Nghệ sĩ Lệ Thủy bao nhiêu tuổi?

Nơi sống/ làm việc: Hồ Chí Minh

Ngày tháng năm sinh: 19-5-1948 [75 tuổi]

XH chung: #3586

Facebook: facebook.com/LeThuyFanPage/

Email: lethuyforum@gmail.com - lethuyforum@facebook.com

Số điện thoại: Đang cập nhật

Tuổi mới, bà mong tiếp tục hát phục vụ khán giả, sống bình dị bên chồng con. Bà nói: "Tôi luôn giữ quan niệm dù nổi tiếng đến đâu, về nhà nên để hào quang ngoài cửa. Là vợ, là mẹ, phải chăm sóc, vun vén tổ ấm, quan trọng nhất là ở nhà tôi đặt vị trí của mình thấp hơn chồng một chút".

Vợ chồng nghệ sĩ Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí [trái]. Ảnh: Facebook.

Do dịch, Lệ Thủy không tổ chức sinh nhật như mọi năm. Dù vậy, nhiều khán giả nhớ ngày, gửi hoa đến nhà bày tỏ tình cảm. Trên trang cá nhân của ca sĩ Dương Đình Trí - con trai Lệ Thủy, Ngọc Huyền viết: "Chúc mừng sinh nhật thần tượng của con. Con kính chúc cô nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui". Ca sĩ Kha Ly gọi bà là "mẹ" với dòng bình luận: "Chúc mẹ thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, luôn hạnh phúc, chạy show hoài chạy show mãi cho khán giả được thưởng thức tiếng hát bất hủ của mẹ nhé".

 

 

Nghệ sĩ Lệ Thủy đón tuổi 72

* Lệ Thủy hội ngộ các đồng nghiệp cũ. Video: youtube.

Đời thường, Lệ Thủy có tài nấu ăn, nổi tiếng với món chè bưởi. Lúc ở nhà, bà thường nấu nướng để đãi chồng con, bạn bè. Mỗi khi có thời gian, bà thăm đồng nghiệp hoặc họp mặt bạn diễn năm xưa như: nghệ sĩ Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Hùng Minh, Thanh Nguyệt, Thanh Tú, Trang Bích Liễu... Thời Covid-19, bà tặng quà ở Viện Dưỡng lão nghệ sĩ [quận 8], quyên góp các đồng nghiệp ủng hộ hơn 150 phần quà cho các nghệ sĩ, công nhân hậu đài, âm thanh, ánh sáng... hoàn cảnh khó khăn, mất thu nhập vì dịch.

Hiện hồi ký Một kiếp cầm ca sinh ra để hát của bà phát trên kênh Youtube, thu hút nhiều khán giả. Bà nói vui khi luôn được người xem ủng hộ qua từng cột mốc trong hơn 60 năm làm nghệ thuật. Ca sĩ Dương Đình Trí cho biết: "Tôi định sinh nhật mẹ năm nay ra mắt trọn bộ hồi ký bằng USB kèm tập sách ảnh, gồm hình ảnh của mẹ từ lúc mới vào nghề đến giờ. Nhưng do dịch, kế hoạch bị trễ".

Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy đón tuổi 72 vào tối 20/5. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Lệ Thủy sinh năm 1948 tại Vĩnh Long. Không chỉ là giọng ca vàng, bà còn được khen ngợi ở phong cách bình dị. Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang có lần nhận xét: "Lệ Thủy là cô đào ngoại hạng của sân khấu cải lương". Là đào thương bậc nhất nhưng khi soạn giả, đạo diễn cần, bà sẵn sàng xuất hiện ở vị trí khiêm nhường. Khi đóng vai phụ, bà tỏa sáng, được khán giả đón nhận. Bà cũng ít kén chọn bạn diễn, thành công khi kết hợp với nhiều kép như: Thanh Hải, Minh Phụng, Thanh Tuấn, Minh Vương, Chí Tâm, Châu Thanh... Trong đó, bà để lại dấu ấn sâu sắc bên cạnh nghệ sĩ Minh Vương.

* Minh Vương, Lệ Thủy - 'tình nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm'

Các vai diễn để đời của bà gồm: Tô ánh Nguyệt vở Tô Ánh Nguyệt, Lan vở Lan và Điệp, Mai Đình vở Hàn Mặc Tử, Lỗ Tứ Phượng vở Lôi Vũ, Kim Anh vở Đời cô Lựu... hay Tây Thi, Mạnh Lệ Quân, Hoa Mộc Lan trong những vở diễn cùng tên. Năm 1964, Lệ Thủy nhận Huy chương vàng Triển vọng giải Thanh Tâm đánh dấu bước thành công đầu tiên trong sự nghiệp. Năm 2012, bà nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Vợ chồng trong một cuộc hôn nhân như một tổ chim. Trong đó, người vợ phải biết vun vén, có trách nhiệm chăm lo, hạ mình thấp hơn" -  NSND Lệ Thủy chia sẻ.

 

Từ cháy nhà, mất hết tài sản...

Lệ Thủy thừa nhận mình may mắn vì nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ đạt huy chương vàng giải Thanh Tâm – giải thưởng danh giá nhất ở lĩnh vực cải lương trong thập niên 1950-1960. Nhờ giọng hát được ví như “chuông ngân” cùng vẻ ngoài xinh xắn, kiều diễm của một cô đào hát, Lệ Thuỷ nhanh chóng được đưa lên vị trí đào chánh, show diễn liên tục cùng mức cát-xê cao.

Tuy nhiên, thời điểm hoàng kim của tên tuổi cũng là lúc Lệ Thủy đối diện với loạt biến cố mà mỗi khi nhắc lại, nữ nghệ sĩ vẫn thấy rùng mình.

Cụ thể, sáng mùng 2 Tết năm 1968, trong lúc cả gia đình bà đi vắng, ngôi nhà bất ngờ bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn những vật dụng, tài sản giá trị trong nhà.

"Hai hôm sau tôi mới về nhà, thấy mọi thứ đều cháy rụi, cả gia tài của nhà tôi đều không còn gì hết. Toàn bộ son phấn, đồ diễn, gia tài đi hát của tôi cũng không. Nhưng cũng may lúc đó tôi vừa ký hợp đồng đi hát trước Tết, nên trong người còn vài trăm đồng, mới đi mượn thêm tiền để sửa sang lại", nữ nghệ sĩ chia sẻ.

Điều không may khi thời điểm ấy, biến cố lịch sử xảy ra khiến nhiều đoàn cải lương không được biểu diễn trong thành phố. Nhà cửa, tài sản không còn, bản thân cũng buộc phải nghỉ hát, Lệ Thủy buồn rầu, định giải nghệ chuyển sang buôn bán nhỏ nhưng rồi cũng không thực hiện được.  

.. đến việc bị đẩy xuống đóng vai phụ 

Bẵng đi một thời gian, ông bầu dàn dựng lại gánh hát, kêu gọi các nghệ sĩ trở về đoàn biểu diễn. Lệ Thủy theo mọi người về các tỉnh miền Trung lưu diễn suốt 2 năm. Song cũng chính giai đoạn này, tên tuổi của bà lại dần rơi vào lãng quên khi khán giả Sài Gòn lúc ấy đã dành sự chú ý đến một cái tên mới nổi khác - nghệ sĩ Mỹ Châu.

“Tôi đến hãng đĩa Việt Hải để thu vở Lá trầu xanh, nhưng bị đẩy xuống vai phụ, còn Mỹ Châu được thu vai chính. Trong khi đó, bình thường tôi được vào vai chính” - Lệ Thuỷ nhớ lại.

Từ đào chánh bị đẩy xuống đào phụ, thậm chí làm nền cho lớp đàn em sau mình, Lệ Thủy đã chán nản, bật khóc nức nở vì không cam lòng. ''Hồi đó tôi mới 21 tuổi, còn nhỏ nên mới ganh tị với Mỹ Châu vì thấy cô ấy được cưng chiều hơn. Tôi không biết làm thế nào, nhưng vẫn phải đi thu vì nếu không như thế sẽ không ai biết tôi đã về Sài Gòn. Tôi kiên nhẫn lắm, chấp nhận đóng vai phụ để được khán giả biết tới, chứ không vì cái tự ái của mình mà bỏ không đóng".

Dự án hồi kỳ của Lệ Thủy gồm 32 tập, ghi lại chặng đường làm nghề của bà từ thời thơ ấu cơ cực đến khi trở thành danh ca được nhiều người yêu mến.

Mất 2 năm để phấn đấu, Lệ Thủy dần nhận lại sự quan tâm của khán giả cũng như vị trí trong nghề. Từ thời điểm đó, bà tự nhủ với lòng dù có thế nào cũng phải trân trọng và gìn giữ danh tiếng bản thân như một sự đền đáp với Tổ nghề và công chúng.

“Ngày xưa, chúng tôi cạnh tranh nhau từng chút một, nhưng cạnh tranh bằng năng lực, chứ không phải thù ghét rồi hãm hại nhau”, NSND chia sẻ.

"Người vợ nên đặt vị trí thấp hơn chồng một chút''

Ở tuổi 72, Lệ Thủy đang có cuộc sống viên mãn bên cạnh chồng và các con cháu. Bà bảo chưa bao giờ đặt tâm thế mình là một người nghệ sĩ khi làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài, có giai đoạn cái tên Lệ Thủy nổi tiếng đình đám, nhưng khi đã bước vào thềm nhà bà bỏ hết những điều đó sau gót chân.

''Tôi nghĩ vợ chồng trong một cuộc hôn nhân như một tổ chim. Trong đó, người vợ phải biết vun vén, có trách nhiệm chăm lo gia đình thì cái tổ ấm ấy mới được lâu dài. Điều quan trọng nhất, theo tôi, người vợ nên đặt vị trí của mình thấp hơn chồng một chút. 

Nữ nghệ sĩ gạo cội bên con trai - ca sĩ Dương Đình Trí.

May mắn của tôi là còn có gia đình, có chồng con bên cạnh an ủi, lo lắng. Vậy nên nếu so ở vị trí mình, tôi tạm dùng từ “viên mãn” để hình dung. Dĩ nhiên, con người ai cũng có những phút giây tiếc nuối hay hạnh phúc. Đối với tôi hiện tại, điều quan trọng nhất vẫn là gia đình, thứ hai là sức khỏe.

Bà bảo ngoài căn bệnh gai cột sống, thỉnh thoảng trái gió trở trời bị đau nhức, còn lại tim mạch hay mấy căn bệnh người già khác may mắn vẫn ổn. Và càng lớn tuổi, sức khỏe càng yếu nên bà cũng không chủ quan. Thời trẻ, xông pha lưu diễn rong ruổi dài ngày, ăn cơm hàng cháo chợ không biết mệt nhưng bây giờ Lệ Thuỷ đi đâu cũng có người tháp tùng kèm theo đó là các loại thuốc phòng bị mới yên tâm ra khỏi nhà.

''Nhìn lại đời mình, tôi thấy vinh hạnh vì từ khi sinh ra, lớn lên và già đi như hiện tại đều được sống trong tình thương của khán giả. Tôi trân trọng những tình cảm đó nên dù xa xôi, cực khổ thế nào cũng ráng lặn lội đi để gặp gỡ khán giả của mình, hát cho họ nghe”, Lệ Thuỷ từng chia sẻ với VietNamNet.

Chủ Đề