Nên cho trẻ uống thuốc trước hay sau khi ăn

Một trong những yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc chính là sự tương tác giữa thuốc với thức ăn. Một số loại thuốc sẽ hấp thu, phân phối hay chuyển hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng dạ dày [rỗng hay đầy thức ăn]. Hơn nữa một số loại thuốc còn gây ra khó chịu và kích ứng dạ dày. Vì vậy việc tư vấn cho bệnh nhân về thời điểm uống thuốc là rất cần thiết.

Đa phần những trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc đều được tận dụng để tăng nồng độ thuốc trong máu. Tuy nhiên, với những thuốc mà nồng độ máu quá cao có thể gây độc thì nên tránh uống vào bữa ăn. Những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì phải uống xa bữa ăn. Các trường hợp còn lại nên uống vào bữa ăn để giảm tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

Bảng dưới đây trình bày một số thuốc/nhóm thuốc đặc biệt nên uống lúc đói [1h trước khi ăn hay 2h sau khi ăn] hay uống trước bữa ăn [từ 30 phút đến 1h].

Nhóm thuốc

Thuốc

Biệt dược

Thời gian

sử dụng

Chú ý

THUỐC KHÁNG SINH

Tetracycline

Doxycycline

Doxycycline 100mg

Tránh uống cùng với sữa

Macrolide

Erythromycin

[dạng base hay stearat]

Erythromycin

250/500mg

- Trước ăn 1h

- Nếu bị kích ứng tiêu hóa thì uống cùng bữa ăn

Roxithromycin

Ruxict 150mg

Dorolid 150mg

Azithromycin

Aziefti 500mg

PymeAZI 500

Uống 1h trước hay 2h sau khi dùng thuốc kháng acid

THUỐC TIÊU HÓA

Ức chế bơm proton

Esomeprazole

Colaezole 20mg

Esomeprazol Stada 20mg

SaVi Esomeprazole 40mg

Nexium Mups tab 40mg

- Trước ăn 30 phút

- Không được nghiền, bẻ đôi

Lansoprazole

Scolanzo 30mg

Omeprazole

Omeprazol 20mg

Prazav 20mg

Rabeprazole

Barole 10mg

Pariet 10mg

Acilesol 20mg

Arpizol 20mg

Pantoprazole

Bio-panto 40mg

Sucralfat

Sucralfat

Eftisucral 1g

Sucrate gel 1g/5ml

Fudophos 1g gel

Trước ăn 30 phút

Chống nôn

Domperidone

Domperidone gsk 10mg

Men vi sinh

Men vi sinh

Bidisubtilis

Normagut 250mg

Thuốc nhuận tràng

Sorbitol

Sorbitol 3,3%

Trước ăn 10 phút

THUỐC TIM MẠCH

Ức chế men chuyển

Captopril

Captopril 25mg

Taguar 25mg

Trước ăn sáng 1h

Tránh thực phẩm chứa  Kali: chuối, phomat, thịt bò; thuốc chứa kali…

Perindopril

Coversyl

Perindopril Erbumine

Trước ăn sáng 15 phút

Imidapril

Tanatril 5mg

Imidagi 5mg

Glycoside

Digoxin

Digoxin 0,25mg

Tránh uống thuốc cùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ hay cam thảo.

HORMONE

Thyroid

Levothyroxin

Tamidan

- Trước ăn sáng 30 phút

- Thận trọng khi dùng các thực phẩm như đậu tương, quả óc chó, thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU

Ion

Fe[++]

Bidiferon

Tardyferon B9

Pymeferon B9

- Trước ăn 1h

- Nếu kích ứng tiêu hóa có thể uống sau ăn 2h

THUỐC MIỄN DỊCH

Thuốc ức chế miễn dịch

Mycophenolate

Cellcept 250/500mg

- Không được nghiền, bẻ đôi.

- Không dùng cùng thuốc kháng acid chứa Magie và Nhôm.

             

                         Uống trước bữa ăn       Uống lúc đói [1h trước khi ăn hay 2h sau khi ăn]

Biên soạn: Tổ Dược lâm sàng-Khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều được theo dõi và điều trị tại nhà bằng các loại thuốc uống theo toa của bác sĩ. Chính vì lẽ đó, việc cho trẻ uống thuốc đúng cách là điều quan trọng… 

Những điều nên tránh khi cho trẻ uống thuốc 

- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc. Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ. 

- Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống. 

- Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc. 

- Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật. 

- Không pha thuốc vào sữa, nước ép trái cây hoặc thức ăn của trẻ. 

- Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.

   

 Nên chọn dạng thuốc nước cho trẻ dễ uống

Cho trẻ uống những loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ 

Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi, nên chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. 

Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi: cần chọn dạng thuốc lỏng như: sirô, hỗn dịch, nhũ dịch [hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều] hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ. 

Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc: ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì   thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc. 

Không pha thuốc vào bất cứ loại nước nào hoặc thức ăn của trẻ 

Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị. Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn sau đây: 

Pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú: sữa công thức [sữa bò] chứa nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí, có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy. Ngoài ra, canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. 

Pha thuốc vào nước ép trái cây: trong nước trái cây, nhất là nước cam, chanh có thành phần acid tương đối nhiều. Khi dùng nước trái cây để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc. Nếu pha với nước nho ép có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm. 

Pha thuốc vào thức ăn hoặc thức uống của trẻ: mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi vị lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ. 

Chuẩn bị tủ thuốc: cần thiết và an toàn cho trẻ 

- Nên có thuốc giảm đau, hạ nhiệt paracetamol [không được dùng aspirin] để hạ sốt cho trẻ; thuốc kháng histamin ở dạng sirô [phénergan, théralène] để trị ho, nôn ói và dị ứng; gói oresol để bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy. 

- Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% [nước muối sinh lý] để nhỏ mũi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi; dung dịch sát khuẩn như povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da. Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ. 

-  Tất cả các loại thuốc điều trị tại nhà, tuyệt đối phải để xa tầm tay của trẻ. 

- Điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ: nếu dùng các thuốc thông thường để trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

  ThS.BS. Đinh Thạc
Theo Sức khỏe & đời sống

Video liên quan

Chủ Đề