Nên học chuyên lý hay chuyên Hóa

18 Tháng 02, 2021

Ôn thi chuyên Hóa là mục tiêu của rất nhiều các bạn học sinh lớp 8 và lớp 9. Vậy để chuẩn bị hành trang vào chuyên Hóa, các em cần làm gì và đọc những cuốn sách tham khảo nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cấu trúc ra đề thi chuyên Hóa

Vì học sinh bắt đầu học môn Hóa từ lớp 8 nên bài thi tập trung chủ yếu ở phần kiến thức lớp 8 và lớp 9. Cụ thể, đề thi lớp 10 trung học phổ thông chuyên Hóa được chia làm 2 phần là lý thuyết và bài tập tương đương với tỉ lệ 50:50

Về lý thuyết

Sẽ tập trung vào hoàn thiện phương trình hóa học, đây là một phần rất quan trọng mà các em thường dễ mắc nhiều lỗi sai nhất. Học sinh thường quên điều kiện phản ứng xảy ra như là nhiệt độ hoặc chất xúc tác. Ngoài ra, câu hỏi lý thuyết còn rơi vào phần tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.

Về bài tập ôn thi chuyên Hóa

Bao gồm các dạng đề như bài tập về một chất, hỗ hợp kim loại, phản ứng trung hòa axit hữu cơ và bazo, dạng toán hỗn hợp đốt cháy hoặc nhiệt phân các hợp chất hydrocacbon. Bên cạnh đó thì hiện nay các câu hỏi ôn thi chuyên Hóa còn mở rộng kiến thức hơn bằng cách áp dụng kiến thức Hóa đã học để giải thích hiện tượng đời sống để kiểm tra xem học sinh có nắm chắc lý thuyết và vận dụng nó không.

Với cấu trúc ra đề như trên đòi thí sinh phải hiểu sâu sắc về lý thuyết trong sách giáo khoa, làm nhiều bài tập nâng cao và thực hành mới có thể thành thạo làm bài thi vào trường chuyên tốt nhất.

Dưới đây là bí quyết mà làm tốt đề thi môn Hóa lớp 10 vào trường chuyên được chia sẻ từ các bạn đã đạt thành tích cao trong môn thi này mà học sinh cần biết:

Tận dụng các bài thực hành trên lớp

Thông thường bài thi kiểm tra, thi học kỳ thì các bài thực hành ít được ra đề và chú trọng. Tuy nhiên, để bước vào trường chuyên Hoá thì một phần không nhỏ câu thực hành sẽ thường xuất hiện trong đề thi của các em. Vì thế, hãy nắm vững các bài thí nghiệm được làm trên lớp một cách sâu sắc nhé.

Nắm vững lý thuyết

Bao gồm các công thức các phản ứng hóa học để vận dụng vào giải các bài tập hiệu quả nhất.

Chẳng hạn như với câu hỏi hoàn thiện phản ứng phương trình hóa học, để làm tốt bài này các em cần phải viết phương trình hóa học thường xuyên, nhớ quy tắc cơ bản để viết một cách chính xác nhất. Học sinh có thể thực hành nhiều phương trình như thế sẽ giúp cân bằng phản ứng thật nhanh mà không mất nhiều thời gian khi thi.

Đọc kĩ đề

Khi làm bài tập Hóa thì phải đọc kỹ đề, liệt kê các phương trình hóa học có thể xảy ra trong bài để làm căn cứ giải bài tập. Với những bài khó hơn thì học sinh cũng có thể liệt kê các phản ứng để gỡ điểm số.

Chú ý: với những dạng bài tập một chất [muối, kim loại, oxit], oxit tác dụng với dung dịch tác dụng với dung dịch axit, muối, bazơ, hỗn hợp kim loại các em nên tóm tắt đề toán thật kỹ lưỡng và dự đoán những sản phẩm tạo thành. Sau đó áp dụng giải hệ phương trình để tìm ra số mol và khối lượng sản phẩm.

Ôn thi chuyên Hóa qua các đề thi chuyên của trường TOP đầu

Một số đề thi chuyên Hóa năm 2020 các em có thể tham khảo

Đề thi chuyên Hóa THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội 2020

Đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa THPT Năng khiếu TP.HCM năm 2020

Đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa 2020 THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

Đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa 2020 THPT chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình

Đề thi chuyên hóa vào lớp 10 chuyên Vĩnh Phúc chuyên Lam Sơn

Một số cuốn sách ôn thi chuyên Hóa hay nên đọc

Chinh phục kì thi vào 10 CHUYÊN môn Hóa học là một cuốn tài liệu ôn thi chuyên Hóa chuyên sâu củ a CCBook. Đây là cuốn sách Chuyên môn Hóa đầu tiên đem đến cho các em cách tiếp cận mới thông qua việc xử lý các đơn vị kiến thức bằng ứng dụng INFOGRAPHIC. Nhờ đó, các kiến thức phức tạp được trình bày một cách hệ thống, rõ ràng và trực qua thông qua việc kết hợp mô tả bằng hình ảnh.

– Lời giải Đề thi học sinh giỏi Hóa học 8. Tác giả Huỳnh Văn Út.

– Phân loại và hướng dẫn giải các chuyên đề Hóa học 8. Tác giả Huỳnh Văn Út.

– Hóa học cơ bản và nâng cao 9. Tác giả Ngô Ngọc An.

– Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tác giả Ngô Ngọc An.

– Những chuyên đề hay và khó Hóa học THCS. Tác giả Hoàng Thành Chung.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học THCS. Tập một- Hóa học đại cương và vô cơ. Tác giả Trần Thạch Văn-Đào Hữu Vinh.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học THCS. Tập hai- Hóa học hữu cơ. Tác giả Trần Thạch Văn-Đào Hữu Vinh – Lê Thế Duẩn.

– Bài tập nâng cao luyện thi chuyên hóa [dùng cho các học sinh ôn thi vào lớp 10 chuyên Hóa]. Tác giả Trần Thạch Văn, Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long, Lê Thế Duẩn.

-Phân loại và hướng dẫn giải các chuyên đề Hóa học 9. Tác giả Huỳnh Văn Út.

Cháu chào các bác, cô. Năm nay cháu học lớp 9, thực sự mà nói cháu vẫn chưa chọn được môn chuyên. Cháu đang phân vân nên thi Tin hay lý. Lý cháu bắt đầu học nâng cao từ năm lớp 8 nhưng dần dần nản vì các bạn học siêu quá cộng thêm nó khó nên bây giờ cháu muốn bỏ. Bác cháu [ làm giáo viên] khuyên rằng học lý tiếp tập trung 3 môn nền thật cao, môn chuyên không cần quá xuất sắc [ con gái bác thi chuyên hóa có 6.75/20 môn chuyên mà điểm nền những 25.25 nên đỗ] là đỗ. Bác ý khuyên cháu học Tin làm gì, học không ra gì, tập trung thi lý. Cháu ngày càng chán tại học không được đi thi, muốn sang học toán nâng cao rồi thi tin. Cháu không biết làm thế nào mong các cô, bác giúp đỡ, cháu cảm ơn.

Thêm một món quà dành tặng cho Acers K9 đang ấp ủ “giấc mơ Chuyên”, xin gửi đến các bạn những kinh nghiệm quý báu từ cựu Acer 9C Lê Lan Khanh. Hi vọng sẽ góp thêm hành trang cho Acers để tự tin bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.

LÊ LAN KHANH
[Học sinh Archimdes Academy, Khóa 2013 – 2017]

  • Giải Ba Kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng [HOMC] cấp Thành phố, năm học 2015-2016;
  • Giải Ba Hóa học, Giải Ba Khoa học, Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9, cấp Thành phố, năm học 2016-2017;
  • Đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa của 3 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên;
  • Top 4 đầu vào chuyên Hoá THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam;
  • Top 50 thí sinh điểm thi Văn [8,25] - Toán [9,75] cao nhất thành phố kì thi vào 10;
  • Giành học bổng của Đại học Vassar, bang New York, với mức hỗ trợ tài chính 280.296 USD một năm [6,5 tỷ đồng] trong kì tuyển sinh tháng 9/2019;
  • Giành học bổng Tài năng [279,960,000 VNĐ] - là 1/2 học sinh đỗ học bổng cao nhất kì tuyển sinh tháng 5/2020.


1. Hãy tự tin vào chính mình

Tại sao mình lại nói với các bạn điều này đầu tiên? Bản thân Khanh thấy, học chuyên cũng cần có bản lĩnh và tự tin vào chính mình. Ngày đầu đến lớp học chuyên, mình đã rất hoang mang vì các bạn ai cũng giỏi, mà mình thì lại bắt đầu muộn so với các bạn. Điểm kiểm tra những tháng đầu tiên của mình thường xếp bét lớp. Dù cảm thấy một chút xấu hổ, nhất là khi bố mẹ biết điểm của mình nhưng mình không hề nản lòng mà tiếp tục vững bước trên con đường của mình. Và cuối cùng mình cũng đã đỗ vào ngôi trường cấp 3 mơ ước và vẫn tiếp tục tình yêu với Hóa.

2. Sơ đồ hóa kiến thức để nhớ lâu hơn

Học Hóa bạn sẽ thấy có quá nhiều thứ cần phải nhớ, nhưng nếu biết cách liên kết chúng với nhau, hệ thống kiến thức một cách khoa học thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bí quyết của Khanh là luôn có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi lại những điều cần lưu ý và tự tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ thì sẽ nhớ rất lâu.

3. Bao quát kiến thức 100%

Các bạn cần nhớ, tất cả các phần kiến thức đều có mức độ quan trọng như nhau vì vậy không nên bỏ qua bất cứ phần nào. Vào những tháng cuối trước kỳ thi, các bạn nên luyện đề liên tục để tổng hợp kiến thức, ưu tiên hơn cho những dạng đề mà mình cảm thấy chưa an toàn, các dạng bài đã nhuần nhuyễn thì luyện trình bày cẩn thận, làm đến đâu ăn chắc điểm đến đó.

4. Với bài tập, đừng nên lan man

Hóa có khá nhiều dạng bài tập, các bạn nên luyện theo từng dạng bài, không nên lan man quá nhiều. Mỗi dạng chọn lọc ra những bài hay, tổng hợp nhiều ý tưởng thì ôn tập vừa hiệu quả, vừa đỡ mất thời gian.

5. Làm lại bài nhiều lần để rèn kỹ năng và tốc độ

Ngoài thời gian học bài trên lớp, thời gian ở nhà là lúc mình làm lại bài khó trên lớp để tự mình tự “vỡ” kiến thức, sẽ nhớ lâu hơn. Với bài tập về nhà mà thầy cô giao, sau khi làm xong bài mình tự xem lại bài, ghi ra những lỗi mình mắc phải, tự tóm tắt lại kiến thức, rồi làm lại từ 1-2 lần để rèn kỹ năng và tốc độ.

Một trong những đầu sách mà mình thấy rất hữu ích cho việc ôn luyện môn Hóa đó là cuốn “22 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THCS” [2 tập] của thầy Nguyễn Đình Hành và Nguyễn Hữu Thọ. Mình đã sử dụng 2 tập sách này để luyện thêm những phần kiến thức mà mình cảm thấy mình chưa thực sự nhuần nhuyễn.

6. Phân bổ thời gian hợp lý

Hãy phân bổ thời gian ôn luyện cho cả năm học một cách hợp lý, đừng bao giờ học dồn trong những tháng cuối. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng căng thẳng quá mức vào thời gian cận kề ngày thi và đảm bảo bước vào kỳ thi với tâm lý và sức khỏe tốt nhất.

Học tập chăm chỉ là vô cùng quan trọng nhưng đôi khi bạn cũng cần có những quãng nghỉ để tái tạo năng lượng. Và khi ngồi vào bàn học là phải tập trung, không học lan man, vừa học vừa chơi rất tốn thời gian mà không hiệu quả.

7. Một số mẹo khi làm bài thi

Khi làm bài thi, điều cần nhất là bình tĩnh, gặp bài khó gỡ thì phải chuyển sang ngay bài dễ hơn để không làm mất thời gian. Khi làm xong các bài khác rồi, các bạn quay lại làm những bài khó. Như thế khả năng thành công sẽ cao hơn vì không còn phải lo lắng thiếu thời gian cho những bài sau. Một lưu ý rất nhỏ cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là khi đi thi các bạn nhớ đeo đồng hồ để tự mình căn thời gian làm bài nhé.

Chúc các bạn có một mùa thi thành công và đỗ vào trường chuyên mà mình mơ ước!

Lê Lan Khanh

XEM THÊM:

Bí kíp học – thi Chuyên: Chinh phục môn Toán

Video liên quan

Chủ Đề