Mùng một Tết cha mùng hai Tết mẹ mùng ba tết thầy tiếng Trung

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” chỉ việc trọng đại trong 3 ngày Tết Nguyên đán, gợi nhắc tới truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Từ xưa đến nay, mỗi độ Tết đến xuân về, người Việt lại truyền nhau câu thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam - từng chia sẻ với Zing.vn chữ “tết” trong câu thành ngữ trên là sự rút gọn của động từ “chúc tết”. Việc chúc tết cha mẹ, thầy cô giáo đã trở thành đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào những cuộc ăn chơi đầu năm mới.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các sách xưa chỉ ghi "mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy", không có đoạn "mùng 2 Tết mẹ". Câu có cả 3 vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè.

"Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" là đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào những cuộc ăn chơi đầu năm mới. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Tức là mùng 1 vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội, mùng 2 thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính.

Trong sách Việt Nam phong tục [1915], cụ Phan Kế Bính [đỗ cử nhân Hán học năm 1906, là nhà báo vừa có cựu học, vừa có có tinh thần duy tân] viết về mùng 1 Tết: "Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi".

Ở đây, cúng gia tiên là cúng bên nội, nhà cha, theo phong tục xưa. Mùng 1 Tết cha chính là như vậy.

Đến mùng 2 Tết, theo thông lệ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt sang thăm hỏi và chúc Tết bên nhà ngoại. Các nghi thức “Tết mẹ” cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội: con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì để rước lộc đầu năm.

Chuyện "mùng 3 Tết thầy" liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo.

Lớp học của thầy đồ ngày xưa. Ảnh: Tư liệu.

Từng nói với Zing.vn, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cho biết trong quan niệm Tết xưa, chúc Tết thầy không chỉ là tình cảm mà còn là vật chất.

Ở đó, học trò đóng góp và trả công, trả lương cho thầy. Bởi trong xã hội trung đại, thầy đồ, thầy nghè, ông cống tự đứng ra tổ chức lớp học hoặc các gia đình kêu gọi nhau thành lập lớp. Thầy không có lương. Khi dạy học, các gia đình trong làng đóng góp thóc, gạo để nuôi thầy.

Cứ vào ngày mùng 3 tháng Giêng, nhà thầy đồ luôn đông vui nhộn nhịp học trò đến chúc Tết, biếu quà. Người học trò được các bạn đồng môn tín nhiệm nhất sẽ đứng lên thưa với thầy về sự có mặt của bạn bè đồng môn và chúc thầy những điều tốt lành.

"Tết thầy" được coi trọng không thua kém "Tết cha", "Tết mẹ" bởi đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha.

Vì thế, dù người có chức quan to đến cỡ nào, đường xa cách trở đến đâu, vào ngày mùng 3 Tết, học trò cũng lặn lội đến tỏ lòng kính trọng với người thầy từng dạy dỗ mình.

Thứ bảy, 13/02/2021 - 07:32 AM

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, câu "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" ra đời từ khi có nền giáo dục, có chữ viết.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Có thể nói quan niệm này đi liền với tư tưởng Nho giáo và truyền thống của người Việt.

Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu.

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

Ý nghĩa từng phần trong câu

1. Mùng 1 tết cha nghĩa là gì?

Ngày mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm "mùng một Tết cha" có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

2. Mùng 2 tết mẹ nghĩa là gì?

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại - tức là bên "mẹ". Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là "Tết mẹ".

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

3. Mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?

Cuối cùng là mùng 3 "Tết thầy". Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học.

Ngày "Tết thầy" này được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" thời xưa - khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người "đưa đò".

Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.

TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cắt nghĩa phong tục đi Tết vào ba ngày Tết của người Việt Nam.

Nói về mấy ngày Tết bắt đầu từ mồng một, dân gian xưa thường có những câu:Mồng một chơi nhà, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chơi đình, hayMồng một Tết nhà, mồng ba Tết chuồng, mồng bốn ra vườn Tết cây.

Riêng câu Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy,nghe ra có vẻ mới. Các sách xưa chỉ ghi:Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy.Sách ghi xưa nhất câu này còn có thể đọc là cuốn Nam âm sự loại, sách Hán Nôm, do Vũ Công Thành soạn và đề tựa vào năm 1925. Sau này, một bậc cựu học là cụ Trần Duy Vôn, khi làm sách Câu cửa miệng cũng ghi như vậy. Sách cụ làm tuy in muộn [năm 1999] nhưng bản thảo đã có từ rất lâu trước đó.

Các sách sưu tầm sau này cũng đều chỉ ghiMồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Tại sao vậy? Có hai khả năng diễn ra.

Thứ nhất, ông với bà, cha với mẹ thường ở với nhau, hà cớ gì Tết ông mà không Tết bà luôn, Tết cha mà không Tết mẹ luôn.Sách khảo cứu lễ tiết về dịp Tết Nguyên đán của các cụ Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh cũng không nói chuyện Tết mẹ, hay Tết bên ngoại như thế nào.

Thứ hai, hoặc giả dân gian ngày xưa từng nói cả câu có cụm mồng hai Tết mẹ nhưng những người ghi chép bỏ sót hoặc vì cớ gì đó mà cố tình bỏ bớt cụm này. Điều này khó xảy ra vì đạo hiếu xưa, cha mẹ đều tôn trọng như nhau, chưa kể tình cảm con người thì "phụ mẫu tình thâm" hướng về mẹ nhiều hơn. Các cụ trọng lễ nghĩa chắc không đến nỗi sơ sót đến nhường vậy.

Giới nghiên cứu văn hoá dân gian chúng tôi nghiêng về phía cho rằng câu có cả ba vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè. Kiểu này trong thành ngữ tục ngữ rất thường thấy.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hữu lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mùng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồm ba Tết thầyrất nên trong xã hội ngày nay.

Đi chúc Tết cha mẹ, thầy cô là phong tục đẹp của người Việt Nam. Ảnh minh họa.

Nói về mồng một Tết cha,cụ Phan Kế Bính [đỗ cử nhân Hán học năm 1906, là nhà báo vừa có cựu học, vừa có có tinh thần duy tân] đã ghi lại chuyện về mồng một Tết. Cụ viết rằng "sáng mồng một thì làm cỗ cúng gia tiên… Cúng xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào gọi là tiền mừng tuổi… [sách Việt Nam phong tục,1915].Cúng gia tiên thì chắc chắn là cúng bên nội, nhà cha, theo phong tục xưa. Đó đích thị là mồng một Tết cha vậy.

Chuyện mồng ba Tết thầy liên quan đến tôn sư trọng đạo.Ngày xưa thầy đồ dạy học đa số không có chuyện biên chế hay giáo chức ăn lương nhà nước như bây giờ, trừ trường đặc biệt do triều đình lập ra. Người học trước thông chữ hoặc đỗ đạt dạy cho người học sau. Học trò muốn học thì kiếm buồng cau xin nhập môn và lạy thầy hai lạy. Đủ học trò, thầy chọn ngày tế thánh rồi mở lớp. Học hết chữ thầy này, nếu muốn theo đòi bút nghiên, trò lại tìm thầy nhiều chữ hơn để học lên.

Thu nhập của các thầy đồ là quà cáp của phụ huynh. Có sách xưa đã viết, lúc học có năm ngày Tết, như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỉ, thì trò thông qua trưởng tràng, giám tràng [cán bộ lớp], chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình.Người xưa chọn "mùng ba Tết thầy" là theo cái đạo nghĩa đó.

Ngày nay, về cơ bản đạo nghĩa thầy trò ở VieejtNam vẫn tiếp tục nhưng có khác đi. Tôi nhớ cách đây 25 năm, khi tôi dạy và giúp hướng dẫn một học viên cao học người Hàn Quốc làm luận án thạc sĩ. Khi thành công rồi, bạn ấy phát biểu rằng, cái quý nhất ở Việt Nam là cái sư đạo truyền thống vẫn rất đậm đà.

Tôi thích đoạn viết của cụ Phan Kế Bính về cái sự tiêu cực ngày xưa. Cụ viết: "Còn như mấy ông đồ quèn học hành chưa hiểu vỡ mạch sách, văn chương chưa thuộc đủ lề lối mà đã đi về các vùng nhà quê tìm nơi thiết trường gõ đầu năm ba đứa trẻ nửa mường nửa mán để hộ khẩu cho qua đời. Vậy mà cũng dám lên mặt đạo mạo, động một tí thì bổ cho đồng môn… Ấy là cái mọt của thiên hạ".

Xưa cũng như nay thôi, nếu đạo nghĩa thầy trò có thay đổi đi thì trước hết, người thầy và thiết chế giáo dục phải xem lại chính mình. Tình thầy trò nằm trong cái tình rộng lớn của con người với nhau. Làm thầy không gì hạnh phúc hơn có nhiều trò giỏi và thân thương trong cuộc đời.

TS Nguyễn Hùng Vĩ
Nguyên Giảng viên khoa Ngữ văn
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề