Nghị định 59 2023

Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực [sau đây viết tắt là Ban QLDA chuyên ngành, khu vực]. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ.

Thông tư này áp dụng đối với người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng [sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP] và Thông tư này để tiếp tục hướng dẫn tổ chức thực hiện đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp cần thiết.
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn khác căn cứ quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để vận dụng, tổ chức quản lý dự án phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016;

Quy định trước đây về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Thông tư số 16/2016/TT-BXD.
 

Đề xuất sửa Nghị định hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng 
[Ảnh minh họa]

Qua tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cử tri, trong quá trình thực hiện Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng. Chính phủ có văn bản đính chính Nghị định 59/2019/NĐ-CP [Công văn 298/CP-V.I ngày 22/7/2019],  gồm 01 mục đính chính về lỗi chính tả và 04 mục là đính chính sai sót về nội dung. Việc đính chính bằng hình thức như trên theo Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không phù hợp nên đề nghị Chính phủ thu hồi Công văn 298/CP-V.I v à ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

Để đảm bảo việc sửa đổi, bổ sung Nghị định được kịp thời, đúng quy định của pháp luật, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 [được sửa đổi, bổ sung theo khoản 44 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020], sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ đã có Công văn 87/TTCP-PC ngày 11/01/2021, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2019/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ có một số nội dung đáng chú ý như sau: 

[1] Tại điểm i khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2019/NĐ-CP đã viết: “Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Dự thảo Nghị định sửa đổi lại như sau: “Điều 94 về xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” [Việc sửa đổi như vậy để đảm bảo thống nhất  với tên Điều 94 Luật Phòng, chống tham nhũng].

[2] Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để Thanh tra Chính phủ thẩm định, tổng hợp”.

Quy định này xuất phát từ thực tiễn, từ 2016 đến nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thí điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Kết quả thực tế triển khai cho thấy tình trạng tự đánh giá của các địa phương còn thiếu chính xác, thiếu căn cứ, vượt quá kết quả đạt được thực tế diễn ra khá phổ biến và Thanh tra Chính phủ hàng năm đều phải thẩm định lại kết quả đánh giá của các địa phương, rà soát hồ sơ, đối chiếu những căn cứ, bằng chứng cụ thể để bảo đảm tính chính xác, khách quan, thực chất của kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương. Sau khi được Thanh tra Chính phủ thẩm định lại kết quả đánh giá, chỉ ra những sai sót trong việc đánh giá, các địa phương đều tiếp thu và chấp thuận kết quả đánh giá của Thanh tra Chính phủ kể cả những trường hợp có sự thay đổi lớn so với kết quả tự đánh giá của địa phương.

Tuy nhiên, Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp mà không quy định việc Thanh tra Chính phủ thẩm định kết quả đánh giá sẽ dẫn đến việc chấm điểm mang tính hình thức; sẽ có những địa phương vì thành tích mà tự đánh giá không chính xác, khách quan, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng nói chung.

Để khắc phục vấn đề này, Thanh tra Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong việc thẩm định lại kết quả tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các bộ ngành, địa phương trước khi tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, phù hợp với thực tiễn và đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

[3] Tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 59/2019/NĐ-CP: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định đình chỉ công tác thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn”.

Dự thảo Nghị định sửa đổi như sau: “Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn.”./. 

Tin: Trịnh Văn Yên - Thanh tra Sở  

Chủ Đề