mụn lẹo ở mí mắt trước khi đi ngủ.

Chú ý: Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt đều tự khỏi sau 1 thời gian. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bạn không nên chọc vỡ mụn lẹo mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.

Khi bị chắp mắt, lẹo mắt, để giữ cho “cửa sổ tâm hồn” được nhanh lành bệnh cần chú ý nhiều đến cách chăm sóc đúng cách, khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chắp và lẹo là các chứng sưng không lây nhiễm thường gặp ở mi mắt. Chắp và lẹo là hai dạng khác biệt nhưng hay bị nhầm lẫn với nhau. Bệnh nhân dễ bị chắp và lẹo nếu có tiền sử bị viêm mí mắt, da mụn viêm đỏ, viêm da dầu, tiểu đường và một số bệnh khác.

Chắp, lẹo mắt là bệnh gì?

Lẹo [hordeolum] là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi mắt do tụ cầu khuẩn gây nên. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn như mụn nhọt hay u nhỏ. Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở vị trí khác trên mắt.

Có hai loại lẹo:

  • Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Zeis.
  • Lẹo trong mí mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến meibomian.

Chắp [chalazion] là chứng sưng phù trên mi mắt. Khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt. Chỗ bị chắp nếu sưng quá to có thể khiến mắt bị mờ. Thông thường, chắp sưng trên mắt từ 2 đến 8 tuần, ít khi có trường hợp lâu hơn.

Chắp dễ bị nhầm với lẹo, nhưng chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn nhiều, thậm chí là không đau.

Nếu lẹo [do viêm nhiễm] trong mí mắt không lành và xẹp hẳn, chỗ sưng có thể bị tắc và biến chứng thành chắp.

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về chắp lẹo

Cách chăm sóc mắt khi bị chắp, lẹo mắt

Chú ý khi chăm sóc mắt

Khi bị các bệnh về mắt, bên cạnh việc phát hiện bệnh qua các triệu chứng cơ bản, đưa người bệnh đi khám ở bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín, cần có cách chăm sóc mắt khoa học.

Để làm giảm đau các chỗ lẹo và chắp, người bệnh có thể dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt khoảng 10 phút, mỗi ngày 3 – 5 lần. Độ ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.

Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ như dùng thuốc nhỏ mắt, mỡ kháng sinh, tiêm steroid vào chỗ sưng để giảm đau hoặc chích nạo khi lẹo, chắp không tan…, người bệnh cần chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.

Không trang điểm vùng mắt khi đang bị lẹo và chắp. Hạn chế trang điểm mi mắt hoặc tẩy trang vùng mắt khi bị bệnh.

Hạn chế việc để mắt tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, bụi bặm hay ánh sáng mặt trời.

Khi đi ra ngoài cần đeo kính chống bụi, chống tia UV.

Sau khi ra ngoài cần rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch Natri Clorit 0,9%.

Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt.

Trong thời gian bị lẹo, chắp mắt, hạn chế dùng kính áp tròng.

Cần kiêng các loại thực phẩm khi bị chắp, lẹo

Thức ăn có tính nhiệt, gia tăng sự viêm sưng trong cơ thể. Ngoài ra, bé có thể bị nóng trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh chắp mắt. Bé không nên ăn các trái cây nhiệt như xoài, nhãn, vải, ổi, đồ ăn cay nóng, nhiều ớt, hành, tiêu, thịt dê, hải sản…

Đồ ăn, thức uống nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, làm vết thương lâu lành hơn. Bạn nên kiểm soát việc tiêu thụ nước ngọt có gas, các loại kẹo bánh chứa nhiều đường ở trẻ.

Các món ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog, thực phẩm đóng hộp vì nó làm cản trở lưu thông máu ở mắt, gia tăng các cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.

Bổ sung dinh dưỡng khi bị chắp, lẹo

Cần được cung cấp đủ vitamin A, C, E và kẽm trong suốt quá trình hồi phục sức khỏe nếu bị lẹo, chắp ở mắt. Những loại vitamin và khoáng chất kể trên còn có tính năng chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Nguồn vitamin A tốt cho người bệnh khi bị chắp, lẹo mắt: cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…

Nguồn vitamin C thích hợp: ớt chuông, bưởi, cam, quýt, trái cây họ berry như dâu, việt quất…

Nguồn kẽm: gan, chuối, cải bó xôi, nấm…

Nguồn vitamin E: cà chua, cà rốt, đu đủ, hạt bí, hạt hạnh nhân, quả bơ…

Xem thêm: 10 thực phẩm tốt cho mắt

Ngoài các loại trái cây như lê, dưa hấu, bưởi…, bạn có thể dùng thêm các loại hạt như hạt sen, hạt chia, khổ qua, nhãn nhục, đậu xanh, đậu phụ… giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể, tránh viêm sưng…

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề