Ngành dịch vụ pháp lý là gì

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH DỊCH VỤ PHÁP LÝ [CAO ĐẲNG] Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành DỊCH VỤ PHÁP LÝ được thiết kế để đào tạo chuyên viên có trình độ cao đẳng dịch vụ pháp lý, hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.. Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực dân sự – thừa kế, lao động – Hôn nhân-gia đình, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai, thực hiện công tác quản lý hộ tịch … Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh.

Trình độ đào tạo: Cao đẳng


Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo: 2.5 năm [ 5 học kỳ]
Mã MH/MĐ/HPTên môn học/mô đunSố tín chỉGhi chú
ICác môn học chung/đại cương
MH 01Giáo dục Chính trị4
MH 02Pháp luật2
MH 03Giáo dục thể chất2
MH 04Giáo dục quốc phòng - An ninh3
MH 05Tin học3
MH 06Ngoại ngữ [ Anh văn]5
MH 07Kỹ năng giao tiếp1
IICác môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề
II.1Môn học, mô đun cơ sở
MH08Lý luận chung nhà nước và pháp luật3
MH09Soạn thảo văn bản4
MH10Logic2
MH11Nghiệp vụ văn phòng2
II.2Môn học, mô đun chuyên nghề
MH12Luật Hiến pháp2
MH13Luật Hành chính2
MH14Luật Hình sự3
MH15Luật Tố tụng Hình sự2
MH16Luật Dân sự 3
MH17Luật Tố tụng Dân sự2
MH18Luật Thương mại3
MH19Luật Lao động 3
MH20Luật Hôn nhân – Gia đình2
MH21Quản lý hộ tịch2
MH22Luật Đất đai 2
MH23Đạo đức hành nghề luật - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật3
MH24Thực tập nghề nghiệp [Luật Dân sự, Tố tụng DS]2
MH25Thực tập nghề nghiệp [Luật Hình sự, Tố tụng HS]2
MH26Thực tập nghề nghiệp [Luật Lao động]2
MH27Thực tập nghề nghiệp [Luật Đất đai]2
MH28Thực tập nghề nghiệp [Quản lý hộ tịch]2
MH29Thực tập tốt nghiệp5
Tổng cộng75

CHUẨN ĐẦU RA
1.Kiến thức: – Trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản liên quan đến Nhà nước và pháp luật. – Phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – Áp dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào việc giải quyết, thương lượng những tình huống pháp lý căn bản; – Vận dụng những quy định của pháp luật vào thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý về dân sự- thừa kế, lao động, hôn nhân – gia đình và các dịch vụ có liên quan đến pháp luật.

2. Kỹ năng:

– Thực hiện được công tác quản lý hộ tịch, hòa giải; – Thực hiện thành thạo các kỹ năng: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện công tác hòa giải và chứng thực ở cơ sở; – Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp; trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: dân sự, lao động, đất đai, mua bán hàng hóa, sở hữu tài sản, thừa kế – Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lý của các loại văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng như có được khả năng tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng và đơn khởi kiện… – Tiếng Anh: Trình độ A2 – Tin học : Đạt chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao. Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế tại nơi làm việc. Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, say mê với công việc. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định về bảo mật.

– Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

– Chuyên viên pháp luật tại UBND cấp huyện, xã; cán bộ tư pháp, cán bộ pháp chế cấp huyện, xã; Nhân viên văn phòng ở các Văn phòng Luật sư, văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng tư vấn pháp luật;Thư ký ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Dịch vụ pháp lý [Legal service] là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh?  Các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý?

Sử dụng dịch vụ luật sư hay dịch vụ pháp lý ở nước ta hiện nay đã không còn quá xa lạ. Bởi trong cuộc sống của mỗi người sẽ diễn ra những vụ việc cần sự hỗ trợ của những người làm luật để giải quyết vấn đề theo đúng với quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Và sử dịch vụ pháp lý chính là con đường nhanh nhất để giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề và bảo vệ tối đa quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Vậy, dịch vụ pháp lý là gì và các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn vê vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Văn bản hợp nhất Luật luật sư năm 2015;

1. Dịch vụ pháp lý là gì?

Dịch vụ pháp lý là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay. Theo đó, dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Một số khái niệm liên quan:

  • Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức [sau đây gọi chung là khách hàng].
  • Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Dịch vụ pháp lý Legal service
Luật sư Lawyer
Luật luật sư Attorney at Law
Quy định Regulations

3. Các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý

Khác với những ngành nghề khác, lĩnh vực cung ứng dịch vụ pháp lý là một ngành có tính chất đặc thù. Chính vì vậy, những tổ chức, đơn vị hành nghề dịch vụ pháp lý cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật sau đây:

Thứ nhất, các hành vi bị nghiêm cấm

+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là vụ, việc]. Không được vừa tham gia tư vấn và tbảo vệ cho cả nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc hay vụ án. Điều này sẽ không đảm bảo nguyên tắc công tâm, minh bạch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

+ Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi gây sai lệch hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng đến quá trình bảo vệ quyền lợi của khách hàng, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn là đạo đức của một người hành nghề luật, là người bảo vệ công lý, lẽ phải chính vì vậy không được xảy ra những tình trạng như trên.

+ Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Thông tin riêng tư, bí mật của mỗi người là điều bất khả xâm phạm và những người không có liên quan trừ cơ quan nhà nước thì bất kỳ đối tượng nào cũng có quyền tung tin, lan truyền những thông tin của khách hàng. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, danh dự của khách hàng.

+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng. Một số cá nhân hành nghề Luật có thái độ cư xử xem thường, hách dịch, khinh bỉ khách hàng là những người nông dân, lao động nghèo khổ để có thể yêu cầu họ trả phí dịch vụ cao hơn. Một số khác lợi dụng sự thiếu hiểu biết của pháp luật mà phóng đại vụ việc từ đó khiến khách hàng tin rằng cần phải chi nhiều tiền để có thể được giải quyết nhanh chóng và có lợi nhất cho mình.

+ Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

+ Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

+ Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng. Những cơ quan, tổ chức này có thể là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các phường, quận, huyện, thành phố hoặc những cán bộ giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, hoặc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân…

+ Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Thứ hai, phạm vi hành nghề luật sư

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. Cụ thể là những hoạt động liên quan đến kinh tế như tham gia đòi quyền lợi của hợp đồng lao động khi bị chủ doanh nghiệp sa thải trái pháp luật, tham gia đại diện khách hàng yêu cầu người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của khách hàng đính chính, công khai xin lỗi…
  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư như soạn đơn khởi kiện đòi chia di sản thừa kế, đơn ly hôn, đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của khách hàng…

Thứ ba, hình thức hành nghề

Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

  • Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
  • Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật luật sư cụ thể như sau:

+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Là làm việc tại các doanh nghiệp, công ty chuyên mảng pháp chế doanh nghiệp.

+ Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, có trách nhiệm bồi thường cho những người tham gia trước những thiệt hại về tài chính mà bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường. Trong quá trình thực hiện các công việc thuộc chuyên môn nghề nghiệp của mình như tư vấn pháp lý, tranh tụng,.. gặp phải những sai sót hay bất cẩn thì người được bảo hiểm đều được bồi thường thiệt hại nếu trong phạm vi gói bảo hiểm đó.

+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

Thứ tư, nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng

  • Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
  • Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
  • Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.

Đây là quy định nhằm bảo vệ thông tin khách hàng, vì đa số những vụ việc cần đến sự giúp đỡ của Luật sư đều là những vụ việc liên quan đến thông tin, bí mật cá nhân, kinh doanh của mình. Vì vậy, ít ai mong muốn thông tin của mình bị nhiều người biết đến, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và hình ảnh của công ty họ.  Chình vì vậy, họ mong muốn vụ việc của mình sẽ do một Luật sư đảm nhiệm và xử lý.

Thứ năm, bí mật thông tin

  • Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.

Người hành nghề Luật thì sẽ luôn biết được đây là những thông tin mà không được tiết lộ cho những người không liên quan để bảo vệ khách hàng và giữ uy tín, sự chuyên nghiệp của một người hành nghề luật.

Thứ sáu thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý

  • Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:

+ Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;

+ Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí [nếu có];

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ do các bên cùng nhau thỏa thuận, thống nhất với các phương án phí và giai đoạn thanh toán phù hợp với lợi ích của các bên. Và được in thành nhiều bản, mỗi bên có thể giữ ít nhất 1 bản để làm cơ sở giải quyết cho những vấn đề phát sinh sau này.

Trên đây là các quy định cơ bản nhất của pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý. Trường hợp cần giải đáp thêm nội dung liên quan, vui lòng liên hệ thông để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề