Ngành công nghệ tài chính học gì

Công nghệ tài chính là một trong những ngành học còn rất mới mẻ tại Việt Nam mà không phải ai cũng biết tới. Đây là ngành học kết hợp giữa lĩnh vực tài chính và công nghệ.

Nếu bạn đang dành sự quan tâm nhất định cho ngành học này thì hãy tham khảo ngay thông tin xét tuyển ngành Công nghệ tài chính trong năm nay nhé.

Giới thiệu chung về ngành Công nghệ tài chính

Ngành Công nghệ tài chính là gì?

Công nghệ tài chính [Financial Technology, viết tắt thành Fintech] là ngành học đào tạo các kiên thức về công nghệ kết hợp với tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ công tác quản lý các hoạt động tài chính thông qua các phần mềm công nghệ trên các thiết bị thông minh.

Ngành Công nghệ tài chính ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các công ty Fintech đang nổi lên nhanh chóng và hoạt động trong hầu hết mọi lĩnh vực của tài chính ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng và quản trị rủi ro…

Chương trình học ngành Công nghệ tài chính trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành về Tiền số và công nghệ blockchain, Trí tuệ nhân tạo, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính, kinh tế lượng tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, công nghệ tài chính căn bản, cách quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu trong tài chính, phân tích dữ liệu tài chính theo quy mô lớn…

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Công nghệ tài chính

Có thể học ngành Công nghệ tài chính ở những trường nào?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Công nghệ tài chính mới nhất, được cập nhật trước mùa tuyển sinh hàng năm. Các bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Công nghệ tài chính năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Công nghệ tài chính

Thi ngành Công nghệ tài chính theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào ngành Công nghệ tài chính của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lý, Tiếng Anh]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Vật lí]
  • Khối D01 [Văn, Toán, tiếng Anh]
  • Khối D03 [Văn, Toán, tiếng Pháp]
  • Khối D06 [Văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • Khối D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]
  • Khối D23 [Toán, Hóa học, Tiếng Nhật]
  • Khối D24 [Toán, Hóa học, Tiếng Pháp]

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính

Ngành Công nghệ tài chính sẽ được học những môn gì?

Theo học ngành Công nghệ tài chính của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác-Lênin
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếng Anh [Course 1]
Tiếng Anh [Course 2]
Tiếng Anh [Course 3]
Tiếng Anh [Course 3 Plus]
Tin học cơ sở 1
Tin học cơ sở 3
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Giáo dục thể chất 1
Giáo dục thể chất 2
Giáo dục Quốc phòng
Kiến thức và các môn kỹ thuật [tự chọn]:
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tạo lập Văn bản
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tư duy sáng tạo
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ BẢN NHÓM NGÀNH
Toán cao cấp 1
Toán cao cấp 2
Toán kinh tế
Lý thuyết xác xuất và thống kê
Pháp luật đại cương
III. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
Luật kinh doanh
Tài chính tiền tệ
Nguyên lý kế toán
Kế toán quản trị
Marketing căn bản
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu [Fintech]
Lập trình Python [Fintech]
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý [Fintech]
Lập trình web [Fintech]
Phát triển các hệ thống thương mại điện tử [Fintech]
Học phần tự chọn:
Phân tích hoạt động kinh doanh
Thương mại điện tử
Quản trị bán hàng
E-marketing
Thanh toán quốc tế
Kế toán tài chính doanh nghiệp
Kiểm toán căn bản [Fintech]
Quản trị công nghệ
2. Kiến thức chuyên ngành
Tiền số và công nghệ Blockchain
Trí tuệ nhân tạo [Fintech]
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Đầu tư tài chính
Quản trị rủi ro tài chính
Kinh tế lượng tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Công nghệ tài chính căn bản
Quản lý và ứng dụng cơ sở dữ liệu trong tài chính
Phân tích dữ liệu tài chính quy mô lớn
Học phần tự chọn:
Phát triển ứng dụng trên di động
Phát triển ứng dụng tài chính trên Python
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu [Fintech]
An toàn bảo mật thông tin [Fintech]
Đổi mới sáng tạo tài chính
Tài chính quốc tế
3. Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế tốt nghiệp

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Công nghệ tài chính đang được xem là ngành học có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 4.0 bởi nó là sự kết hợp của 2 yếu tố cực kì quan trọng là tài chính và công nghệ.

Cử nhân ngành Công nghệ tài chính sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính tại các công ty fintech, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán.
  • Chuyên viên hoạch định chiến lược, quản lý và kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan nhà nước, tổ chức tài chính quốc tế và trong khu vực, các cơ quan nghiên cứu.
  • Chuyên viên phát triển phần mềm công nghệ, các ứng dụng dịch vụ cho thị trường tài chính tại các công ty tài chính.
  • Tự khởi nghiệp phát triển trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

Mức lương ngành Công nghệ tài chính

Theo thống kê, mức lương bình quân của nhân sự ngành công nghệ tài chính từ 11 – 12 triệu đồng/tháng, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và vị trí công việc, cụ thể:

  • Các công việc của sinh viên mới ra trường: Mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/tháng
  • Mức lương của các chuyên viên phân tích tài chính: Từ 15 – 20 triệu đồng/tháng
  • Các vị trí giám đốc tài chính, quản lý cấp cao: Mức lương có thể từ 35 – 50 triêu đồng/tháng tùy năng lực mỗi người.

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về ngành Công nghệ tài chính, hi vọng có thể hỗ trợ các bạn phần nào trong quá trình lựa chọn ngành nghề cho tương lai.

Trong sự đa dạng của bản đồ ngành nghề hiện nay, nhiều ngành học mới nghe qua có vẻ giống nhau khiến nhiều thí sinh khá bối rối khi chọn lựa. Một trong những ngành như vậy là Công nghệ tài chính và Tài chính - Ngân hàng. Để hiểu được ngành Công nghệ tài chính khác ngành Tài chính - Ngân hàng như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

   

Công nghệ tài chính [Fintech] là một ngành kết hợp giữa các mảng công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu và tài chính. Các hoạt động công nghệ tài chính hiện nay gắn liền với sự ra đời và ứng dụng của công nghệ chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, trực quan hóa dữ liệu, trí tuệ nhân tạo,… Những công cụ này đã và đang đóng vai trò là chất xúc tác tạo đổi mới đáng kể trong ngành dịch vụ tài chính. Còn Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Một cách dễ hiểu, Tài chính - Ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế. 

Liên quan đến Tài chính - Ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…

 

 

Thí sinh cần tìm hiểu ngành Công nghệ tài chính khác ngành Tài chính - Ngân hàng như thế nào để tránh nhầm lẫn

   

Đối với ngành Công nghệ tài chính, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh, tài chính - ngân hàng; các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết, thái độ làm việc để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của các tổ chức tài chính, tổ chức công nghệ tài chính.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo, Tiền số và công nghệ Blockchain,...

Còn với ngành Tài chính - Ngân hàng, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.

Một số môn học tiêu biểu như: Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế,...

   

Với chương trình đào tạo có những đặc trưng riêng, sinh viên tốt nghiệp 2 ngành Công nghệ tài chính và Tài chính - Ngân hàng có những cơ hội việc làm như sau:
Cử nhân ngành Công nghệ tài chính có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc:  - Chuyên viên hoạch định chiến lược, quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính tại các cơ quan quản lý tài chính nhà nước Việt Nam; các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực; các cơ quan/tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ, các phòng thí nghiệm sáng tạo,... - Chuyên viên công nghệ tài chính, phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính mới tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán;  - Chuyên viên làm việc tại các công ty phát triển công nghệ, các công ty công nghệ tài chính, các công ty phát triển phần mềm, các công ty cung ứng dịch vụ cho thị trường tài chính;  - Làm chủ các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính;  - Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu,...

Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng có thể đảm nhận những vị trí công việc: 

- Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ - Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;- Chuyên viên tài trợ thương mại; - Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp,… - Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng

Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, hy vọng các bạn đã hình dung được ngành Công nghệ tài chính khác ngành Tài chính - Ngân hàng như thế nào, đây là cơ sở giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai. 

 

Video liên quan

Chủ Đề