Nghiên cứu mới nhất về tiểu đường

  • Không có sản xuất Insulin vì phá hủy tế bào beta tự miễn

Trong bệnh đái tháo đường týp 1 [trước đây được gọi là khởi phát ở tuổi vị thành niên hoặc insulin phụ thuộc], sản xuất insulin không có do sự phá hủy tế bào beta tuyến tụy tự miễn có thể được kích hoạt do tiếp xúc với môi trường ở những người nhạy cảm về mặt di truyền. Phá hủy tiến triển dưới lâm sàng trong nhiều tháng, nhiều năm tới khi khối lượng tế bào beta giảm tới điểm mà nồng độ insulin không đủ để kiểm soát nồng độ glucose huyết tương. Đái tháo đường típ 1 thường phát triển ở trẻ em và thiếu niên và gần đây dạng phổ biến được chẩn đoán trước 30 tuổi; tuy nhiên cũng có thể phát triển ở người lớn [đái tháo đường tự miễn khởi phát muộn ở người lớn, bệnh thường xuất hiện như đái tháo đường típ 2]. Một số trường hợp đái tháo đường típ 1, đặc biệt trong quần thể người không da trắng, không xuất hiện yếu tố tự miên trong tự nhiên và thường được cho là vô căn. Típ 1 chiếm khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và những gen ngoài MHC, điều hòa sản xuất và chế biến và vận chuyển insulin, nguy cơ đái tháo đường với gen MHC. Gen nhạy cảm thường phổ biến hơn ở 1 vài quần thể hơn quần thể khác và giải thích cho tỉ lệ đái tháo đường típ 1 cao hơn ở 1 số chủng tộc [Scandinavi, Sardinia].

Tự kháng thể gồm glutamic acid decarboxylase, insulin, proinsulin, protein liên quan u tiết insulin, Vận chuyển kẽm ZnT8, và protein khác trong tế bào beta. Người ta cho rằng các protein này đã bộc lộ hoặc phóng thích trong quá trình tái tạo tế bào beta hoặc tổn thương tế bào beta [vd, nhiễm trùng], kích hoạt đáp ứng miễn dịch trung gian qua tế bào T dẫn tới phá hủy tế bào beta. Tế bào alpha tiết glucagon duy trì không bị tổn thương. Kháng thể của tự kháng nguyên có thể phát hiện trong huyết thanh, dường như là phản ứng [không phải nguyên nhân] cho sự phá hủy tế bào beta.

Nhiều virus [gồm coxsackievirus, rubella virus, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus,và retroviruses] có mối liên kết với khởi phát đái tháo đường típ 1. Các virus có thể trực tiếp nhiễm trùng và phá hủy tế bào beta hoặc có thể gây phá hủy tế bào beta gián tiếp qua tiếp xúc tự kháng nguyên, kích thích phả ứng tự động của lympho bào, giống hệt phân tử tự kháng nguyên, dẫn đến kích thích đáp ứng miễn dịch, [phân tử giống hệt] hoặc cơ chế khác.

Chế độ ăn có thể là 1 yếu tố. Phơi nhiễm của trẻ sơ sinh với sản phẩm hàng ngày [cụ thể sữa bò và sữa protein beta casein], nitrate cao trong nước uống, và vitamin D thấp có liên quan tới đái tháo đường típ 1. Tiếp xúc sớm [ 7 tháng] với gluten và ngũ cốc tăng sản xuất tự kháng thể đảo tụy. Cơ chế cho những liên quan này chưa rõ ràng.

Trong đái tháo đường típ 2 [trước gọi là khởi phát người lớn hoặc không phụ thuộcinsulin], insulin tiết không đủ vì bệnh nhân có tình trạng kháng với insulin. Gan khánginsulin dẫn tới không có khả năng ức chế gan sản xuất glucose, và kháng insulin ngoại vi làm giảm nhập glucose ở ngoại vi. Phối hợp này làm tăng đường máu lúc đói và sau ăn. Thường nồng độ insulin rất cao, đặc biệt giai đoạn sớm của bệnh. Giai đoạn muộn của đái tháo đường, sản xuất insulin có thể giảm,thêm nữa tăng đường máu trầm trọng hơn.

Bệnh thường khởi phát ở người lớn và trở nên phổ biến hơn cùng với sự già hóa; gần 1/3 người lớn > 65 tuổi có rối loạn dung nạp glucose. Ở người già, nồng độ glucose huyết tương cao sau khi ăn hơn ở người trẻ, đặc biệt sau bữa ăn có nhiều lượng carbonhydrate. Nồng độ glucose cũng có thể trở lại bình thường kéo dài hơn, một phần vì tăng tích lũy mỡ tạng và bụng và giảm khối lượng cơ.

Đái tháo đường típ 2 đang ngày càng phổ biến ở trẻ em vì béo phì ở trẻ em đang trở thành bệnh dịch. Hơn 90% người lớn có đái tháo đường là đái tháo đường típ 2. Có những yếu tố quyết định di truyền, đã được chứng minh bởi tỉ lệ đái tháo đường cao trong nhóm chủng tộc [đặc biệt Mĩ bản địa, Người Tây Ban Nha, và châu Á] và người thân của người mắc bệnh. Dù nhiêu gen đa hình đã được phát hiện qua nhiều năm trước, không có đơn gen nào chịu trách nhiệm cho hầu hết các dạng phổ biến của đái tháo đường típ 2 đã xác định.

Bệnh học phức tạp và chưa được hiểu biết hoàn toàn. Tăng đường máu phát triển khi tiết insulin không đáp ứng đủ so với kháng insulin. Dù kháng insulin là đặc điểm trong bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và những người có nguy cơ, bằng chứng cũng cho thấy rối loạn chức năng tế bào beta và suy giảm tiếtinsulin, gồm suy giảm tiết insulin pha sớm đáp ứng với truyền glucose tĩnh mạch, mất nhịp tiết insulin bình thường, tăng tiết proinsulin báo hiệu suy giảm chế biến insulin và tích lũy polypeptide amyloid đảo tụy [một protein thường tiết với insulin]. Bản thân tăng đường máu có thể suy giảm tiết insulin, vì nồng độ glucose máu cao làm giảm nhạy của tế bào beta, gây rối loạn chức năng tế bào beta [ngộ độc glucose], hoặc cả hai. Những thay đổi này mất nhiều năm phát triển với sự hiện diện của kháng insulin.

Béo phì và tăng cân có vai trò quan trọng của kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Chúng có yếu tố di truyền xác định nhưng cũng phản ánh chế độ ăn, luyện tập và lối sống. Không có khả năng ức chế ly giải tổ chức mỡ làm tăng axit béo tự do huyết thanh, làm giảm kích thích vận chuyển glucose của insulin và hoạt động tổng hợp glucogen ở cơ. Mô mỡ cũng có chức năng như một cơ quan nội tiết, giải phóng nhiều yếu tố [adipocytokines]có lợi [adiponectin] và bất lợi [yếu tố hoại tử u-alpha, IL-6, leptin, resistin] ảnh hưởng chuyển hóa glucose. Hạn chế phát triển trong tử cung và cân nặng sơ sinh thấp cũng liên quan tới kháng insulin sau này và có thể phản ảnh những bất lợi trước khi sinh đến môi trường trong chuyển hóa glucose.

Thể đái tháo đường khác chiếm tỉ lệ nhỏ gồm bất thường gen ảnh hưởng chức năng tế bào beta,hoạt động của insulin, và ADN ti thể [vd, đái tháo đường khởi phát người trẻ tuổi] ; bệnh tụy [vd, xơ nang, viêm tụy, nhiễm sắt, phẫu thuật cắt tụy]; bệnh nội tiết [vd, Hội chứng cushing, to đầu chi]; ngộ độc [vd, rodenticide pyriminyl [Vacor]]; và thuốc liên quan tới đái tháo đường, hầu hết là glucocorticoid, chẹn beta, ức chế protease, và liệu pháp niacin. Mang thai gây kháng insulin ở tất cả phụ nữ nhưng chỉ một số phát triển đái tháo đường thai kì Đái tháo đường trong thai kỳ .

Tác giả: Marissa Grotzke and Robert E. Jones

Dịch: Bs Lê Đình Sáng

Đái tháo đường là một bệnh lý bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi những bất thường trong việc chế tiết hoặc tác dụng của Insulin [hoặc cả hai] dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Những điều kiện này có liên quan đến các rối loạn về chuyển hóa carbohydrate, mỡ và protein và có thể dẫn đến những biến chứng dài hạn về thần kinh, tim mạch, thận, và các cơ quan cảm giác. Các thể đái tháo đường được liệt kê trong Bảng 1-1.

Theo một nghiên cứu năm 2011 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, 25.8 triệu người – tương đương 8.3% dân số Mỹ, mắc bệnh đái tháo đường. Trong số đó, những người mắc bệnh ĐTĐ được chẩn đoán chỉ có 18.8 triệu người, số còn lại chưa được chẩn đoán. Trong số những người Mỹ có độ tuổi từ 20 tuổi trở lên, 25.6 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Vào năm 2010, 1.9 triệu người Mỹ trưởng thành được chẩn đoán mắc mới bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, khoảng 35% người Mỹ trưởng thành được phân loại là tiền Đái tháo đường.

Đối ngược với bệnh ĐTĐ type 2, trong đó rõ ràng là do nhiều gene, ĐTĐ do đột biến một gene là sự tăng đường huyết do đột biến một gene đơn lẻ. coque iphone x ĐTĐ do đột biến đơn gene tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1-2% trong tất cả các trường hợp ĐTĐ ở Châu Âu. Nó được phân thành các thể theo một cách tương đối, bao gồm ĐTĐ ở trẻ sơ sinh [ĐTĐ xuất hiện trong 6 tháng đầu sau sinh] và ĐTĐ khởi phát muộn ở người trẻ [Viết tắt là MODY, thường xuất hiện trước tuổi 25]. Các đột biến có liên quan đến kênh KATP nhạy cảm với adenosine triphosphate của tế bào Beta đảo tụy chiếm phần lớn các trường hợp ĐTĐ ở trẻ sơ sinh, và bệnh lý ở những bệnh nhân mắc phải những đột biến này đáp ứng với sulfonylureas trong đó chặn vĩnh viễn sự mở các kênh KATP đột biến nên cho phép sự tiết Insulin. MODY có liên hệ với những đột biến liên quan đến glucokinase hay các gene mã hóa các yếu tố phiên mã đóng vai trò quan trọng trong việc báo hiệu Insulin.

Sàng lọc bệnh ĐTĐ type 1 cho đến này vẫn là việc không khả thi. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, không có phương tiện nào có hiệu quả trong việc dự phòng ở những bệnh nhân có kiểm tra dương tính với các kháng thể liên quan đến bệnh ĐTĐ type 1 mà không có sự bất thường trong dung nạp Glucose, và chưa có sự đồng thuận về những gì cần thực hiện đối với các bệnh nhân có kết quả dương tính.

Nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2 tăng cùng với tuổi tác, tình trạng béo phì, và lối sống tĩnh tại. Nguy cơ càng tăng nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, ở một số nhóm dân tộc, và ở phụ nữ có tiền sử bị ĐTĐ thai nghén. Những khuyến cáo hiện tại là sàng lọc cho quần thể thông thường mỗi 3 năm bắt đầu từ tuổi 45 trở lên. Việc sàng lọc ở tuổi dưới 45 hoặc sàng lọc thường xuyên hơn nên được thực hiện ở những người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể [BMI] lớn hơn hoặc bằng 25 kg/m2 và các yếu tố nguy cơ đi kèm [Bảng 1-2].

Có bốn phương pháp khác nhau được sử dụng để chẩn đoán bệnh Đái tháo đường: Xét nghiệm đường huyết lúc đói [FPG], xét nghiệm dung nạp Glucose 75 gram [OGTT], đo chỉ số HbA1C, và xét nghiệm đường huyết bất kỳ. Cả HbA1c và FPG đều dễ thực hiện hơn và đơn giản hơn, do đó thường được ưu tiên sử dụng. Ở một bệnh nhân với kết quả test dương tính, xét nghiệm nên được lặp lại vào một ngày khác để khẳng định chẩn đoán. Bảng 1-3 mô tả các tiêu chuẩn chẩn đoán.

BẢNG 1-1. CÁC THỂ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Type 1 [ĐTĐt1] Hậu quả của sự thiếu hụt tuyệt đối việc chế tiết Insulin do sự phá hủy tế bào Beta [Do căn nguyên miễn dịch [Thể 1A], chiếm 90%, hoặc vô căn [thể 1B]]. Bệnh nhân bắt buộc phải điều trị bằng Insulin và dễ mắc phải biến chứng toan ceton đái tháo đường. Type 2 [ĐTĐt2] Hậu quả của việc kết hợp giữa tình trạng đề kháng insulin và thiếu hụt Insulin, trong đó thường được đi trước bởi một thời kỳ bất thường trong chuyển hóa Carbohydrate [tiền đái tháo đường]. Các bệnh nhân thường trong tình trạng thừa cân, có thể không cần phải sử dụng Insulin ngay từ đầu, và ít gặp tình trạng toan ceton ĐTĐ. ĐTĐ thai nghén [GDM] Đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu trong thời kỳ đang mang thai và dựa trên các giao thức sàng lọc cụ thể. Loại khác ĐTĐ gây ra bởi các tình trạng khác [như viêm tụy mạn, sau cắt tuyến tụy, bệnh to đầu chi, hemochromatosis [bệnh thừa sắt], cường cortisol] hoặc do thuốc [glucocorticoids, an thần kinh không điển hình, thuốc kháng virus, và bệnh ĐTĐ do đột biến một gene, còn gọi là ĐTĐ khởi phát muộn ở người trẻ [MODY].
BẢNG 1-2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỔ SUNG CẦN SÀNG LỌC BỆNH ĐTĐ TYPE 2 Ở NGƯỜI LỚN
Ít hoạt động thể lực Có người thân mắc bệnh ĐTĐ [Quan hệ cấp 1: Bố/mẹ, anh/chị/em ruột] Chủng tộc có nguy cơ cao: Người Mỹ gốc Phi, Người Mỹ bản địa, Người Châu Mỹ La tinh, Châu Á. Tiền sử ĐTĐ thai nghén hoặc sinh con cân nặng > 4kg Tăng huyết áp: Huyết áp ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị thuốc THA. Rối loạn Lipid máu: HDL Cholesterol >35 mg/dL hoặc triglycerides > 250 mg/dL Hội chứng buồng trứng đa nang Tiền sử bất thường rối loạn chuyển hóa Glucose ở các lần kiểm tra trước đó: Glucose lúc đói > 100 mg/dL; HbA1C > 5.7%; Đường huyết 2h nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống ≥ 140 mg/dL. Bằng chứng lâm sàng có đề kháng Insulin: bệnh gai đen, béo phì rõ rệt.
BẢNG 1-3. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC BẤT THƯỜNG CHUYỂN HÓA GLUCOSE
THAM SỐ BÌNH THƯỜNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GHI CHÚ
Đường huyết lúc đói [mg/dL]

Chủ Đề