Ngành khoa học vũ trụ ở Việt Nam

Từ bé, chắc hẳn ai cũng có mơ ước một ngày nào đó mình sẽ vươn đến các vì sao? Lái tàu vũ trụ hay lơ lửng trong không gian? Hoặc trở thành một thợ sửa chữa, chế tạo các loại tàu bay nhanh nhất? Trong thực tế, đây đều là các nghề nghiệp có thật. Tất cả chúng đều thuộc nhóm ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ (Aerospace engineering). Cùng MAAS tìm hiểu về các ngành nghề trên qua bài viết này nhé.

 Các bài viết có liên quan: 

>>> Du học ngành Hospitality – Ngành học “vàng”

>>> Ngành Engineering Technology và những điều chưa biết

Ngành khoa học vũ trụ ở Việt Nam

Aerospace Engineering giúp con người vươn tới bầu trời và vũ trụ

1. Ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ là gì?

Ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ (Aerospace engineering) được định nghĩa là một trong những ngành kỹ thuật cơ bản liên quan đến thiết kế, kết cấu và khoa học về các loại máy bay và tàu vũ trụ. Nó được chia thành hai nhánh lớn là kỹ thuật hàng không và kỹ thuật vũ trụ

2. Triển vọng của ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ

Kỹ thuật hàng không vũ trụ là một ngành đang phát triển mạnh ở hiện tại và còn tiến xa hơn nữa trong tương lai. Nó là ngành công nghiệp giàu tiềm năng. Đang được định hướng và đầu tư mạnh mẽ ở những giai đoạn tiếp theo của nhân loại.

Nhiều nước công nghiệp hàng không vũ trụ đã và đang hình thành phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật. Các quốc gia này đang thèm khát một nguồn nhân lực lớn để phục vụ công cuộc “chinh phục tương lai” của họ. 

Tuy nhiên, do yêu cầu và tính chất của công việc, đòi hỏi lực lượng nhân sự “khổng lồ” phải có tiềm năng và thực lực. Không những xuất sắc về vật lý, toán học mà còn phải biết ứng dụng thực tế vào công việc.

3. Kỹ sư ngành hàng không vũ trụ sẽ phải làm gì?

Công việc nền tảng của kỹ sư Ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ là chế tạo các máy bay, tên lửa, vệ tinh và tàu vũ trụ. Hoặc các bộ phận liên quan đến các thiết bị, khí cụ bay này. Bên cạnh đó là các công việc như nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh các hệ thống và công nghệ liên quan, phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và quy trình thiết kế. 

Một số công việc cụ thể của kỹ sư ngành này (Theo worldscholarshipforum.com):

– Phát triển các công nghệ mới để sử dụng trong các hệ thống tàu vũ trụ, hàng không và quốc phòng.

– Thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm các sản phẩm máy bay và hàng không vũ trụ

– Phân tích thiệt hại hoặc trục trặc trong thiết bị để tìm ra lý do có thể và đưa ra giải pháp

– Đánh giá chi phí và khả năng làm việc của các dự án mới sẽ được thực hiện

– Xác định tiêu chí chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng cho phương pháp thiết kế, tiêu chuẩn chất lượng. Duy trì sau khi giao hàng và ngày hoàn thành

– Đánh giá rằng dự án hoặc sản phẩm đáp ứng các nguyên tắc kỹ thuật, định mức an toàn, yêu cầu của khách hàng và các thách thức về môi trường

– Sản xuất máy bay và các bộ phận riêng lẻ phối hợp với đội ngũ thiết kế.

– Tiến hành các nghiên cứu lý thuyết và thực tế.

– Đo lường, cải thiện hiệu suất hoạt động của máy bay, các bộ phận hợp thành và hệ thống.

– Viết báo cáo và các tài liệu hướng dẫn.

– Tư vấn kỹ thuật, pháp lý cho khách hàng, nhà cung ứng hay các chuyên gia khác.

4. Các trường đại học (Mỹ) có chương trình đào tạo Aerospace engineering tốt nhất

5. Chuẩn bị gì khi du học ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ?

Với đặc thù là một ngành kỹ thuật phức tạp. Kiến thức và kỹ năng liên quan là hành trang quan trọng khi muốn bước chân vào ngành nghề này. Tùy theo yêu cầu đầu vào của mỗi trường Đại học, các du học sinh cần phải tham khảo trước để chuẩn bị đáp ứng.

Nhìn chung, để nhập học, đa số các du học sinh cần phải chứng minh mình có năng lực xuất sắc hoặc có kiến thức cao trong lĩnh vực Toán học và vật lý. Một số huân chương hoặc giải thưởng cao trong các kì thi quốc tế hoặc khu vực lớn sẽ đảm bảo được điều đó. 

Ngoài ra, trình độ tiếng Anh là một tiêu chí bắt buộc cần phải có. Bởi các chương trình đào tạo quốc tế của các nước phát triển trên cần các sinh viên phải thông thạo ngoại ngữ mới có thể bắt kịp. Một kì thi IELTS hoặc các bằng cấp quốc tế liên quan sẽ giúp các bạn có được điều đó. Và đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị thực khi bắt đầu nhập học.

6. Cơ hội việc làm

Ngành khoa học vũ trụ ở Việt Nam

Cơ hội việc làm của Aerospace Engineering

Ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bí mật quân sự, công nghệ riêng được sở hữu bởi một quốc gia. Nên việc ứng tuyển vào các trung tâm nghiên cứu vũ trụ, các tập đoàn lớn trực thuộc hay ảnh hưởng bộ máy chính quyền nhà nước vô cùng khó. Vì đa số các công ty này chỉ tuyển các công dân của chính quốc gia đó. 

Do đó, nếu không có cơ hội trở thành công dân quốc gia đó, các du học sinh có thể:

– Nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy tại các trường đại học các bộ môn có liên quan

– Làm kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành tại các sân bay quốc tế.

– Hoặc trở về quê hương Việt Nam, đảm nhận các vị trí tại các cơ quan nghiên cứu phát triển và trung tâm giảng dạy, đào tạo tại:

Kết

Ở thế kỷ 21, với trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật đều có sự tiến bộ vượt bậc, con người đã thực hiện nhiều điều không tưởng. Ngành hàng không vũ trụ, đối với nhiều người từ bé đã là ước mơ. Đối với nhân loại, là chìa khóa tương lai để tiếp cận tới một cấp bậc tiến hóa mới. Chính vì thế, nhu cầu và nhân lực của ngành này đang tỉ lệ thuận theo thời gian. Với bài viết này, MAAS hi vọng sẽ cung cấp được những thông tin quan trọng. Đặc biệt đối với các bạn du học sinh ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ tương lai.

Khi học ngành này có thể sẽ khó khăn nhưng đã có MAAS Assignment Service đồng hành cùng bạn. Đội ngũ support của MAAS bao gồm các chuyên gia hàng đầu sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy để MAAS song hành để tiếp sức và giúp đỡ ước mơ của bạn nhé!

Ngành khoa học vũ trụ ở Việt Nam
Email:

Hotline 1: (+84)97 942 23 93

Hotline 2: (+84)89 851 15 88

Facebook:

https://www.facebook.com/MAAS.Essayservice

https://www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

https://www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

https://twitter.com/MaasService

Google Map:

https://g.page/MAASEDTECH?share