Nghệ thuật sân khấu truyền thống là gì

Sân khấu đã tồn tại từ buổi bình minh của loài người, như một sự phát triển của của quá trình kể chuyện. Sân khấu là một nhánh của nghệ thuật trình diễn, nó thường được xem là những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch. Một sự trình diễn mang tính kịch tạo ra sự ảo tưởng trong khán giả.

Sân khấu chèo

Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng.

Loại hình nghệ thuật dân gian này được phát sinh và phát triển ở nông thôn Việt Nam, chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó đạt đỉnh cao phát triển vào thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Đến thế kỷ 19, chèo nhận ảnh hưởng của tuồng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị.

Sân khấu Tuồng

Tuồng [còn gọi là hát Bội hay hát Bộ] là môn nghệ thuật từng thâm nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà, có nhiều gánh hát đã được chuyên nghiệp hóa. Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tường mà ra; tức hình dung dáng dấp, cử chỉ của người đời xưa. Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của nghệ thuật tuồng. Tại từng địa phương ở Việt Nam còn có trường phái tuồng riêng, như tuồng Quảng Nam, tuồng Bình Định [tuồng Bình Định phát triển mạnh một phần nhờ ông Đào Duy Từ và ông Đào Tấn].

Sân khấu Cải lương

Cải lương là một nghệ thuật kịch hát của miền nam Việt Nam, trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Nghệ thuật này ra đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương hơn so với các nghệ thuật thuần túy như hát chèo và hát bội. Đề tài của các tuồng cải lương thường liên quan đến các điển tích và những vấn đề xã hội. Hiện nay cải lương vẫn còn thịnh hành, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam.

Sân khấu Kịch bài chòi

Ca kịch Bài chòi bắt nguồn từ thú chơi bài chòi của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng, về sau phát triển thành hình thức biểu diễn thơ tự sự, kể chuyện. Âm nhạc bắt nguồn từ các làn điệu dân ca miền Trung như Quảng Nam - Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị..., có các điệu chính là xuân nữ, nam xuân và xàng xê. Dàn nhạc đơn giản chỉ có đàn nhị, sanh sứa, sau có thêm đàn nguyệt, sáo và sinh tiền. Điều độc đáo của ca kịch Bài chòi là một diễn viên có thế thủ một lúc nhiều vai, với dàn nhạc đơn sơ nhưng vẫn lôi cuốn khán giả [tương tự như Pansori của Hàn Quốc]. Bài chòi được phát triển chuyên nghiệp từ sự ra đời của Đoàn ca kịch Liên khu V với nhiều nghệ sĩ tiêu biểu.

Sân khấu Múa rối nước

Múa rối nước ra đời khoảng thế kỷ 10-11 ở đồng bằng Bắc Bộ gắn với mặt nước hồ ao đồng ruộng.

Múa rối nước [hay còn gọi là trò rối nước] là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.

Nguồn : //www.tuvanhotro.vn/bai-viet/san-khau-va-cac-loai-hinh-san-khau.tvht
Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ
 - www.tuvanhotro.vn

Phóng to
Cảnh trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

“Trùng phùng” về tư tưởng

TS Thái Thị Kim Lan đã nhận xét: “Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng vào cuộc sống của người dân Việt Nam và từ đó lặn sâu vào nghệ thuật truyền thống một cách nhuần nhuyễn đến nỗi, nó đã trở nên quen thuộc như là hơi thở. Do quá quen thuộc, nên người ta chẳng để ý, cũng chẳng suy nghĩ về chúng, cho đến lúc, chợt nhận ra, nó quan trọng đến mức nào".

Qua các tham luận của cuộc hội thảo, lần đầu tiên, người ta thấy một cuộc “trùng phùng” về tư tưởng của các nhà nghiên cứu khi đều cho rằng Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Cội rễ của vấn đề này, theo giáo sư Vũ Khiêu, bản chất tốt đẹp của dân tộc ta là mảnh đất màu mỡ cho Phật giáo phát triển. Sự kết hợp giữa tư tưởng dân tộc và tư tưởng Phật giáo đã thể hiện rõ nét trong nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trước hết, yếu tố Phật giáo ảnh hưởng qua chất liệu để xây dựng tác phẩm. Rất nhiều nhân vật trong chèo, tuồng đều xuất phát từ các tích trò của nhà Phật. Với nghệ thuật sân khấu truyền thống mà điển hình là chèo, tuồng, cải lương, không chỉ lấy tích nhà Phật để “dịch nên trò”, tư tưởng của nhà Phật còn chi phối toàn bộ các vở diễn. Cốt truyện, nhân vật hầu hết đều được xử lý bằng tinh thần Phật giáo là “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Trong các cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, rất nhiều khi các nhân vật trong nghệ thuật truyền thống phải khoác áo tu hành để hướng tới sự giải thoát.

Chính NSND Đàm Liên, người gần 50 năm gắn bó với nghệ thuật tuồng, đã thảng thốt kêu lên rằng: “Chỉ khi bắt tay vào viết tham luận cho hội thảo này, tôi mới ngộ ra rằng: yếu tố Phật giáo đã thấm đẫm trong nghệ thuật tuồng. Hóa ra là từ trước đến nay, mình vẫn diễn, vẫn hát tuồng, nhất là các vở tuồng của Đào Tấn, trong đó các nhân vật đặc sắc như Nguyệt Hạo đều có những dấu ấn của Phật giáo. Cái tinh thần Phật giáo chi phối cả cách thể hiện, lấy hơi nhả chữ mà mình không biết”.

Góc nhìn Phật giáo trong xử lý tác phẩm

Nhận ra yếu tố Phật giáo đã ảnh hưởng như thế nào đối với nghệ thuật truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này giúp cho các nhà soạn vở, đạo diễn, diễn viên có một cách nhìn mới về tác phẩm. Cũng từ đó, tìm ra cách xử lý tác phẩm một tốt nhất.

PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái đã đưa ra một phát hiện khá bất ngờ nhưng rõ nét về điều này khi nhận ra “quá trình vận động thẩm mỹ trong tư duy chèo của NSND Trần Bảng trong quá trình thay đổi các mô hình thẩm mỹ của vở chèo Quan Âm Thị Kính dưới ánh sáng của mỹ học Phật giáo”.

Trong suốt 50 năm, NSND Trần Bảng đã 3 lần dựng vở chèo Quan Âm Thị Kính. Lần dựng đầu tiên, năm 1956-1957, chính NSND Trần Bảng đã tự thừa nhận rằng, ông chưa thấu suốt thông tin thẩm mỹ cốt lõi và những yếu tố Phật giáo đậm đặc trong tác phẩm cho nên ông đặt góc nhìn xã hội- lịch sử để tô đậm chủ đề phản phong.

Lần thứ hai dựng vở chèo Quan Âm Thị Kính 1968, ông cũng đã tự nhận ra sự thất bại của mình khi dựng nhân vật Thị Kính vẫn bị rơi vào bi kịch thuần túy và bị ép mỏng mờ nhạt trên sân khấu, thiếu hẳn vẻ đẹp của chữ tâm, chữ nhẫn của tinh thần Phật giáo. Phải đến lần thứ 3, năm 1985, sau khi thức ngộ bất ngờ trước pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Mía, ông mới có được một vở diễn mà theo PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, nó đã đạt tới vẻ đẹp mẫu mực của một vở chèo. Bởi khi đó thế giới nghệ thuật của tích chèo này đã được soi sáng bởi mỹ học Phật giáo.

Hiện nay, có rất nhiều người đang diễn tuồng nhưng lại không hiểu gì về những vấn đề văn hóa thẩm mỹ mà tuồng đã bị ảnh hưởng. Vì vậy, đề tài như thế này rất quan trọng. Nó giúp cho những người đang theo đuổi nghệ thuật tuồng có “chỗ bám” để sáng tạo nghệ thuật đúng với bản chất thẩm mỹ của tác phẩm và từ đó thăng hoa.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

[ĐCSVN] – Câu chuyện tồn tại và phát triển của nghệ thuật truyền thống trong xã hội đương đại thời gian qua luôn là bài toán khó không chỉ đối với các thế hệ các nghệ sĩ mà cả những nhà quản lý văn hóa. Dù thực tế nghệ thuật truyền thống cũng đã được tạo điều kiện nhưng dường như “những viên ngọc quý” vẫn chưa thực sự có thể tỏa sáng.

Đang xem: Nghệ thuật truyền thống là gì

Nói về sự tồn tại của nghệ thuật truyền thống, đặc biệt như: Tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… trong cơ chế thị trường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bấp bênh, èo uột của nó. Nguyên nhân đơn giản vì nghệ thuật truyền thống không thể cạnh tranh với hằng hà sa số những loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại đang tràn ngập trên thị trường hiện nay. Không còn thời kỳ hoàng kim, người người kéo nhau đến rạp hay xếp hàng mua vé xem các buổi biểu diễn khi các đoàn nghệ thuật truyền thống về làng. Điểm qua các nhà hát, những đêm diễn đỏ đèn mang tên các môn nghệ thuật này cũng vô cùng thưa thớt. Có chăng những đêm diễn của tuồng, chèo, cải lương… hầu như đều miễn phí hoặc có thì giá vé cũng chỉ mang tính tượng trưng. Ấy thế mà người xem cũng rất khiêm tốn. Khán giả không mấy mặn mà với nghệ thuật truyền thống nên thực tế các nghệ sĩ hầu hết không sống được bằng nghề. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho một vài loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ “chết yểu” do không có lực lượng kế cận.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.NGND Nguyễn Đình Thi – Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh đã khẳng định: Từ 10 – 15 năm trở lại đây, Khoa Kịch hát dân tộc của trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề tuyển sinh. Bộ môn tuồng không có thí sinh đăng ký dự thi. Bộ môn chèo và cải lương truyền thống có đông thí sinh đăng ký dự thi hơn cả, nhưng cũng chỉ là 15 thí sinh. Để bảo đảm đầu vào, nhà trường và các nhà hát nhiều năm phải xuống các địa phương để tìm nguồn tuyển nhưng số lượng thí sinh đăng ký ngày càng ít. Có em giọng rất tốt, thanh, sắc đều được, nhưng gia đình dứt khoát không đồng ý, bởi họ lo sợ nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống thì nghèo.

Không những thế, thực tế các em khi ra trường chỉ có khoảng 50 – 60% làm nghề và theo nghề. Thực trạng này tạo nên hồi chuông báo động về nguy cơ mai một tiến tới “xóa sổ” nghệ thuật sân khấu truyền thống nếu không gấp rút đào tạo nguồn nhân lực kế cận.

Trước thực trạng này, Đảng, Nhà nước cũng như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện, ưu tiên cho các học sinh theo học bộ môn nghệ thuật truyền thống như: Giảm học phí, tạo đầu ra và các chính sách ưu tiên khác nhưng dường như việc “trải thảm đỏ” để hút các thí sinh vẫn không mấy hiệu quả.

Xem thêm: Khốc Liệt Thị Trường Nước Mắm Truyền Thống Nổi Tiếng Việt Nam

Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam – ông Phạm Ngọc Tuấn cũng cho biết: Từ lâu, vấn đề nguồn lực kế cận cho nghệ thuật tuồng nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung vẫn luôn là bài toán khó chưa có lời giải. Đây cũng là một trong những yếu tố khó khăn nhất để bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật đặc sắc này. Công việc tuyển sinh cho bộ môn nghệ thuật này đặc biệt khó khăn trong những năm gần đây. Vì vậy, nếu không có những ưu đãi đặc biệt và cơ chế đặc thù thì nghệ thuật tuồng khó có thể hút được thí sinh và các nghệ sĩ khi ra trường cũng khó có thể yên tâm gắn bó với nghề.

Thực tế, cơ chế và những ưu đãi của Nhà nước đối với các nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống đã có từ nhiều năm nay. Đặc biệt những năm gần đây, để tạo điều kiện cho nghệ thuật truyền thống tồn tại và phát triển, các sở, ban, ngành cùng chung tay xây dựng mô hình liên kết du lịch với nghệ thuật được áp dụng rất hiệu quả ở nhiều nơi. Những vở diễn sân khấu chất lượng đã được thường xuyên tổ chức biểu diễn, giới thiệu đến khán giả trong nước và quốc tế.Tuy nhiên, chia sẻ về điều này, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên đã thừa nhận, chúng ta vẫn chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao, thực sự chất lượng để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu khán giả.

Như vậy trong thời đại mở cửa, nghệ thuật truyền thống cũng như các loại hình nghệ thuật khác phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nếu như chỉ đổ tại cơ chế, ỷ lại những ưu đãi của Nhà nước mà các nghệ sĩ không tâm huyết, nỗ lực vươn lên thì chắc chắn nghệ thuật truyền thống, những “viên ngọc quý” của dân tộc sẽ không thể tỏa sáng được.

Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Marketing Truyền Thống Và Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng

Trong cơ chế thị trường, dù phải cạnh tranh khốc liệt, nhưng nếu như cùng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước, các nghệ sĩ phát huy tính năng động, sáng tạo, nỗ lực tìm tòi, tâm huyết xây dựng những tác phẩm thực sự chất lượng. Những tác phẩm đó không chỉ là “bảo bối” mang lại thu nhập, thương hiệu, mà dường như còn tạo thêm nguồn cảm hứng sáng tạo và sức sống cho nghệ sĩ, cũng như đơn vị nghệ thuật, thì chắc chắn, nghệ thuật truyền thống sẽ có những khởi sắc, thực sự là những “viên ngọc quý”, là niềm tự hào của dân tộc./.

See more articles in category: FAQ

Video liên quan

Chủ Đề