Ngành dầu khí việt nam 2023

Mặc dù lợi nhuận quý 2 nhiều DN ngành dầu khí có dấu hiệu cải thiện hơn quý 1, song thống kê 2 quý đầu năm 2020, 16/23 DN có doanh thu sụt giảm so với quý 2/2019. Đặc biệt 23 DN dầu khí chỉ được 85.443 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.191 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2/2020, lần lượt giảm 38% và 78% so cùng kỳ. Tuy nhiên, KB Securities cho rằng nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội lúc giá dầu ở mức thấp chuyển dịch từ phân khúc DN khai thác - thượng nguồn chuyển sang phân khúc hạ nguồn là những công ty tăng trưởng bền vững qua mọi chu kỳ thay vì những công ty phục hồi theo chu kỳ kinh tế. 

Nhận định sự phục hồi của giá dầu đã dần kết thúc và xu hướng phục hồi sẽ đi ngang trong thời gian tới, song với giá dầu vẫn thấp và dưới mức hòa vốn 55 USD trong phần còn lại năm 2020 – và chỉ thực sự phục hồi cuối năm 2021, KB Securities dự báo lợi nhuận của các công ty khai thác sẽ tiếp tục kém khả quan. Hơn thế các mỏ dầu và khí Việt Nam đã bước vào giai đoạn cuối cũng khiến chi phí khai thác ngày càng gia tăng và sản lượng khai thác rất nhạy cảm khi giá dầu thấp. Sự phục hồi lợi nhuận của PVS & PVD tiếp tục bị đặt trong tình trạng báo động bởi cắt giảm sản lượng và các dự án bị đình trệ.

 “Điểm sáng duy nhất của ngành năng lượng Việt Nam đến từ nhu cầu khu công nghiệp và tiêu thụ ngày càng gia tăng tại phân khúc hạ nguồn”, theo báo cáo KB Securities. Sản lượng nội địa dầu thô và khí tự nhiên đã bắt đầu chậm lại tương ứng lần lượt vào 2015 và 2018, đã thúc đẩy và tăng tốc việc nhập khẩu năng lượng.

Đặc biệt trong bối cảnh, đất nước đã và đang đối diện với việc thiếu điện nghiêm trọng, khí tự nhiên hóa lỏng LNG sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng. Việc bán lẻ xăng dầu cũng được hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng gia tăng và nền kinh tế công nghiệp hóa. Điều này hỗ trợ cho câu chuyện tăng trưởng của ngành năng lượng Việt Nam với những mảng như khí LNG, vận tải năng lượng và bán lẻ xăng dầu cùng những công ty đủ khả năng nắm bắt được cơ hội tăng trưởng này.

Nhìn trong ngắn hạn, việc công thức giá bán liên quan trực tiếp với giá dầu thô cho phép GAS & PLX phục hồi ngay trong quý 3/2020 bất chấp nhu cầu năng lượng thế giới còn kém. Nhìn xa hơn, GAS và PVT sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi việc nhập khẩu khí LNG được triển khai vào năm 2021/2022 do các cảng LNG sẽ bắt đầu đi vào hoạt động cũng như việc giá dầu phục hồi dù có phần chậm.

Trong đó GAS là lựa chọn hàng đầu. Sản lượng thiếu hụt cho ngành điện lực và việc các dự án khí mới bị trì hoãn càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng cảng LNG Thị Vải. Hơn nữa, việc bắt đầu nhập khẩu LNG của Việt Nam cũng cho phép các nhà máy lọc dầu bắt đầu sản xuất nhiều sản phẩm hóa dầu. KB Securities kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận GAS với CAGR là 16,4% trong giai đoạn 2020 – 2025 trong bối cảnh Cảng LNG Thị Vải giai đoạn 1 sẽ đi vào sản xuất đúng tiến độ vào năm 2022 và giai đoạn 2 với công suất là 3 MPTA trong năm tiếp theo 2023; dự án mỏ khí Sao Vàng-Đại Nguyệt, Sư Tử Trắng 2 & Nam Du U Minh sẽ bắt đầu trong 2022 hoặc 2023. 

PVT lại là ứng cử viên sáng giá cho việc vận chuyển sản lượng năng lượng khổng lồ cho Cảng LNG Thị Vải trong thời gian tới và cũng đang chuẩn bị việc đầu tư các tàu LNG... “Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận 19,6% CAGR có thể được coi là quá cẩn trọng với tiềm năng từ các cảng LNG và sản lượng hóa dầu”, KB Securities nhận định. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo mới chỉ đưa ra kế hoạch đầu tư tàu đến năm 2021, vẫn cần đợi xem về kế hoạch cụ thể cho các tàu LNG, tàu hóa chất/sản phẩm thời gian tới.

Với PLX, giá bán lẻ xăng dầu đã chạm đáy và tăng 30% và trở về mức sinh lời. Công ty có kế hoạch hoàn nhập 90% dự phòng hàng tồn kho tại quý 1 trong kết quả kinh doanh quý. Ban lãnh đạo cũng kỳ vọng sẽ có lợi nhuận từ những quý còn lại của năm, bắt đầu từ quý 3 năm nay. Với giả định PLX tiếp tục chiến lược mở rộng các cửa hàng xăng dầu trực thuộc [COCO] và tái tập trung vào các lĩnh vực năng lượng do công ty sẽ thoát hết khỏi lĩnh vực tài chính, KB Securities kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh mẽ trong 2021 và đạt 4.115 tỷ đồng, tương đương 448% cùng kỳ 2020. Tăng trưởng dài hạn đạt mức 16,4% CAGR từ 2021 và 2025. 

Còn với Lọc hóa dầu Bình Sơn [BSR] mặc dù lợi nhuận âm trong 6 tháng đầu năm, nhưng đã có tín hiệu tích cực với lợi nhuận dương trong tháng 6 và sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng trở lại trong quý 4 sau khi đại tu trong tháng 8, khiến hiệu suất NMLD của BSR xuống 45%. Hiện BSR cũng đang nâng cấp cơ sở để tham gia vào thị trường hóa dầu. Đây là bước đầu quan trọng và đánh dấu sự bắt đầu của việc sản lượng hóa dầu tăng, đặc biệt trong thời điểm nhập khẩu LNG sắp tới. KB Security ước tính tăng trưởng CAGR là 17,5% trong giai đoạn 2021 và 2025. 

Tuy nhiên, các NĐT cũng cần cân nhắc những rủi ro như việc cổ phần hóa công ty dầu khí vẫn còn trong giai đoạn đầu, việc đình trệ có thể khiến tỷ lệ giao dịch tự do free-float của các cổ phiếu lớn ở mức thấp. Tỷ lệ free-float của GAS đang quá bé chỉ ở mức 4,2% tổng cổ phiếu giao dịch, có thể khiến cổ phiếu dầu khí Việt Nam lọt rổ những rổ chỉ số quốc tế. Dù Chính phủ rất quyết tâm trong việc cổ phần hóa các DNNN, việc chậm tiến độ là khó tránh khỏi.

Chủ Đề