Nghị luận về một vấn de xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 9

CHUYÊN ĐỀ: KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃHỘI TƯ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌCNguyễn Thị Việt HàTrường THPT Nguyễn Tất Thành, Yên BáiPhần thứ nhất: MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTrong cuộc sống, tư duy bằng ngôn ngữ; bày tỏ và bảo vệ chính kiến bảnthân; tranh luận, phản biện một vấn đề; thuyết phục người khác bằng lí lẽ là nhữngkĩ năng vô cùng cần thiết, thậm chí là một năng lực quan trọng để đến với thànhcông trong cuộc sống. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ văn trung học phổthông, kĩ năng làm văn nghị luận được đặc biệt coi trọng, nhằm trang bị cho họcsinh những năng lực đã nói ở trên;Một yêu cầu bức thiết đối với việc dạy - học văn hiện nay là phải hướng đếnthực tế cuộc sống, dạy văn là dạy Người, dạy cách sống, kĩ năng sống. Người họcvăn không chỉ cảm nhận, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, quan trọng hơn phảithấy được ý nghĩa xã hội, vấn đề nhân sinh được gửi gắm trong tác phẩm ấy; biếtliên hệ, vận dụng biến bài học thành kinh nghiệm, vốn sống, kĩ năng cần thiết trongcuộc sống. Kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học là kiểu bàigắn chặt mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống; nhằmđáp ứng yêu cầu dạy - học văn nói trên.Từ thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy: So với hai kiểu bài nghị luận vềmột tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống, kiểu bài này khó hơn,nhưng lại không có tiết lí thuyết dạy kĩ năng làm bài, học sinh vẫn chưa được họccách làm dạng bài này. Trong chương trình Nâng cao, học sinh chỉ được học mộttiết: Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học [ Lớp 12];còn trong chương trình chuẩn, dạng đề này có trong phần bài tập dù học sinh khôngđược học. Khó khăn nhất đối với học sinh là không phân biệt được đây là nghị luậnvăn học hay là nghị luận xã hội, không biết phải bắt đầu triển khai vấn đề từ đâu vàtriển khai như thế nào?1Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, tôi chọn đề tài: "Kĩ năng làm bài nghịluận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học" nhằm hướng dẫn học sinh các kĩnăng cơ bản nhất để làm tốt kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội từ một tác phẩm vănhọc.2. Mục đích cuả đề tàiĐề tài nhằm cung cấp cho người đọc:- Một số hiểu biết chung về văn nghị luận xã hội, Đặc điểm, yêu cầu của bàinghị luận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học- Kĩ năng làm bài nghị luận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học- Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng một số đề luyện tập dành chohọc sinh thi THPT quốc gia và học sinh giỏi các cấp.Từ đó góp phần nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận, kiểu bài nghị luận vấnđề xã hội từ một tác phẩm văn học cho học sinh, đáp ứng yêu cầu dạy - học bộ mônNgữ văn.2Phần hai: NỘI DUNGI. Một số hiểu biết chung về nghị luận xã hội1. Nghị luận xã hội là gì?“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứđể bàn luận về một vấn đề nào đó [chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học,đạo đức]. Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận làbàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhậnra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnhcủa văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ củasuy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giảithích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” [Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập2].Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tàicủa dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề vềtư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộcsống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học [lấy tác phẩm văn học, nhà vănlàm đối tượng], tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vàodạng nghị luận xã hội, chính trị.2. Những yêu cầu của một bài nghị luận xã hộiMột bài văn nghị luận xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau2.1 Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung: Hướng đến luận đề, làm sáng rõvấn đề nghị luận; luận điểm sáng rõ, nhất quán; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xácđáng, giàu sức thuyết phục; cảm xúc chân thành.2.2. Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: những hiểu biết vềchính trị, xã hội: những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức cơ bản về3truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí - xã hội ... những tin tức thời sự cậpnhật.2.3. Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn, phù hợp với đạo lí, lẽ phải, tiếnbộ, nhân văn thể hiện trách nhiệm người viết với đất, gia đình, xã hội; tư tưởngtrong bài nghị luận xã hội phải là tư tưởng có cơ sở khách quan, góp phần làm sángtỏ một vấn đề có ý nghĩa thực tế. Tư tưởng phải trong sáng, lành mạnh có tính xâydựng, tán thành hay không tán thành phải có lí do xác đáng; điều gì đúng, điều gìsai phải chỉ ra cụ thể, nêu dẫn chứng có sức thuyết phục. Đó phải là tư tưởng chânthật, tự nhiên của học sinh, không sao chép trong tài liệu với những sáo ngữ cũmòn.2.4. Đảm bảo thể hiện chính kiến người viết: những cảm xúc, suy nghĩ chânthực phù hợp với quan niệm, cá tính của bản thân; thể hiện tình cảm của người viếtđối với người đọc, với vấn đề được bàn.2.5. Đảm bảo sự trong sáng trong diễn đạt. Lời văn nghị luận cần tự nhiên,linh hoạt, giản dị, tối kị dùng những từ ngữ xa lạ, những từ ngữ mình không hiểu,hoặc đưa từ ngữ bằng tiếng nước ngoài vào bài văn một cách không cần thiết.3. Các dạng đề nghị luận xã hội chínhĐề nghị luận xã hội trong trường phổ thông có ba dạng chính3.1 Nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo líVới học sinh phổ thông, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đềđặt ra bình luận không quá phức tạp, lớn lao, thường chỉ là những khía cạnh đạođức, tư tưởng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày: tình bạn, lòng nhân ái, ý chí,nghị lực ... Những vấn đề hoặc được nêu trực tiếp, hoặc được nêu dưới dạng câudanh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ ...Ví dụ:Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.Hãy viết một bài văn [khoảng 600 từ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ýkiến trên . [Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2011]Hoặc:4Trong thư gửi thày hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin - côn[1809 - 1865] viết: "xin thày hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dựhơn gian lận khi thi" [Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr135].Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn [khoảng 600 từ] trình bàysuy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. [Đề thituyển sinh đại học năm 2009 khối C]3.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sốngDạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu một hiện tượng cóthật trong đời sống. Thường đó là những hiện tượng có ý nghĩa, quan trọng ảnhhưởng rộng đến đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận, bao gồm hiệntượng tích cực [tấm gương người tốt, việc tốt, nghĩa cử cao đẹp...] và tiêu cực [ônhiễm môi trường, thói xấu , tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... ]Ví dụ 1:Hiện nay, bạo lực học đường đang là tình trạng đáng báo động. Có người chorằng cá nhân gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại cóngười đi tìm nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hội. Ý kiến của anh [chị] vềvấn đề trên? [Trình bày trong một bài văn khoảng 600 từ].Ví dụ 2:Viết bài văn ngắn [khoảng 600 từ], trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiệntượng một số bạn trẻ tự tạo scandal để được nổi tiếng.3.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn họcĐây là dạng đề tổng hợp giữa làm văn và đọc văn, đòi hỏi học sinh phải cókiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống; kĩ năng đọc hiểu, phân tích văn họcvà kĩ năng phân tích đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra đượcngười viết cả kiến thức văn học và kiến thức xã hội.Đây là kiểu bài nghị luận xã hội, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ khởi đầu,được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội khái quát trong tácphẩm. Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận vềmột vấn đề xã hội, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm5văn học. Đó là vấn đề xã hội mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, phù hợp vớitâm lí học sinh trung học.Vấn đề xã hội có khi được nêu sẵn trong đề bài, có khi người viết cần đọc –hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề. Vấn đề xã hộiđược lấy từ hai nguồn:Tác phẩm văn học đã học trong chương trình. Ví dụ:Từ hình ảnh đồng tiền trong "Truyện Kiều" [Nguyễn Du], suy nghĩ về đồngtiền trong cuộc sống hiện đại.Hoặc từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản ngắn gọn mà học sinh chưa đượchọc, đề yêu cầu bàn về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó. Ví dụ:Quả bóng đenMột cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một ngườiđàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắcxanh, đỏ, tím vàng và có cả qủa bóng màu đen nữa.Cậu bé khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:- Chú ơi những quả bóng màu đen có bay cao như những quả bóng kháckhông ạ?Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹtrên đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏvà trả lời cậu bé:- ...Theo anh /chị, người đàn ông đã nói gì với cậu bé? Hãy trình bày những suynghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện trên bằng bài văn nghị luận khoảng 600 từ.II. Những lỗi thường gặp khi làm bài nghị luận xã hội:Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy khi làm bài nghị luận xã hội, học sinhhay mắc phải những lỗi sau đây:Xác định sai vấn đề nghị luận/ dạng đề nghị luận;Thao tác làm bài thiếu hoặc không rõ các bước;Không cân đối độ dài các phần;Lí lẽ sơ sài không thuyết phục;6Viết câu rườm rà, quá nhiều yếu tố biểu cảm làm mất sự hàm súc, rõ ràng cầncó của bài nghị luận xã hội.Dẫn chứng quá ít, chung chung hoặc sa vào kể lể, thiếu dẫn chứng thực tế,hoặc chỉ đưa ra dẫn chứng chứ không phân tích dẫn chứng.Liên hệ quá máy móc, khuôn mẫu, chưa đưa được hướng hành động cụ thểcủa bản thân.Đối với dạng đề nghị luận vấn đề xã hội đặt ra từ một tác phẩm văn học, họcsinh thường:Nhầm lẫn đề nghị luận vấn đề xã hội đặt ra từ một tác phẩm văn học với đềnghị luận văn học.Sa vào cắt nghĩa cái hay, vẻ đẹp của yếu tố ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuậttrong văn bản, phần nghị luận vấn đề xã hội làm rất sơ sài, dẫn đến sai lệch trọngtâm bài viết.Suy diễn, áp đặt chủ quan, hiểu không chính xác nội dung tư tưởng cũng nhưvấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.III. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học1. Kĩ năng phân tích đề, tìm ýTrong các bài nghị luận xã hội, học sinh phải phát biểu những suy nghĩnghiêm túc, chín chắn, sâu sắc của mình về một hiện tượng tốt, xấu trong đời sốngxã hội, về những vấn đề của cuộc sống từ chân lí vĩnh hẵng đến thời sự nóng hổi.Muốn vậy, học sinh phải nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu, nghĩa là việcxác định vấn đề phải đúng và trúng. Có thể nói kĩ năng cần thiết đầu tiên trong viếtvăn nghị luận là kĩ năng nhận diện, phân tích đề.1.1. Kĩ năng nhận diện và phân tích đềHọc sinh cần đọc kĩ đề, nhận diện kiểu đề: Nghị luận văn học hay nghị luậnxã hội? Dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí? Một hiện tượng đời sốnghay nghị luận về vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học? Nếu là đề nghị luận vềvấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học thì vấn đề đó là tư tưởng, đạo lí hay hiệntượng đời sống? vấn đề xã hội cho sẵn trong đề [đề nổi] hay người viết phải tự tìmra [đề chìm]. Có nhận diện đúng kiểu đề học sinh mới xây dựng cấu trúc bài, hệthống ý phù hợp thuận lợi [vì mỗi dạng đề có mô hình riêng]7Phân tích đề là xác định: yêu cầu nội dung - vấn đề nghị luận; yêu cầu thaotác lập luận; Yêu cầu phạm vi tư liệu dẫn chứng. Trong đó, nhận thức và phát hiệnđúng vấn đề là khâu quan trọng, làm được điều này học sinh tránh bị lạc đề, xa đề.Với kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội từ tác phẩm văn học lại càng khó, vì người viếtphải tự xác định vấn đề xã hội trong tác phẩm theo cảm nhận và năng lực chủ quancủa mình.Muốn vậy, thày cô cần cho học sinh tiếp xúc các dạng đề đưới nhiều hìnhthức bài tập để các em rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tư duy, nhậnthức tìm cách giải quyết vấn đề.1.2. Kĩ năng tìm ýÝ, là những những nội dung chính tạo nên nội dung cơ bản của một bài viết.Lập ý là một quá trình suy nghĩ [có ý thức] nhằm định ra các nội dung cơ bản củabài viết trước khi diễn đạt thành văn.Lập ý là một kỹ năng quan trọng cần hình thành và rèn luyện. Có thể khẳngđịnh nếu một học sinh có kỹ năng lập dàn ý tốt thì bài làm của học sinh đó sẽ đạtkết quả cao, ngược lại nếu một học sinh có kỹ năng diễn đạt tốt nhưng kỹ năng lậpdàn ý không tốt thì có đến 90,8% bài làm của học sinh đó không đạt yêu cầu. Việclập ý giúp cho học sinh bao quát được những nội dung chủ yếu, những ý cơ bản cầntriển khai cũng như xác định được phạm vi nghị luận và mức độ triển khai các ý cơbản [ý chính] trong bài văn... nhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặpý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai không cân đối; phân phối thời gian làm bàihợp lý. Song học sinh thường ít chú ý rèn luyện kĩ năng và thói quen lập ý trước khiviết bài. Các bước lập ý bao gồm:- Xác định luận đề: bằng cách xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt [lànhan đề, những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ,những cụm từ ngữ đóng vai trò là câu chủ đề...] trong đề bài hoặc văn bản.Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được.Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bàivà khái quát thành luận đề.8Ví dụ 1 [đề cho sẵn vấn đề xã hội cần nghị luận]:Từ hình ảnh đồng tiền trong "Truyện Kiều" [Nguyễn Du], suy nghĩ về đồngtiền trong cuộc sống hiện đại.Vấn đề nghị luận là: vai trò, bản chất của đồng tiền, quan niệm, thái độ ứngxử cuả con người với đồng tiền.Ví dụ 2 [ đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội]Quả bóng đenMột cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một ngườiđàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắcxanh, đỏ, tím vàng và có cả qủa bóng màu đen nữa.Cậu bé khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:- Chú ơi những quả bóng màu đen có bay cao như những quả bóng kháckhông ạ?Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹtrên đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏvà trả lời cậu bé:- ...Cần phát hiện các từ ngữ, chi tiết then chốt, đọc hiểu ý nghĩa các từ ngữ, hìnhảnh đó để rút ra ý nghĩa văn bản - vấn đề xã hội cần nghị luận. Dạng đề này yêucầu người viết phải có kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt, khả năng tư duy suy luận độclập, vì vậy dạng đề này thường dành cho học sinh giỏi, trong thi chọn học sinh giỏicác cấp. Ở văn bản trên, cần chú ý các chi tiết:Quả bóng đen màu sắc không hấp dẫn bằng quả bóng khác. Đây là hình ảnh ẩndụ cho người da đen, vốn bị coi là hèn kém, bị phân biệt đối xử [khi vẫn còn nạnphân biệt chủng tộc]. Bay lên trời cao tượng trưng cho thành công, hạnh phúc. Tuynhiên, sự khác biệt bề ngoài không ngăn cản quả bóng đen bay lên trời cao nhưnhững quả bóng khác. Vậy, ý nghĩa văn bản - vấn đề xã hội cần nghị luận là: Hoàncảnh xuất thân, giống nòi hay ngoại hình không làm nên giá trị con người, khôngphải là yếu tố dẫn đến thành công, hạnh phúc.- Lập ý bằng cách đặt câu hỏi :9Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là một tư tưởng, đạo lí, quan niệmnhân sinh, câu hỏi có thể là: Là gì? Như thế nào? Vì sao lại thế? Biểu hiện? Ýnghĩa?Ví dụ: đề văn Từ hình ảnh đồng tiền trong "Truyện Kiều" [Nguyễn Du], suynghĩ về đồng tiền trong cuộc sống hiện đại.Câu hỏi sẽ là: Tiền là gì? Vai trò vị trí, bản chất đồng tiền trong Truyện Kiềucuả Nguyễn Du? Trong đời sống hiện đại? Thái độ ứng xử của con người với đồngtiền trong thực tế cuộc sống? Bài học nhận thức, cách ứng xử đúng với đồng tiền?Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một hiện tượng đời sống,câu hỏi thường là: Hiện tượng đó là tích cực, tiêu cực? Mô tả hiện tượng? Ảnhhưởng? Đánh giá? Bài học rút ra?Ví dụ: Đọc truyện Tấm Cám, anh/ chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữangười tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội xưa và nay.Có thể đặt câu hỏi: cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cáiác diễn ra như thế nào trong truyện? trong thực tế đời sống? tính chất quyết liệt? kếtquả? nguyên nhân? Thái độ con người với cái ác, cái xấu?- Lập ý bằng cách xây dựng bản đồ tư duy theo bốn bướcBước 1, xác định từ khóa, hình ảnh thể hiện ý tưởng trung tâm của bản đồ.Bước 2, từ ý tưởng trung tâm, triển khai ý tưởng này triển khai ý tưởng này thànhcác nhánh. Mỗi nhánh thể hiện một khía cạnh, vấn đề cụ thể hóa cho trung tâmđiểm. Bước 3, tổ chức lại bản đồ tư duy bằng cách lược bỏ bớt những yếu tố khôngcần thiết, đánh dấu thứ tự các nhánh theo logic nhất định. Bước 4, Hoàn thiện bảnđồ tư duy.1.3. Lập dàn ý:Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, lô gic, chặt chẽ, theo bố cụccảu một văn bản: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết luận về vấn đề [ mở bài - thânbài - kết bài]. Mô hình bài nghị luận vấn đề xã hội từ một tác tác phẩm văn họcthường như sau:10a. Mở bài- Dẫn dắt vấn đề- Giới thiệu tác phẩm có chứa vấn đề xã hội cần nghị luậnb. Thân bài* Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:Phân tích ngắn gọn văn bản văn học, khái quát chủ đề tác phẩm từ đó rút ravấn đề xã hội cần nghị luận.* Nghị luận về vấn đề xã hội dặt ra trong tác phẩm văn học [tùy thuộc vàvấn đề nghị luận]- Với vấn đề là một tư tưởng, đạo lí, quan niệm nhân sinh ... cần vận dụng môhình:+ Giải thích khái niệm+ Phân tích, lí giải+ Bình luận đánh giá.- Với vấn đề là một hiện tượng đời sống, cần vận dụng mô hình+ Giới thiệu thực trạng+ Phân tích và bình luận nguyên nhân+ Kết quả [hậu quả]+ Đề xuất ý kiến [giải pháp]* Rút ra bài học cho bản thân- Về nhận thức: hiểu và nhận thức đúng về vấn đề xã hội đó.- Về hành động: Hành động, thái độ ứng xử của bản thân với vấn đề xã hội:cần làm gì? lầm như thế nào?c. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm..2. Kĩ năng xây dựng luận điểm cho bài vănNhận thức đề là cơ sở cho việc tìm ý và xây dựng hệ thống ý lớn cho bài văn.Tư tưởng, suy nghĩ của người viết được thể hiện thông qua các luận điểm. Luậnđiểm là sợi chỉ đỏ là xương sống của bài nghị luận. Hệ thống luận điểm có rõ ràng,11chính xác, bài văn mới có phương hướng, có nội dung đủ và sâu sắc. Luận điểmphải phản ánh đúng bản chất vấn đề, phù hợp với đối tượng bàn luận; luận điểmphải sáng rõ, nổi bật, nhờ luận điểm mà người đọc nhận thức vấn đề sâu sắc; luậnđiểm cần đưa ra những ý mới, ý hay, đem đến cho người đọc nhận thức mới.Muốn vậy, trong quá trình làm bài, học sinh phải luôn có ý thức bám sát yêucầu đề. Các luận điểm được triển khai theo hướng tập trung và làm sáng rõ luận đề.Luôn tự đặt ra câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Vì sao? Cần làm gì? Nhận thức và hànhđộng như thế nào? Cần lật đi lật lại vấn đề, bên cạnh chính đề cần tìm ý phản đề hayđặt ra những giả định. Điều đó khiến vấn đề được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều gócđộ, giúp luận điểm thêm sâu sắc và thuyết phục.3. Kĩ năng diễn đạtTheo từ điển, diễn đạt là làm rõ ý nghĩ, tình cảm bằng hình thức nào đó. Diễnđạt trong văn nghị luận có thể hiểu là trình bày ý nghĩ, tình cảm bằng lời văn trongsáng, mạch lạc, giàu hình ảnh, lô - gic, chặt chẽ, có giọng điệu phù hợp...Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận bao gồm: rèn kĩ năng vận dụng phốihợp linh hoạt các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làmcho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau; Kĩ năng sử dụng từ ngữchính xác, đúng phong cách, giàu hình tượng, biểu cảm. Kĩ năng sử dụng kết hợpcác kiểu câu, các biện pháp tu từ cú pháp để lời văn hấp dẫn, chặt chẽ, phong phúvề sắc thái biểu cảm; Tạo giọng điệu phù hợp với nội dung nghị luận; Kĩ năng trìnhbày văn bản khoa học, mạch lạc.Rèn luyện kĩ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, phảiqua rèn luyện, trau dồi mới dần hoàn thiện. Từ cách lập luận, trình bày các ý chính,đến ý nhỏ; sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đến cách sử dụng dẫn chứng sao chohiệu quả và "nghệ thuật"; cách diễn đạt sao cho vừa khoa học, logic mà vẫn phảiđượm "chất văn".Cách tốt nhất, học sinh cần luyện viết những đoạn văn ngắn, rồi phát triểndần dần đến khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Nên viết đoạn văn có câu chủ đề.Đoạn văn cần được thể hiện bằng cách nêu rõ ý chính cần viết là gì, triển khai choluận điểm nào, được phân tích, làm sáng rõ bằng lí lẽ, dẫn chứng nào?12Bên cạnh đó cần luyện cánh trình bày cho khoa học: viết đúng chính tả,chuyển ý phải xuống dòng và triển khai thành đoạn khác một cách rõ ràng để ngườiđọc dễ theo dõi, thể thức trình văn bản.4. Kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứngLà việc huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sửdụng hiệu quả. Bao gồm những việc sau:4.1. Ghi chép, tích lũy kiến thức xã hội:Các lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng, nênkiến thức phục vụ cho bài làm của học sinh là rất phong phú. Vì vậy học sinh phảicó ý thức quan sát, tìm hiểu, ghi chép, để vận dụng vào bài viết. Kiến thức có thểđược huy động từ các nguồn:Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh vực củacuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt…" Hạt giống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",…Điều quan trọng cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc,hệ thống hóa kiến thức.Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bảnthân người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạtđộng, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suynghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở đó, biết lựachọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây sẽ là ví dụ minh họa sống đúng, cósức thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.Cần tạo thói quen quan tâm, theo dõi những vấn đề nóng, gây nhiều tranhluận, những sự kiện lớn, trào lưu trong đời sống xã hội, chuyện về những người nổitiếng, tấm gương tốt ... diễn ra hàng ngày.Ghi chép và phân loại dẫn chứng theo chủ đề, nên ghi chép dẫn chứng theohai ý: khái quát ngắn gọn nội dung dẫn chứng, và ý nghĩa, bài học rút ra từ dẫnchứng.Ví dụ: Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đãsay mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad nhưng với13niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công tyMicrosoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh vàhiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Thành công nhờ sự tựhọc và niềm đam mê công việc.Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Pa ris. Đến lúcchỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viêndạo các cửa hàng tranh và hỏi " Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầymột tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổitiếng từ đó. Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơhội cả...4.2 Kĩ năng trích dẫn dẫn chứngYêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêucàu của đề về tư tiệu; dẫn chứng phải tiêu biểu, xác đáng, có tính mới. Khi lấy dẫnchứng cần chú ý đến tính hệ thống, sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, khônggian từ xa đến gần ...Trong bài nghị luận xã hội, cần hạn chế dùng dẫn chứng văn học [nhiều nhấtmột dẫn chứng văn học], nên ưu tiên dùng dẫn chứng thực tế. Nêu dẫn chứng cầnngắn gọn, chính xác tránh kể lể, tối kị kể thành câu chuyện dài dòng. Dẫn chứngphong phú, mõi dẫn chứng phải giúp làm sáng luận điểm. Cần phân tích dẫn chứngđể làm rõ lí lẽ cần chứng minh. Nên sử dụng nhiều loại dẫn chứng: dẫn chứng lấy từthực tế đời sống, dẫn chứng là một câu chuyện ngụ ngôn, có ẩn ý [khái quát ngắngọn], dẫn chứng là một danh ngôn, tục ngữ ...III. Một số đề luyện tập , rèn kĩ năng làm bài nghị luận vấn đề xã hội từmột tác phẩm văn học1. Đề số 1: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.1.1 Phân tích đề- Kiểu đề: + Nghị luận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học đã học.+ Vấn đề nghị luận là một hiện tượng đời sống14- Yêu cầu+ Nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyềnngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình.+ Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận+ Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội1.2. Tìm ý, lập dàn ý* Mở bài- Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.- Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu* Thân bài** Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội- Sau khi chụp được bức ảnh “đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” phóng viênPhùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độcác. Từ hành động vũ phu đó của người đàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đãcho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượng bạo hành gia đình.- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếcthuyền ngoài xa:+ Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai conmắt như đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp, lăng nhục đaukhổ+ Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không vanxin, luôn sống trong cảnh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” từ ngườichồng thô bạo, vũ phu.+ Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố.Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng. Đó chính là hànhđộng bạo lực.** Thực hiện các thao tác nghị luận– Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành15động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinhthần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình.- Thực trạng+ Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiếtcủa một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạngnày diễn ra thường xuyên.++ Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nôngthôn, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miềnnúi [dẫn chứng cụ thể: số liệu thống kê, vụ việc đau lòng...]++ Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu,con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau…+ Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quảđáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau… gây ra biếtbao tệ nạn xã hội.- Nguyên nhân:+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươnchải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn.+ Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xôbồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xãhội.- Giải pháp:+ Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quanđoàn thể, các tổ chức trong xã hội…Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cựcnhư tuyền truyên vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc giađình.+ Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.+ Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân.16* * Rút ra bài học cho bản thân- Nhận thức: Một gia đình hạnh phúc, một xã hội nhân văn khi giá trị conngười được đặt lên hàng cao nhất.Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thảo mãnlòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên vai mình. [Đời thừa - namCao]- Hành động: Lên án đấu tranh chống bạo hành trong gia đình; Tu dưỡng, rènluyện bản thân để biết chung sống, yêu thương, trân trọng con người ....* Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm2. Đề số 2Khả năng sáng tạoKhi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muônloài và nói: “ Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưngta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năngsáng tạo ”.Đại bàng nói: “ Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.Thượng đế đáp: “ Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó vàtìm thấy nó thôi !”.Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.Ngài lắc đầu: “ Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.Trâu nói: “ Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.Thượng đế vẫn chưa bằng lòng: “ Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họcũng nhanh chóng tìm ra nó!”.Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “ Hãy đem khả năng sáng tạogiấu vào bên trong mỗi con người.”Và thượng đế đồng ý.Thụy Khanh – [ từ intenet]Suy nghĩ của anh [chị] khi đọc mẩu chuyện trên.2.1.Phân tích đề- Kiểu đề: + Nghị luận vấn đề xã hội từ một văn bản văn học chưa học.17+ Vấn đề nghị luận là một tư tưởng đạo lí, chưa được nêu trong đề- Yêu cầu+ Nội dung: Khả năng sáng tạo của con người.+ Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận+ Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội2.2. Tìm ý, lập dàn ý* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu văn bản và vấn đề cần nghị luận* Thân bài:** Khái quát nội dung và ý nghĩa câu chuyện- Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng đế và muôn loài. Người muốntặng cho loài người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biếtđặt nó vào chỗ nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng đế quyết định giấu khả năng sángtạo vào bên trong mỗi con người.- Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng lại đặt ra vấn đề rất lớn đối với conngười: ẩn trong mỗi chúng ta đều có khả năng sáng tạo. Đó là một món quà vô giá,phải biết trân trọng và khơi dậy nó.** Nghị luận về khả năng sáng tạo của con người- Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng,phát kiến mới.- Phân tích, chứng minh: khả năng sáng tạo trong con người trong suốtchiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. [lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích]- Bàn luận+ Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển củacon người. Nó có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậyđể phục vụ cho cuộc sống của mình.+ Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đềcho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian chosự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo…+ Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyệndễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phánnhững người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…18* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vấn đề, liên hệ bản thân.3. Đề số 3Cho văn bản“ Mỗi sáng, ở châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng nóphảỉ chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết.Mỗi sáng, ở châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng nó phảỉ chạynhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói.Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trờimọc, bạn nên bắt đầu chạy.”[Theo Frederman – Thế giới phẳng]Đặt nhan đề và trình bày suy nghĩ của anh/ chị về văn bản trên.3.1.Phân tích đề- Kiểu đề: + Nghị luận vấn đề xã hội từ một văn bản văn học chưa học.+ Vấn đề nghị luận là một tư tưởng đạo lí, chưa được nêu trên đề bài- Yêu cầu+ Nội dung: Khả năng sáng tạo của con người.+ Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận+ Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội3.2. Tìm ý, lập dàn ý* Mở bài: Dẫn dắt, nêu văn bản được vấn đề cần nghị luận.* Thân bài:** Khái quát nội dung và ý nghĩa câu chuyện- Có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là Chạy.- Con linh dương – con mồi, sư tử - săn mồi phải chạy vì bản năng sinh tồncủa loài, nếu không chạy chúng sẽ bị ăn thịt hoặc bị chết đói.- Con người cũng phải “chạy” - tích cực vận động: học tập mở mang tri thức,phát triển năng lực, rèn luyện nâng cao bản thân, để theo kịp thời đại.- Vấn đề nghị luận: Con người phải luôn nỗ lực vận động, phấn đấu vươn lênđể bắt kịp và thích ứng với cuộc sống. Đó là vấn đề sống còn trong thời đại ngàynay.19** Nghị luận về sự nỗ lực vận động, phấn đấu vươn lên để bắt kịp và thích ứngvới cuộc sống- Giải thích: Chạỵ là hoạt động dời chỗ với tốc độ cao, đòi hỏi sự cố gắngnỗ lực hết sức. Người ta thường chạy khi có sự hối thúc gấp gáp nào đó: thời gian,hoàn cảnh; sức khỏe, sự sống còn …- Bình luận:+ Văn bản trên nêu lên một vấn đề sống còn với con người hiện đại nếumuốn tồn tại và phát triển. Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống thay đổi từnggiờ, con người không thể đứng yên mà phải chạy – mở mang tri thức, học tậpthường xuyên để không ngừng nâng cao, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao, theo kịp thời đại. Nếu không con người sẽ bị tụt hậu, bị đào thải khỏi xãhội.+ Việc chạy diễn ra thường xuyên "mỗi ngày"; với tất cả mọi người: mạnh yếu, giàu – nghèo; sang – hèn… tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, lí tưởng sống, mỗingười có điểm đến khác nhau " không phải bạn là linh dương hay sư tử"; hơn nữaphải chạy một cách nỗ lực, quyết tâm cao ngay từ đầu " khi mặt trời mọc".+ Để sống, linh dương, sư tử phải chạy; sư tử phải ăn thịt linh dương - bảnnăng sinh tồn của loài. Con người chạy, trước hết để sống, tồn tại nhưng không thểvì hạnh phúc, quyền lợi bản thân mà giẫm đạp lên sự sống, hạnh phúc của ngườikhác. Con người chạy còn để theo đuổi mục tiêu cao đẹp: phát triển năng lực, hoànthiện bản thân; thực hiện mơ ước, hoài bão cao cả, xây dựng cuộc sống tươi đẹp,thúc đẩy sự phát triển của xã hội …+ Dù chạy để theo kịp thời đại, song đôi khi con người cũng phải biết “dừnglại”, để lắng nghe bản thân; cảm nhận và hưởng thụ hạnh phúc mình đang có. Chạychính là để sống tốt hơn.- Bài học liên hệ+ Định hướng mục đích sống cao đẹp, đích đến rõ ràng, đúng mong muốn,phù hợp với năng lực bản thân; chuẩn mực đạo đức; lí tưởng chung của cộng đồng.+ Chuẩn bị hành trang: tri thức, sức khỏe, bản lĩnh, quyết tâm để sẵn sàngchạy đua trong thế giới phẳng. Biết chạy và cùng chạy với mọi người.* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng vấn đề.20Phần ba: KẾT LUẬNVăn nghị luận nói chung, nghị luận xã hội nói riêng là loại văn bản tiêu biểu,thể hiện rõ nét nhất năng lực học văn của học sinh trong nhà trường học sinh. Bàivăn nghị luận là kết quả cụ thể, thuyết phục nhất của quá trình dạy - học văn, thểhiện tư tưởng, nhận thức, năng lực tư duy; năng lực đọc hiểu, năng lực diễn đạt củangười học. Vì vậy, bên cạnh trau dồi kiến thức văn học, Tiếng Việt, việc dạy - rènkĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh là điều vô cùng quan trọng, cũng là việckhó nhất, đòi hỏi nhiều tâm huyết nhất của người dạy văn.Nói riêng về kiểu bài nghị luận vấn đề xã hội từ tác một tác phẩm văn học một dạng bài khó, đòi hỏi những kĩ năng tổng hợp tổng hợp giữa làm văn và đọcvăn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống. Chúngtôi nhận thấy tâm lí chung của người dạy và người học là ngại khó, ngại khổ;chương trình học chính khóa không có tiết dạy riêng, lại thêm kiểu bài này thườngchỉ xuất hiện trong đề thi chọn học sinh giỏi các cấp nên rèn kĩ năng làm bài nghịluận vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học ít được đầu tư, quan tâm tương xứngvới vai trò, tầm quan trọng của nó.Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy văn, hướng đến mục đích rút ngắnkhoảng cách văn học với cuộc sống, biến kiến thức sách vở thành kĩ năng sống,hình thành và nâng cao năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực diễn đạt chohọc sinh, chúng ta càng cần chú ý trang bị kiến thức và kĩ năng làm kiểu bài này chomọi đối tượng học sinh, không nên coi đây là kiểu bài dành riêng cho học sinhchuyên Văn, học sinh giỏi; bó hẹp phạm vi dạy trong tiết ôn luyện đội tuyển.Kĩ năng làm bài nghị luận vấn đề xã hội từ tác một tác phẩm văn học khôngnằm ngoài kĩ năng làm văn nghị nói chung, nghị luận xã hội nói riêng. Ngoài ra dođặc điểm của kiểu bài, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn, nâng cao năng lực đọchiểu văn bản, cảm thụ văn học, khả năng tư duy sáng tạo cuả người viết. Kĩ năngdiễn đạt cho học sinh. Luôn nhớ lựa chọn phương pháp, đặt yêu cầu phải phù hợpvới đối tượng học sinh, có kế hoạch dài hơi trong việc rèn kĩ năng viết văn cho họcsinh.21Xuất phát từ kinh nghiệm tích lũy trong quá trình giảng dạy, chúng tôi mạnhdạn đưa ra một số phương pháp hướng dẫn kĩ năng viết bài nghị luận vấn đề xã hộitừ tác một tác phẩm văn học cho học sinh. Do hạn chế thời gian, chuyên đề khôngtránh khỏi có chỗ sai sót, chưa thấu đáo. Kính mong nhận được sự đóng góp của cácđồng nghiệp.22

Video liên quan

Chủ Đề