Ngô thường được bảo quản bằng phương pháp nào

2. Các vùng trồng ngô chính ở Việt Nam
1. Sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
3. Sinh học cây ngô
4. Đất trồng và thời vụ gieo trồng ngô
5. Kỹ thuật trồng ngô
6. Quản lý nước cho ngô
7. Quản lý dinh dưỡng cho ngô
8. Quản lý dịch hại ngô
9. Thu hoạch và bảo quản ngô
10. Các giống ngô ở Việt Nam
11. Kỹ thuật sản xuất hạt giống ngô
12. Các sản phẩm từ ngô phục vụ đời sống
13. Địa chỉ cần biết

Đang xem: Cách bảo quản ngô hạt

Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản để sử dụng làm lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, bảo quản đúng kỹ thuật sẽ góp phần giảm tỷ lệ hao hụt, thối hỏng ở mức thấp nhất. Đặc biệt, với đặc điểm khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm, nấm mốc, mối mọt, côn trùng động vật hại phát triển mạnh nên công tác bảo quản lại càng quan trọng. Ngô có thể được bảo quản ở dạng bắp, dạng hạt với nhiều cách khác nhau. Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản cũng cần được chuẩn bị chu đáo. Do những nơi này cũng là chỗ mà các loại côn trùng như sâu, mọt, các loại nấm mốc tiềm ẩn,trú ngụ , chúng có thể tồn tại trong các loại nông sản cũ, ẩn náu trong các vật dụng kho, trong các khe kẽ nền kho, tường nhà… chờ khi có điều kiện thuận lợi là phát triển sinh sôi gây hại, đặc biệt là khi có nông sản mới đưa vào bảo quản. Vì vậy, việc vệ sinh, quét dọn, tẩy trùng kho và đồ chứa là rất cần thiết giúp ta hạn chế được các tổn thất và kéo dài thời gian bảo quản của nông sản. Phải thu gom các loại sinh vật co nguy cơ gây hại như sâu mọt, nấm mốc đem đốt, phát hiện những chỗ hỏng của kho, dụng cụ chứa để sửa chữa kịp thời. Vị trí làm kho chứa, đồ đựng nông sản phải cao ráo thoáng mát, có mái che, không dột nát, dễ dàng kiểm tra, dễ lấy khi sử dụng. Tùy theo điều kiện, có thể lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp vừa kinh tế lại đạt hiệu quả sử dụng cao.
Ngô được bảo quản nguyên cả bắp là tốt nhất vì phôi hạt và lõi bắp vẫn chưa tách rời, độ thoáng khí giữa các bắp lớn nên không khí lưu thông dễ dàng, nhiệt độ và ẩm độ không tích tụ, hạn chế được ẩm mốc và tích tụ nhiệt trong đống bắp gây thối hỏng. Bảo quản cả bắp còn làm tăng phẩm chất bắp vì chất dinh dưỡng từ lõi chuyển vào hạt. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có hạn chế như vận chuyển cồng kềnh, tốn bao bì và phương tiện vận chuyển, chứa đựng, khi sử dụng lại mất công tách hạt.

Thường bảo quản với lượng lớn, sau khi đã thu hoạch xong cần phân loại, những bắp bị sâu bệnh giập nát cần đưa vào sử dụng ngay. Những bắp để bảo quản cần lựa chọn những bắp tốt, thu hoạch xong bóc hết lá, phơi thật khô để thoát hết nước trong lõi và tiêu diệt mầm bệnh sâu mọt rồi mới cho vào kho bảo quản. Xếp các bắp ngô thành từng cũi, cuống bắp quay ra anthienphat.comài. Kho bảo quản cả bắp phải được thiết kế thoáng, xung quanh có lót lưới sắt hoặc phên thưa, cách sàn mặt đất và tường 40 – 60cm. Nếu kho kín thì xung quanh tường có lót phên nứa cách mặt tường 20cm. Kho lớn thì cần đặt ống thông hơi để lưu thông không khí, không bị tích tụ nhiệt.
Thường áp dụng ở quy mô hộ gia đình với số lượng bắp ít. Sau khi thu hoạch ngô ở anthienphat.comài đồng về cũng phải phân loại, chọn bắp tốt để bảo quản.

Lộn trái một lớp bẹ ngô bên anthienphat.comài và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô trên xà nhà, giàn bếp để bảo quản sử dụng dần. Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô nỏ và khói bếp phủ 1 lớp muội đen, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại. Tuy nhiên, để ngô nh­ư vậy vẫn bị chim, chuột phá hoại. Cũng có thể hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp vào cũi ngô trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột. Nhà kho chòi này bảo đảm chống chim, chuột và phần lớn các loại sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các phương pháp khác không làm được.

Bảo quản ngô hạt rời kém an toàn hơn bảo quản cả bắp vì phôi không được bảo vệ nên dễ hút ẩm và dễ bị nấm mốc, sâu mọt xâm nhiễm. Theo kinh nghiệm của ngành lương thực thì bảo quản kín là tốt nhất. Ở trong kho cần làm những bức tường bằng trấu dày 20cm bao phủ lấy khối hạt. Trước khi đổ hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi rải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5cm, xong lót một lớp cót và đổ hạt lên trên. Sau khi đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, trải cót lên và lại tiếp tục đổ một lớp vôi, một lớp trấu dày lên trên, úp kín bề mặt khối hạt. Phương pháp này giữ được hàng năm, không bị sâu mọt, nấm mốc và sinh vật khác phá hại. Trong điều kiện gia đình, với số lượng ít có thể dùng cót quây thành vựa làm hai lớp, lớp nọ cách lớp kia 20cm, ở giữa trải trấu khô sạch, đáy vựa cũng lót lớp trấu dày 20cm rồi trải cót hoặc bao tải sạch, sau đó đổ đầy hạt bắp để bảo quản. Muốn đạt kết quả tốt khi bảo quản hạt bắp rời bằng phương pháp kín cần chú ý: – Trước khi nhập kho, hạt bắp phải được phơi thật khô. Loại bỏ tạp chất và những hạt sâu mọt. – Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, lót trấu khô và chọn loại trấu to bản và trong đống trấu thỉnh thoảng bỏ thêm những bọc thuốc Basudin 10H nhỏ [khoảng 50 – 100g/bọc]. – Khi hạt chớm phát sinh sâu hại hoặc nấm bệnh thì cần đem phơi nắng ngay hoặc phun thuốc khử trùng. anthienphat.comài ra còn có thể bảo quản hạt ngô bằng các bao tải, thuận tiện cho việc bảo quản, không tốn phương tiện chứa đựng. Bao tải được xếp theo khối hẹp, chạy dài, chiều rộng 3 –4 bao, chiều cao không quá 10 bao. Giữa các khối có chừa lối đi để kiểm tra dễ dàng. Bao tải đựng cần phơi khô, sạch sẽ.

Thường với số lượng ít. Phơi ngô thật khô [kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh], sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép. – Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỷ lệ 1-1,5kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô, phải sàng sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc. – Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt 1 lớp tro bếp khô dày 2-4cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Serum Vitamin C Timeless, Bảo Quản Vitamin C Cần Lưu Ý Những Gì

Hiện nay, ngô thường được bảo quản bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô để độ ẩm 14% rồi đóng bao hoặc để đống trong kho. Cách bảo quản này thường bị hao hụt lớn, thời gian bảo quản không được lâu. Một mặt, do hạt ngô có vỏ mỏng, phôi lớn nên trong quá trình bảo quản hạt hút ẩm mạnh và phôi dễ bị phân hủy. Mặt khác, do có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên hạt ngô dễ bị nhiễm các loại vi sinh vật gây hại, nhất là nấm tạo ra độc tố aflatoxin gây độc cho người và động vật khi sử dụng. Vì vậy, thời gian bảo quản đối với ngô hạt chỉ khoảng 2-3 tháng. Điều này làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất ngô ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện tự nhiên khá phù hợp với cây ngô. Tuy nhiên, có thể sử dụng biện pháp đơn giản sau đây để giảm tổn thất và kéo dài thời gian bảo quản ngô. Đó là biện pháp xử lý ngô bằng nước nóng trước khi bảo quản. Quá trình xử lý được tiến hành như sau: Ngô sau khi thu hoạch được phơi khô sơ bộ [độ ẩm 17-18%], sau đó được tách khỏi lõi, loại bỏ tạp chất và làm sạch hạt. Sau khi tẽ, có thể tận dụng thời gian nắng to để tiến hành xử lý nước nóng cho ngô, vì sau quá trình này ngô cần phải được phơi khô ngay mới đạt hiệu quả cao. Tùy theo điều kiện sân bãi [đối với việc làm khô ngô bằng phơi nắng], hoặc công suất máy sấy [đối với việc làm khô cưỡng bức], mà quyết định quy mô của quá trình xử lý. Thông thường, đối với một hộ gia đình nên sử dụng quy mô 100kg ngô/ngày là hợp lý. Để xử lý nước nóng cho ngô, người ta sử dụng một chiếc xoong to [loại xoong quân dụng 50-70 lít là phù hợp nhất] có miệng rộng, cho nước vào đun sôi. Ngô được đựng trong một chiếc rổ thưa, nhúng vào nồi nước đang sôi, xóc đều rồi nhấc ra ngay. Nước nóng có tác dụng tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật gây hại trên bề mặt hạt ngô, hạn chế sự phá hoại của các tác nhân này trong quá trình bảo quản. Thời gian để ngô tiếp xúc với nước nỏng khoảng 1-3 phút là thích hợp. Thời gian này quá ngắn thì khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật trên bề mặt của hạt ngô bị hạn chế, hiệu quả của biện pháp không cao. Ngược lại, nếu để ngô tiếp xúc với nước nóng quá lâu, phôi và một phần nội nhũ bị biến tính, khả năng bảo quản ngô cũng giảm. Sau khi xử lý nước nóng, ngô được phơi hoặc sấy khô ngay trong ngày đến độ ẩm 14% rồi đóng vào bao để bảo quản. Ngô được xử lý bằng nước nóng không yêu cầu việc đóng bao bảo quản phức tạp như các phương pháp bảo quản khác. Ngay khi chỉ sử dụng 1 loại bao xác rắn [bao phân đạm] cũng có thể bảo quản được ngô trong khoảng 5-7 tháng mà hao hụt không đáng kể. Áp dụng phương pháp bảo quản này một số hộ gia đình ở huyện Chợ Đồn [Bắc Kạn] nhiều năm qua đã bảo quản được từ 500 đến 1000kg ngô/hộ/năm để sử dụng cho nhu cầu trong gia đình cũng như tránh được sự ép giá mỗi khi thu hoạch rộ. Đặc biệt, các đầu mối thu gom ngô rất ưa chuộng loại ngô được bảo quản bằng biện pháp xử lý nước nóng vì chất lượng ngô được bảo đảm.
a/ Thu hoạch ngô Ngô phải được thu hoạch đúng thời điểm [đúng độ chín], thu hoạch về cần xử lý ngay, tránh để ủ ở sân, dễ bị ẩm mốc, thối hỏng.
– Phân loại: Tách bỏ bẹ, l oại riêng những bắp có hạt bị nảy mầm, hạt bị bệnh, bị nấm mốc, hoặc bị côn trùng phá hại từ anthienphat.comài đồng, và những bắp non, dị hình, bắp nhỏ bé để riêng. – Làm khô sơ bộ: Đưa độ ẩm bắp xuống 17 – 20% bằng cách phơi hoặc dùng máy sấy. – Tẽ hạt: Loại bỏ phụ phế phẩm không cần thiết [lõi ngô, mảnh bẹ,…].  – Làm khô: Phơi nắng hoặc sử dụng máy sấy để làm khụ hạt, độ ẩm hạt tốt nhất trước khi đưa vào bảo quản là ≤ 13%. – Làm nguội: Nhằm giảm nhiệt độ hạt trước khi đưa vào bảo quản.– Làm sạch, phân loại: Làm sạch và phân loại hạt, đảm bảo chất lượng hạt trước khi bảo quản, và để sử dụng các loại hạt cho các mục đích khác nhau. c/ Bảo quản ngô trong kho chứa Vệ sinh kho chứa, dụng cụ bảo quản, nơi bảo quản sạch sẽ bằng cách quét dọn, phun thuốc khử trùng, đốt bỏ những sâu mọt đã diệt được cùng rác rưởi. Hiện nay hạt ngô tại các hộ gia đình tốt nhất được bảo quản trong các xi lô, bao ni lon 2 lớp.

d/ Kiểm tra định kỳ Kiểm tra định kỳ hàng tháng, nếu phát hiện thấy có sâu, mọt thì cần xử lý kịp thời tránh lây nhiễm ra diện rộng, số lượng lớn. Sơ đồ qui trình công nghệ bảo quản ngô hạt ở qui mô hộ gia đình

Chất lượng hạt giống được đặc trưng bằng độ nảy mầm của hạt. Ở nước ta, theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia cho thấy nếu sau bảo quản độ nảy mầm của hạt ngô chỉ giảm 1% thì với diện tích ngô gieo trồng cả nước hiện nay phải bù thêm hàng ngàn tấn hạt giống. Do vậy yêu cầu bảo quản ngô giống phải đảm bảo cho hạt giống chắc, mẩy, sạch, khô, không bị mối mọt, mốc, nhiễm bệnh, không lẫn tạp, đảm bảo được độ nảy mầm ở mức cao nhất. Do vậy, trước hết chọn ngô làm giống phải chọn ruộng ngô khỏe, không có bệnh lây nhiễm, thu hoạch kịp thời. Thu hoạch xong chọn bắp khỏe để làm giống [loại bỏ bắp bị sâu bệnh, sây sát, bắp phát triển yếu và không bình thường]. Vệ sinh bắp, loại bỏ tạp chất, phơi khô để bảo quản. Trong quá trình bảo quản ngô giống phải thường xuyên kiểm tra khi phát hiện các hiện tượng hạt giống bị ẩm, mối mọt, mốc, mục, bị nảy mầm, bốc nóng phải lập tức thực hiện các biện pháp khắc phục ngay để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Khi vận chuyển ngô giống cũng phải tránh hạt giống bị trầy xước. Thời gian bảo quản ngô giống quá lâu cũng làm giảm sức nảy mầm của hạt.
– Ngay sau khi thu hoạch bắp cần bóc bỏ lá bẹ, cuống và phân loại ngay để tách bắp non, bắp sâu bệnh. – Làm khô sơ bộ bắp đến độ ẩm 17 – 18%; phân loại lần hai để loại nốt các bắp không hoàn chỉnh cũng như bắp bị khuyết tật do quá trình làm khô gây nên. – Tẽ hạt khỏi bắp rồi phân loại lần ba và làm sạch để thu được hạt ngô giống đồng đều, giảm tỷ lệ tạp chất. – Làm khô tiếp để ngô đạt độ ẩm an toàn cho bảo quản. – Xử lý hóa chất bảo quản để bảo quản ngô tốt và tỷ lệ nảy mầm cao. – Đóng gói ngô giống để bảo quản. Có thể bảo quản kín ngô giống trong bao PE dày hay bao PE lồng trong bao tơ dứa. Bảo quản kín đảm bảo độ thuần khiết của hạt giống khi dốc dỡ hay vận chuyển, ít xảy ra hiện tượng tự bốc nóng.

Để bảo đảm chất lượng hạt giống độ ẩm của khối hạt nên nhỏ hơn độ ẩm tới hạn khoảng 1%, nếu bảo quản hạt giống lâu dài độ ẩm của khối hạt nên nhỏ hơn độ ẩm tới hạn khoảng ít nhất là 2%. Trong thời gian bảo quản cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số: nhiệt độ, độ ẩm, mức nhiễm trùng và độ nảy mầm. Một tuần một lần kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm ngô và mức nhiễm trùng ở cả ba lớp hạt. Hai tháng một lần kiểm tra độ nảy mầm và cường độ nảy mầm của ngô. Chú ý : Ngô đã xử lý chất bảo quản chỉ dùng làm ngô giống, không dùng cho người và gia súc ăn.

Xem thêm: Tư Vấn Cách Bảo Quản Mask Giấy, Cách Bảo Quản Mặt Nạ Giấy Chính Xác Nhất!

TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

1

TS. Nguyễn Văn Vấn

Ban Thông tin, Viện KHNNVN

2

PGS.TS. Nguyễn Văn Viết

Ban Khoa học & HTQT, Viện KHNNVN

3

TS. Hồ Quang Đức

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

4

TS. Nguyễn Công Vinh

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

5

ThS. Lê Văn Hải

Viện Nghiên cứu Ngô

6

ThS. Nguyễn Hoàng Long

Ban Thông tin, Viện KHNNVN

7

ThS. Phạm Thị Xuân

Ban Thông tin, Viện KHNNVN

8

CN. Lê Thị Liên

Ban Thông tin, Viện KHNNVN

9

CN. Phạm Hồng Hạnh

Viện Bảo vệ thực vật

Ban Thông tin – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Địa chỉ: Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội

See more articles in category: Cách bảo quản

Video liên quan

Chủ Đề