Nếu đường cung là thẳng đứng thì co giãn của cung theo giá là

Độ co giãn của cung theo giá của một loại hàng hoá biểu thị mức độ phản ứng của cung hàng hoá trước sự thay đổi trong mức giá hiện hành của chính hàng hoá đó, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Nó được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung và phần trăm thay đổi trong mức giá hàng hoá. 

Về nguyên tắc, cách tính độ co giãn của cung theo giá không có gì đặc biệt so với cách tính các độ co giãn của cầu. Người ta cũng có thể tính độ co giãn này theo một cung hay khoảng giá cả cũng như tại một điểm giá cả.

Vì lượng cung về hàng hoá thường vận động cùng chiều với sự vận động của giá cả nên thông thường độ co giãn của cung là một đại lượng dương. Giá trị của nó càng lớn, cung được xem là càng co giãn mạnh theo giá. Ví dụ, khi eS = 3, nếu giá hàng hoá tăng lên 1% sẽ kéo theo sự gia tăng trong lượng cung hàng hoá là 3%. Nếu eS = 0,5 thì khi giá hàng hoá tăng lên 1%, lượng cung hàng hoá chỉ tăng lên 0,5%. Rõ ràng, cùng một mức độ thay đổi về giá [tính theo phần trăm] là như nhau, lượng cung trong trường hợp thứ nhất dao động mạnh hơn nhiều so với ở trường hợp thứ hai. Trong trường hợp đặc biệt, khi lượng cung hàng hoá là cố định ở

mọi mức giá [chẳng hạn, trong một khoảng thời gian nhất định, nguồn cung về đất đai trong cả nền kinh tế gần như là cố định], độ co giãn của cung theo giá bằng 0. Cung lúc này được gọi là hoàn toàn không co giãn theo giá. Trên đồ thị, đường cung được biểu thị là một đường thẳng đứng, song song với trục tung. Trái lại, khi mà lượng cung hoàn toàn nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả đến nỗi, bất cứ sự thay đổi nhỏ trong giá cũng kéo theo sự thay đổi lớn trong cung khiến cho giá không thể tăng lên hay giảm xuống được, thì trong trường hợp cực đoan này, đường cung lại là một đường nằm ngang. Lúc này, cung được xem là hoàn toàn co giãn theo giá và eS là vô cùng [eS = ¥].

Độ co giãn của cung về một loại hàng hoá lớn hay nhỏ, tương tự như điều chúng ta đã phân tích đối với độ co giãn của cầu theo giá, phụ thuộc vào, thứ nhất, mức giá hàng hoá xuất phát mà người ta xem xét; thứ hai, vào độ dốc của đường cung. Độ dốc của đường cung lại tuỳ thuộc vào tính chất của quá trình sản xuất hàng hoá. Về nguyên tắc, khi những người sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố đầu vào để thay đổi sản lượng phù hợp với sự thay đổi của giá cả, đường cung sẽ tương đối thoải, và độ co giãn của cung sẽ lớn. Khi sự điều chỉnh này khó khăn, đường cung sẽ tương đối dốc đứng, và độ co giãn của cung sẽ nhỏ. Ví dụ, khi giá cả bánh kẹo tăng lên, những người sản xuất bánh kẹo có thể dễ dàng điều chỉnh đầu vào để tăng sản lượng đẩu ra hơn là những người trồng cà phê. Những giới hạn về đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết khiến cho việc gia tăng sản lượng cà phê khi giá của nó tăng lên tương đối khó khăn. Vì thế, trong những điều kiện tương tự nhau, cung về cà phê thô là kém co giãn hơn so với cung về bánh kẹo.

Mức độ khó hay dễ trong việc điều chỉnh các yếu tố đầu vào không chỉ phụ thuộc vào bản thân các loại hàng hoá mà còn liên quan đến yếu tố thời gian. Xét cùng một loại hàng hoá, việc thay đổi sản lượng trong dài hạn thường dễ thực hiện hơn so với trong ngắn hạn. Hãy lấy ví dụ về thị trường hoa tươi. Trong một ngày nào đó, khi những người bán hoa đã mang ra thị trường một lượng hoa nhất định, đường cung về hoa tươi trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn đó là một đường thẳng đứng. Tương ứng, cung về hoa tươi ở thời điểm chúng ta đang xem xét là hoàn toàn không co giãn. Nếu cầu về hoa tươi đột ngột tăng lên, giá hoa sẽ tăng lên mạnh để xác lập trạng thái cân bằng của thị trường. Nếu những người sản xuất cho rằng, xu hướng tăng lên trong nhu cầu về hoa tươi và động thái tăng giá của nó còn tiếp tục được duy trì trong một khoảng thời gian ngắn hạn nhất định, họ sẽ cố gắng tăng lượng cung về hoa bằng cách tận dụng các diện tích đất đai trồng hoa sẵn có và bổ sung thêm các đầu vào dễ điều chỉnh cho việc trồng và thu hoạch hoa [gieo trồng thêm những giống hoa ngắn ngày, động viên những người lao động tăng thêm giờ làm v.v¼]. Đường cung về hoa tươi giờ đây không còn là một đường thẳng đứng mà là một đường dốc lên. Với sự gia tăng trong nhu cầu tương đương, giá cân bằng thị trường trong ngắn hạn thấp hơn mức giá cân bằng tại thời điểm cầu đột ngột tăng lên. Về dài hạn, nhu cầu về hoa tươi tăng lên sẽ được những người trồng hoa đáp ứng cả bằng cách mở rộng diện tích trồng hoa trên cơ sở thu hẹp diện tích gieo trồng các loại cây có ích khác. Kỹ thuật mới trong việc sản xuất, bảo quản và vận chuyển hoa cũng có thể được tìm ra và áp dụng. 

Hình: Độ co giãn của cung và yếu tố thời gian. Ở một thời điểm cực ngắn, cung hoàn toàn không co giãn [đường cung S1 thẳng đứng]. Trong ngắn hạn, cung co giãn thấp hơn [đường cung S2 tương đối dốc] so với trong dài hạn [đường cung S3 tương đối thoải].

Khả năng có thể điều chỉnh được mọi yếu tố đầu vào trong dài hạn khiến cho đường cung dài hạn trở thành một đường thoải hơn so với đường cung ngắn hạn. Nói cách khác, cung dài hạn tỏ ra co giãn mạnh hơn theo giá. Trong trường hợp này, nếu sự thay đổi trong cầu là tương đương, giá cân bằng dài hạn sẽ thấp hơn giá cân bằng trong ngắn hạn. 

Tóm lại, trong dài hạn, cung về các hàng hoá nói chung co giãn tương đối mạnh. Trong ngắn hạn, cung kém co giãn hơn. Còn tại một thời điểm, cung hoàn toàn không co giãn. 

Nguồn: PGS.TS. Phí Mạnh Hồng [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Ta thấy là đường cầu và đường cung là các đường thẳng có độ dốc. Độ dốc này thể hiện mức độ nhạy cảm về giá của cả người bán và người mua. Trong kinh tế học người ta gọi đó là hệ số co giãn

1. Co giãn của cầu theo giá hàng hóa

Chúng ta thấy khi giá di chuyển từ P1 xuống P2 thì lượng cầu tăng thêm ở H3 lớn hơn nhiều với ở H2 nguyên nhân là do độ dốc của hình 2 lớn hơn độ dốc của hình 3.

Ví dụ như tăm tre chẳng hạn; đường cầu tăm tre sẽ gần thẳng đứng, nó thể hiện là cho dù giá tăm có tăng gấp đôi thì lượng cầu tăm tre cũng không suy giảm là bao do phần tăng thêm không ảnh hưởng nhiều tới người tiêu dùng. Hay đối với những hàng hóa ta rất ít khi dùng hoặc bắt buộc phải dùng thì nó cũng sẽ dốc.

Đối với lương thực thực phẩm thì người tiêu dùng nhạy cảm hơn do phải dùng hàng ngày. Khi giá một mặt hàng như thịt lợn chẳng hạn tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm xuống; vì hoặc là không ăn hoặc là mua các mặt hàng thay thế như thịt bò, thịt gà.

Ta gọi cái này là hệ số co giãn và có công thức:

Hệ số co giãn của cầu theo giá  

  được định nghĩa bằng % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi giá của giá với giả đinh các yếu tố khác không thay đổi.

Hệ số co giãn là một số âm do giá và sản lượng có mối quan hệ nghịch chiều. Giá tăng thì lượng cầu giảm mà giá giảm thì lượng cầu tăng; ví dụ nếu giá đều chỉnh tăng 5% thì lượng cầu sẽ điều chỉnh giảm nên nó là số âm  ví dụ -10%.  Hệ số co giãn của cầu theo giá là một số giá trị tuyệt đối nhưng ngầm định đó là số âm.

Nếu cầu có công thức  P = b + aQ [ chú ý là đôi khi ta viết ngược lại Q=c+dP; về bản chất là không sao; quan trọng là Q và P phải nghịch đảo có nghĩa là hệ số a hay d phải là số âm]. Thì công thức tính của cầu:

[Trong công thức này vì là P=b+aQ nên sẽ là 1/a; còn nếu công thức của cầu là Q=c+dP thì sẽ là 

= d*[P/Q]

 Các trường hợp của hệ số co giãn cầu:

0 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong giá.

= 1: Cầu co giãn đơn vị [% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng cầu bằng nhau]: sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá [Tử số và mẫu số bằng nhau]

= 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi

= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu thay đổi rất lớn mà giá không thay đổi.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn:

– Tính chất thay thế của hàng hóa: ví dụ thay vì ăn thịt lợn thì có thể ăn thịt bò

– Thời gian: càng dài thì cầu sẽ càng co giãn vì với thời gian dài thì người ta sẽ tìm thấy sản phẩm thay thế do vậy có nhiều lựa chọn hơn là với một khoảng thời gian ngắn.

– Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì cầu càng co giãn. Giống như trường hợp của tăm tre, do tỷ trọng quá thấp nên ta không quan tâm tới; nhưng nếu là thịt lợn hay gạo thì vấn đề lại khác hẳn.

2. Co giãn của cung theo giá hàng hóa:

Tương tự với cầu, đường cung cũng có độ dốc và độ dốc này cũng thể hiện mức độ nhạy cảm với giá bán của nhà sản xuất. Thông thường việc tăng sản lượng là một sự đánh đổi theo mô hình đường giới hạn năng lực sản xuất ta đã biết. Khi sản xuất thêm một mặt hàng hóa A thì sẽ phải đánh đổi với một lượng hàng hóa B và càng ngày chi phí cơ hội sẽ càng tăng dần.

Trong sơ đồ ta thấy khi giá tăng từ P2 lên P1 thì sản lượng đều tăng nhưng ở H3 nhiều hơn ở H2.

Công thức tính hệ số co giãn của cung

Công thức của cung P= b + aQ

Dựa vào công thức này ta có thể suy ra rằng hệ số a càng lớn thì càng ít co giãn; hệ số a càng nhỏ thì càng co giãn.

Ảnh hưởng của co giãn

Hệ số Co giãn và ứng dụng:

Giả sử chính phủ đánh thuế t/sp bán ra. Người bán hàng sẽ cộng thuế vào giá bán; vì vậy công thức cung từ P=b + aQ thành P=b + t + aQ.

Như vậy đường cung mới sẽ là St thay vì S như cũ. Cân bằng cung cầu chuyển từ E tới E1. Tùy thuộc vào hệ số co giãn của đường cầu mà lượng mua sẽ giảm nhiều hay ít.

Giá P2 là giá tại sản lượng cần bằng E1 trong khi đáng nhẽ người bán phải bán với giá P3=P1+t thì mới đẩy hết thuế về phía người tiêu dùng. Vì vậy trong trường hợp thuế tăng thêm t thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt là b=P2-P1 và nhà sản xuất sẽ chịu thiệt là a=t-[P2-P1]

Như vậy ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sản lượng giảm càng ít. Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít co giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khi mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu.

Chú ý thuế này là thuế đánh vào toàn bộ hàng hóa, khác với mô hình trong bài thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.

2. Co giãn và doanh thu

Doanh thu bằng giá bán nhân với số lượng bán. Vì để bán được thì phải có người mua nên doanh thu là theo hàm cầu.

Tại giá P2 doanh thu = P2 *Q2 = Tr1 +TR

Tại giá P1 doanh thu = P1*Q1= Tr2 + TR

Ta thấy là trong trường hợp đường cầu không co giãn [ 
 < 1 ] thì khi tăng giá từ P2 lên P1 thì doanh thu cũng tăng một lượng là TR2-TR1. Trong trường hợp này giá tỷ lệ thuận với doanh thu.

Trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn [

 = 0] thì người mua sẽ mua bằng mọi giá; doanh thu tăng theo giá.

Trường hợp cầu co giãn đơn vị [

 = 1] thì tăng hay giảm giá thì doanh thu cũng không đổi và tổng doanh thu là tối đa.

Trường hợp cầu co giãn [

 > 1] thì khi giá tăng từ P2 lên P1 doanh thu cũng bị giảm đi một lượng TR1-TR2. Mặc dù mỗi đơn vị hàng giá bán cao hơn nhưng vì lượng hàng bán ít hơn nên doanh số cũng ít hơn. Trường hợp này giá tỷ lệ nghịch với doanh thu.

3. Co giãn của cầu theo hàng hóa liên quan [co giãn chéo]

Hàng hóa liên quan có hai nhóm 1.Bổ sung: là những hàng hóa khi sử dụng phải sử dụng cùng nhau như xe với xăng xe, bếp gas với gas, tivi với giá điện,…. và 2.Thay thế: là hàng hóa khi mà lợi ích mang lại khi sử dụng tương đối giống nhau như Coca và Pepsi; như máy giặt Mitsu và máy giặt samsung,…

Cầu co giãn là % thay đổi lượng cầu hàng hóa này chia cho % thay đổi của giá hàng hóa liên quan.

-X và Y là hai hàng hóa bổ sung: Khi giá X tăng thì lượng cầu Y sẽ giảm [khi giá gas tăng thì cầu bếp gas giảm] : 

 < 0

– X và Y là hai hàng hóa thay thế: Khi giá X tăng thì lượng cầu Y tăng [khi tăng giá Pepsi thì Coca sẽ bán được nhiều hơn]: 

 >  0

4. Co giãn của cầu theo thu nhập:

Thu nhập càng tăng thì người tiêu dùng ngày càng có khả năng mua vì vậy cùng một mức giá bán lượng cầu sẽ tăng lên.

Co giãn của cầu theo thu nhập là % thay đổi lượng cầu chia cho % thay đổi thu nhập và có công thức.

Tuy nhiên không phải hàng hóa nào cũng tăng lượng cầu khi thu nhập tăng mà còn tùy thuộc nó thuộc nhóm nào:

1. Hàng hóa cấp thấp: khi thu nhập tăng lên thì người ta chuyển sang dùng loại hàng chất lượng cao, xịn hơn nên lượng cầu của hàng hóa này sẽ giảm [

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề